Lợi ích của công nghệ trong kinh doanh

Trong thời đại CMCN 4.0, công nghệ số chính là xu hướng tất yếu. Mỗi công ty cần có sự đổi mới, cập nhật liên tục và ứng dụng công nghệ cao vào quy trình vận hành doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất nhằm mang đến lợi nhuận tốt nhất.

Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số – là một quá trình thay đổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,…

Lợi ích của công nghệ trong kinh doanh

Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng các công nghệ số giúp mở ra một phương thức điều hành, lãnh đạo, quản lý, xây dựng quy trình làm việc không giấy tờ, động phân tích dữ liệu và chuyển hóa, không giấy tờ, để tạo ra các giá trị mới, thay đổi văn hóa công ty theo hướng tích cực và hiện đại hóa. Bên cạnh đó việc ứng dụng nền tảng công nghệ số cũng nâng cao lợi thế  cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp.

Công nghệ số đã giúp doanh nghiệp thay đổi quan điểm để đem đến hiệu quả tốt nhất.

Việc áp dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình làm việc giữa các phòng ban, xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Mọi thông tin được đẩy lên một hệ thống giúp dễ dàng theo dõi. Từ đó quá trình quản trị, thông báo, xử lý vấn đề cũng trở nên nhanh chóng, hiệu quả tăng cao.

Nhà quản lý có thể nhìn thấy rõ ràng hiệu quả làm việc, kết quả theo từng ngày/tuần/tháng/năm ngay trên hệ thống công nghệ số, tránh việc quá tải, nhầm lẫn trong quá trình rà soát báo cáo, thống kê cũng như tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Người quản lý chỉ cần theo dõi trên các biểu đồ, bảng dữ liệu tùy chọn để có đánh giá xác đáng nhất.

Áp dụng công nghệ hóa cũng tối ưu hóa năng suất nhân viên, giúp doanh nghiệp giảm tải những công việc thủ công, nhân viên có thể giảm tải khối lượng công việc, dành thời gian tập trung vào chuyên môn và những công việc nâng cao, có giá trị cao hơn. Công nghệ số kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo cũng cũng cấp những “nhân sự ảo” cho doanh nghiệp, từ đó tăng cường lực lượng lao động với chi phí thấp, hiệu quả cao.

Lợi ích của công nghệ trong kinh doanh

Trong xu thế tất yếu như vậy, việc áp dụng công nghệ số vào vận hành doanh nghiệp giúp tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp trước những thay đổi của thương trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng tới những giá trị tốt đẹp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng tên tuổi ngay trên internet, điều đó chứng minh chuyển đổi số là một phần quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục phát triển. Đây chính là nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Thời đại công nghệ số 4.0 đang diễn ra dưới hình thái cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với quy mô tác động là tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, xã hội, nền kinh tế của nhân loại. Đây là tập hợp bao gồm internet vạn vật, hệ thống vật lý không gian mạng, hệ thống trí thông minh nhân tạo,…. Thời đại công nghệ số nằm trong thời đại kỹ thuật số được khởi nguồn khi máy tính cá nhân cùng các công nghệ cung cấp khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng ra đời, đem đến những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội tri thức bao quanh bởi nền kinh tế toàn cầu công nghệ cao. Mỗi con người trong thời đại kỹ thuật số đều là trung tâm của sự phát triển công nghệ, đơn giản hóa mọi hoạt động để đem đến những lợi ích tốt nhất, nhanh nhất.

Với chủ đề là kết nối tương tác giữa con người với con người thông qua hệ thống máy móc tự động trên một không gian mạng duy nhất, công nghệ số trong thời đại mới đưa đến môi trường làm việc tự chủ, tự động.

Trong thời đại công nghệ 4.0 này, doanh nghiệp công nghệ số là xu hướng tất yếu. Mỗi doanh nghiệp cần có sự cởi mở, tân tiến và áp dụng sản phẩm công nghệ trong quản lý, vận hành để mang đến lợi nhuận tốt nhất.

Chuyển đổi số vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp công nghệ số là những tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, …. Những đơn vị này trực tiếp ứng dụng và chủ động công nghệ trong sản xuất, quản lý quy trình, vận hành tự động để nâng cao hiệu suất, lợi nhuận, từ đó trở thành trụ cột thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số vào đa dạng hoạt động kinh doanh, chính trị, đối ngoại… chính là nhằm nâng cao chất lượng bền vững nhất.

Lợi ích của công nghệ trong kinh doanh

Đối với doanh nghiệp, hoạt động ứng dụng công nghệ số là việc xây dựng quy trình tự động hóa, giảm tải các hoạt động offline, thủ công, lưu trữ và bảo mật để tạo ra môi trường làm việc không bàn giấy, go – online nhanh chóng.

Các doanh nghiệp thường sử dụng từ hai giải pháp trở lên, hoặc sử dụng cả một hệ sinh thái các giải pháp công nghệ số trong hoạt động kinh doanh.

Chính quá trình huyển đổi số đã tạo ra giá trị mới, cho các mô hình kinh doanh công nghệ số ra đời. Đây chính là hình thức kinh doanh online – tất cả giao dịch diễn ra trên môi trường internet và không cần tiếp xúc trực tiếp giữa người với người tại điểm bán. Hiện nay, các kênh kinh doanh online được nhiều người sử dụng nhất có thể kể đến Facebook, Sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Sendo, Lazada, Website,….

Khi hiểu được công nghệ số là gì và những lợi ích của nó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn nghiêm túc và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động marketing và bán hàng trong thời đại mới.

Công nghệ số và những lợi ích của nó có sự ảnh hưởng nhất định đối với các hoạt động Marketing và bán hàng của doanh nghiệp trong thời đại mới.

Dù quy mô của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ thì công nghệ vẫn mang đến những lợi thiết thực giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cũng như đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

Cơ sở hạ tầng công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, văn hóa và các mối quan hệ của một doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật thông tin và các lợi thế trong giao dịch.

1. Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Lợi ích của công nghệ trong kinh doanh

Khoa học công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động; giảm chi phí và giá thành sản phẩm; tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm; tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mẫu mã đẹp; rút ngắn chu kỳ sản xuất, năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt, quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, phát triển nền kinh tế tri thức; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh; phát triển khoa học công nghệ là nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của tất cả các cấp, các ngành; cần phải xác định rõ các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

2.An ninh

An ninh của hầu hết các doanh nghiệp trong xã hội hiện đại thường bị đe dọa và phá hoại. Công nghệ có thể được sử dụng để bảo vệ các dữ liệu tài chính, các quyết định điều hành bí mật cũng như các thông tin độc quyền dẫn đến lợi thế cạnh tranh. Nói một cách đơn giản, công nghệ giúp cho doanh nghiệp tránh để mất các ý tưởng vào tay đối thủ cạnh tranh. Bằng cách sở hữu những chiếc máy tính có mật khẩu, doanh nghiệp có thể chắc chắn rằng không một đối thủ nào có thể sao chép các dự án sắp tới của mình.

3.Khả năng nghiên cứu

Một doanh nghiệp có khả năng sử dụng công nghệ để nghiên cứu thì sẽ luôn đi trước các đối thủ một bước. Muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phát triển và giành được những cơ hội mới. Internet cho phép doanh nghiệp tìm hiểu các thị trường mới mà không phải tốn nhiều chi phí.

4.Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Lợi ích của công nghệ trong kinh doanh

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ không chỉ đẩy nhanh tộc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thể hiện:

– Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, ngành nông nghiệp thì giảm.

– Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngànhcó hàm lượng công nghệ cao; lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn…