Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

Câu 1 trang 28 SGK GDCD lớp 10

Đề bài

Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?

Lời giải chi tiết

- Theo triết học Mác Lê-nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

- Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

- Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, đồng thời chúng cũng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Ví dụ:

+ Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thế nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

+Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 2 trang 28 SGK GDCD lớp 10

    Thế nào là thống nhất giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 3 trang 28 SGK GDCD lớp 10

    Thế nào là đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 4 trang 28 SGK GDCD lớp 10

    Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 5 trang 29 SGK GDCD lớp 10

    Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau đây.

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 1 trang 59 SGK GDCD lớp 10

    Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 2 trang 33 SGK GDCD lớp 10

    Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ.

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì

    Câu 5 trang 11 SGK GDCD lớp 10

    Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau: