Luật sư tập sự tiếng anh là gì

Luật sư tranh tụng hay các thuật ngữ chuyên ngành luật trong tiếng anh là gì? Tại Việt Nam luật sư tranh tụng khác luật sư tư vấn ra sao? Không chỉ giải đáp cho Quý khách hàng, Quý độc giả các thắc mắc thường gặp trên, bài viết này còn nhằm trình bày sự quan trọng của tiếng anh đối với nghề luật nói chung và đối với luật sư nói riêng cũng như lý do tại sao Quý khách hàng nên thuê các luật sư thành thạo tiếng anh.

Nội dung bài viết:

1.  Luật sư tư vấn trong tiếng anh là gì và sự khác nhau giữa Anh – Anh và Anh – Mỹ

1.1. Giải đáp thuật ngữ luật sư tư vấn trong tiếng anh

Từ tiếng anh chỉ nghề luật sư thông dụng nhất chính là Lawyer. Lawyer ám chỉ những người là luật sư mà không phân định là luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng.

Một thuật ngữ khác chỉ nghề luật sư cũng rất phổ biến đó là Legal Practitioner – những người thực hành pháp luật, hay còn gọi là các luật sư. Thuật ngữ này thiên thường được hiểu là những người luật sư dùng nghề luật để kiếm tiền, là công việc chính của họ.

Luật sư tư vấn tiếng anh là gì? Từ tiếng anh dùng để chỉ luật sư tư vấn chính là Solicitor. Cả tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ đều sử dụng từ Solicitor để chỉ luật sư tư vấn luật trong tiếng anh.

1.2. Sự khác biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng tại Việt Nam

Vậy luật sư tranh tụng trong tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh – Anh, Barrister được dùng để chỉ luật sư tranh tụng. Trong khi đó, trong tiếng Anh – Mỹ Counsel là thuật ngữ được dùng để chỉ luật sư tranh tụng.

Vậy sự khác nhau giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng là gì?

Đối với các nước theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ hay Úc, để trở thành luật sư tranh tụng thì luật sư phải đáp ứng được các điều kiện nghiêm ngặt như số năm hành nghề, tỷ lệ thắng trong các tranh chấp. Tại các quốc gia này, chỉ Luật sư tranh tụng – Barrister mới được phép bảo vệ cho thân chủ tại Tòa với tư cách luật sư.

Tuy nhiên, không có sự phân định quá rõ ràng giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng tại Việt Nam. Ta chỉ phân biệt hai dạng luật sư này dựa trên công việc chính của họ chứ Luật thực định không đề cập tới sự phân biệt này.

Luật sư tư vấn là những luật sư mà công việc chính của họ, như tên gọi, tư vấn cho khách về các thắc mắc, dự án dự định kinh doanh của họ hay đôi khi là tư vấn về khả năng thắng kiện của các tranh chấp. Cụ thể hơn, sản phẩm chủ yếu của các luật sư tư vấn là thư tư vấn, tham gia thương lượng đàm phán hợp đồng và soạn thảo các hợp đồng.

Luật sư tranh tụng là những luật sư mà công việc chính của họ là tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trước Tòa. Không chỉ vậy, các luật sư tranh tụng còn cung cấp các dịch vụ khác bổ trợ cho hoạt động tố tụng như lập hồ sơ và làm đơn khởi kiện, thu thập tài liệu và chứng cứ phục vụ cho quá trình tố tụng hay giám sát việc thi hành án,…

Nhìn chung, tại Việt Nam, các luật sư tư vấn vẫn làm những công việc mà một luật sư tranh tụng thường làm và khi khách hàng có nhu cầu, các luật sư tranh tụng vẫn sẵn sàng đám phám, soạn thảo hợp đồng.

2.  Các thuật ngữ khác về luật trong tiếng anh

Các thuật ngữ về nguồn gốc pháp luật:

  •       Civil law/Roman law: Luật Pháp-Đức/luật La mã
  •       Common law: Luật Anh-Mỹ/thông luật
  •       Muslim law: Luật các nước theo đạo Hồi

Các thuật ngữ về các văn bản pháp luật:

  •       Hiến pháp: Constitutional law
  •       Bộ luật: Code (Bộ luật dân sự là Civil Code; Bộ luật hình sự là Penal Code, một số nước lại sử dụng từ Criminal Code)
  •       Luật: Law (Ví dụ, Luật doanh nghiệp là Law on Enterprises); một số quốc gia dùng từ Act
  •       Nghị định: Decree
  •       Thông tư: Directive
  •       Quyết định: Decision
  •       Nghị quyết: Resolution

3.  Tiếng Anh thường là rào cản của Luật sư?

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng với sự hội nhập quốc tế vô cùng mạnh mẽ. Và cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là thành viên của rất nhiều Điều ước quốc thế, ví dụ như WTO, EVFTA, EVIPA, CPTPP,… Trong bối cảnh đó các luật sư không những phải tư vấn cho các khách hàng nước ngoài nhiều hơn mà họ còn phải sử dụng tiếng anh trong tra cứu, viết và giao tiếp bằng tiếng anh vô cùng thường xuyên. Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong nghề luật.

Không khó để nhận ra, tiếng Anh đang là một rào cản lớn đối với đội ngũ luật sư nói chung tại Việt Nam. Trong rất nhiều hội thảo quốc tế về luật, dễ dàng nhận thấy các luật sư của chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi với các luật sư nước ngoài.

Trong khu vực châu Á, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore có đội ngũ luật sư sử dụng thành thạo tiếng Anh và có số lượng lớn. Hay hẹp hơn là trong khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia hay Thái Lan là các quốc gia có số lượng lớn luật sư sử dụng thành thạo tiếng Anh. Đây là một lợi thế rất lớn đối với họ. Trong khi đó, tỷ lệ luật sư thành thạo tiếng Anh của luật sư Việt Nam là chưa cao, phần đa các luật sư chỉ học tập và hành nghề tại Việt Nam, còn số lượng luật sư đi du học và hành nghề tại nước ngoài là chưa nhiều.

Còn theo kết quả khảo sát về đánh giá nhu cầu dịch vụ pháp lý và thực trạng Luật sư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Tư pháp tiến hành năm 2008, chỉ có 1,2% số Luật sư nói tiếng Anh thành thạo trong hoạt động chuyên môn, tham gia thương lượng, đàm phán và tranh tụng trực tiếp bằng tiếng Anh. Ngoài ra, đội ngũ Luật sư hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực luật pháp quốc tế (thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế) còn đang trong giai đoạn hình thành.

4.  Tầm quan trọng của luật sư thành thạo tiếng anh

Tiếng Anh hiện vẫn đang là ngôn ngữ toàn cầu và dù làm ở bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt là ngành Luật thì việc sử dụng tốt tiếng Anh là điều cực kỳ quan trọng. Việc Luật sư nói tiếng Anh giỏi sẽ giúp việc giao tiếp và xử lý công việc hiệu quả hơn, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Ngoài ra, sử dụng tốt tiếng Anh sẽ giúp cho Luật sư nắm được chiếc chìa khóa vạn năng để dễ dàng tiếp cận được với tri thức của thế giới và nhân loại, bao gồm cả khoa học pháp lý.  Đa phần các công trình khoa học pháp lý, luật lệ của các quốc gia đều được viết hoặc dịch ra tiếng Anh. Vì vậy thành thạo tiếng Anh sẽ giúp Luật sư tiếp cận được với những tri thức pháp luật của thế giới, điều này rất cần thiết cho giới Luật sư/học giả về luật của Việt Nam.

Nếu thông thạo ngoại ngữ, mỗi Luật sư sẽ có nhiều cơ hội trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong khu vực và quốc tế. Việc tiếp thu những kinh nghiệm hành nghề, kinh nghiệm pháp lý sẽ rất dễ dàng và việc tự nâng cao trình độ của mình bằng cách học hỏi từ các Luật sư đi trước sẽ có hiệu quả rất cao.    

 5. Tại sao cần phải thuê luật sư thành thạo tiếng Anh?

 Ngôn ngữ trước hết là một công cụ giúp con người giao tiếp, trao đổi được với nhau. Nhờ việc trao đổi thông tin mà con người trở thành loài thông minh nhất và thống trị các giống loài khác.

Thật vậy, khi thuê luật sư, dù là luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng, Quý khách hàng đều có nhu cầu và bắt buộc phải giao tiếp, truyền tải thông tin với luật sư phục vụ mình để luật sư nắm bắt được tình huống pháp lý, xác định được nhu cầu cần tư vấn của mình. Nếu khách hàng của người luật sư là tổ chức, cá nhân nước ngoài trong khi luật sư chỉ biết tiếng bản địa thì đây thực sự là một sự bất cập.

Tiếp nữa, nghề luật là một lĩnh vực đặc thù, cần có sự trau dồi và học hỏi thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam ra là thành viên của rất nhiều hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư quốc tế, việc tham khảo nguồn án lệ và hệ thống pháp luật nước ngoài gần như là điều tiên quyết khi hành nghề luật sư kinh doanh thương mại. Trong bối cảnh đó, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu đối với người luật sư. 

6.  Đội ngũ luật sư thành thạo tiếng anh tại ACC

ACC là công ty luật hàng đầu, dẫn đầu thị trường tư vấn tại Việt Nam từ các lĩnh vực như dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, lao động cho đến sân chơi kinh doanh thương mại như tư vấn doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, mua bán sáp nhập doanh nghiệp,.. Khách hàng của ACC không chỉ là khách hàng trong nước mà còn là các đối tác nước ngoài.

Để đáp ứng được nhu cầu của các đối tác nước ngoài cũng như sự cần thiết phải tra cứu, tham khảo từ các vụ án hay tài liệu nước ngoài thì khả năng sử dụng tiếng Anh cho công việc là điều kiện tiên quyết để trở thành luật sư tại ACC. ACC tự hào với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và sử dụng ngoại ngữ tốt.

Không chỉ sử dụng tiếng Anh thành thạo, các luật sư tại ACC còn có những ưu điểm sau:

  •       Luôn tận tâm, nỗ lực sáng tạo nhằm đưa ra các giải pháp, tư vấn tối ưu nhất cho Quý khách hàng;
  •       Luôn học hỏi, trau dồi, đổi mới để tiếp cận và đón đầu các xu thế mới nhất;
  •       ACC không chỉ dừng lại ở bước tư vấn cho Quý khách hàng mà còn trợ giúp cũng như chăm sóc Quý khách hàng sau khi dịch vụ đã hoàn tất.

Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu được tư vấn, xin liên hệ với ACC để nhận được những dịch vụ tốt nhất.

7.   Các câu hỏi thường gặp

7.1 Các luật sư tư vấn luật quốc tế có bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng anh pháp lý hay không?

Các luật sư dù là luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng tại Việt Nam thì đều không bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng anh pháp lý quốc tế TOLES (Test of Legal English skills) vì đây không phải là quy định bắt buộc trong luật như đối với người đại diện sở hữu công nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ Đại diện sở hữu công nghiệp do đây là yêu cầu trong Luật Sở hữu trí tuệ.

7.2  Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tiếng Anh có phải ngôn ngữ được ưu tiên dùng so với tiếng Việt không?

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng là “việc dân sự cốt ở đôi bên”, khi các bên có thỏa thuận thì ngôn ngữ được thỏa thuận sẽ là ngôn ngữ được ưu tiên áp dụng nếu xảy ra tranh chấp liên quan tới hợp đồng. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng được Luật quy định rằng tiếng Việt phải là ngôn ngữ được ưu tiên, ví dụ các hợp đồng với Nhà nước Việt Nam như hợp đồng BT, BOT, PPP.

7.3  Có phải chỉ luật sư đi du học mới giỏi và thành thạo tiếng anh pháp lý?

Chúng ta luôn biết rằng, học tập và làm việc tại nước ngoài, nhất là các nước nói tiếng Anh là một cơ hội vô cùng lớn để trải nghiệm môi trường giáo dục tân tiến nhất, và được sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Bởi vậy, không chỉ các luật sư mà bất kể ai du học, công tác ở các nước nói tiếng Anh đều giỏi tiếng Anh và được trọng dụng.

Tuy nhiên, đi du học không phải con đường duy nhất để thành thạo tiếng Anh. Với các chuyến tập huấn thường niên tại các nước nói tiếng Anh, đồng thời phải giao tiếp, trao đổi với khách hàng nước ngoài thường xuyên, ACC tự hào sở hữu các luật sư thành thạo tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.