Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là

Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là
Cờ của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Chủ nghĩa Dân tộc

Chủ nghĩa Mác - Lênin

Kêu gọi đồng bào gia nhập Việt Minh và đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp.

Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là
Lưu giữ và bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông tài liệu Sưu tầm, hồ sơ 235, tờ số 01. Việt Nam Độc lập Đồng minh (còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, hay gọi tắt là Việt Minh) là một liên minh chính trị được thành lập vào ngày 19 tháng 5 năm 1941 bởi Đảng Cộng sản Đông Dương, nhằm "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". (Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2). Việt Minh được coi như một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất do các dân tộc, mọi giai cấp và đảng phái kết thành nhằm tiến hành cuộc cách mạng dân tộc lịch sử, chống lại sự xâm lược và áp bức của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

I. THÀNH LẬP[]

Đầu năm 1941, khi mà tình hình cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 có xu hướng ngày càng lan rộng và ác liệt hơn nữa, chủ tịch Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) đã trở về nước.

Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, sau một thời gian chuẩn bị và đợi thời cơ, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập các cán bộ Cách Mạng và chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản lần thứ VIII tại Pác Bó, Cao Bằng. Theo đề nghị của Người, hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, gọi tắt là Việt Minh.

Trong giai đoạn đầu sau khi hình thành, Việt Minh bao gồm Đảng Cộng Sản, Đảng Cách mệnh An Nam, Việt Nam Quốc dân Cách mệnh Đảng, Đảng Quốc gia Cách mệnh An Nam, Phục quốc Hội, Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội, Đảng Đại Việt Quốc xã, Đảng Hưng Việt, Đảng Đại Việt, Việt Cách…

II. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ[]

Năm 1941, Chương trình Việt Minh đã được soạn thảo và phát hành bởi Tổng bộ Việt Minh, nhấn mạnh tới những mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc:

  • Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập.
  • Làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do

Văn bản được Nguyễn Ái Quốc soạn thành một bài thơ dài theo thể song thất lục bát mà Người am hiểu. Bài thơ có 212 câu, được Bộ Tuyên truyền Việt Minh xuất bản.

Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là

Chủ trương cụ thể: Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng nǎm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra sẽ thi hành những nhiệm vụ như sau. (Ảnh bên)

Chính trị có 8 điều, kinh tế có 7 điều, văn hóa có 3 điều, xã hội có 5 điều, ngoại giao có 4 điều và đối với các tầng lớp nhân dân có 10 điều, đều được trình bày trong một trang giấy.

III. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH[]

Tuyên ngôn và Điều lệ của Việt Minh cũng đã nói rõ tôn chỉ và mục đích của mình: "Liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (Văn kiện Đảng 1930 - 1945, tập 3). Từ đó, điều kiện gia nhập Việt Minh cũng được hình thành:  "Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh" (Văn kiện Đảng 1930 - 1945, tập 3).

Việt Minh có hệ thống tổ chức của riêng mình và khác hẳn với Đảng Cộng Sản Đông Dương: ở các xã có Ban Chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt Minh ở làng hay xã cử ra; tổng, huyện (hay phủ, châu, quận), tỉnh, kì có Ban Chấp ủy Việt Minh cấp ấy; Việt Minh toàn quốc có Tổng bộ Việt Minh lãnh đạo.

Ngoài những đoàn thể có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt, còn có những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai và bán công khai như Hội Cứu tế Thất nghiệp, Hội Tương tế, Hội Hiếu hỉ, nhóm học Quốc ngữ, nhóm đọc sách, xem báo,... Do đó, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ: "Cần phải chú ý không nên dùng phương pháp Đảng mà tổ chức quần chúng, vì Đảng là một tổ chức gồm những phần tử giác ngộ nhất, hăng hái, trung thành nhất, hoạt động nhất của vô sản giai cấp. Tổ chức của Đảng cần phải chặt chẽ và nghiêm ngặt. Còn những tổ chức quần chúng phải rộng rãi, nhẹ nhàng" (Văn kiện Đảng 1930 - 1945, tập 3).

IV. CÁC MỐI QUAN HỆ []

1. Với Đảng Cộng Sản Đông Dương[]

Đảng Cộng Sản Đông Dương đã xác định mối quan hệ với Việt Minh: "Đảng ta cũng là một bộ phận trong mặt trận phản đế Đông Dương, bộ phận trung kiên và lãnh đạo", là "một bộ phận linh động nhất trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật-Pháp". (Trích văn kiện Đảng 1930 - 1945, tập 3).

2. Với cơ quan tình báo Mỹ OSS[]

Sau khi gặp trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh, Hồ chủ tịch nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn sử dụng các tổ chức Cách Mạng của người Việt vào hoạt động quân sự chống Nhật Bản. Người thiết lập một mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tình báo Mỹ và ra chỉ thị cho Việt Minh phải làm mọi cách để giải cứu các phi công gặp nạn, cung cấp tin tức tình báo và thực hiện một số hoạt động tuyên truyền. Đổi lại, OSS phải cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.

3. Xung đột với các tổ chức chính trị đối lập[]

  • Việt Nam Quốc dân Đảng
  • Đại Việt Quốc dân đảng
  • Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng
  • Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng
  • Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
  • Trotskyist
  • Hòa Hảo
  • Cao Đài
  • Bình Xuyên
  • Công giáo

V. THÀNH LẬP VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA[]

Năm 1944, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội tổ chức giành quyền và thành lập chính quyền với tên "Khu Giải phóng Việt Bắc" gồm 6 tỉnh. Quốc dân Đại hội do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở Tân Trào trong 2 ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 đã thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, cử ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc tức là Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời của Việt Minh, khai sinh nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, mục tiêu của Việt Minh được xác định là: "Đấu tranh giành lại toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ cho Việt Nam từ tay của thực dân Pháp."

Việt Minh nắm toàn quyền lãnh đạo chính phủ trung ương Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ khi thành lập cho đến khi chiến tranh Đông Dương kết thúc.Tại miền Nam, Việt Minh cũng lãnh đạo Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ. Các nhóm chính trị khác tham gia hợp tác với Việt Minh trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở trung ương và địa phương trong giai đoạn 1945 - 1946.

Từ năm 1951, Việt Minh và Liên Việt (Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam) hợp nhất và lấy tên là "Mặt trận Liên Việt", nhưng thường được gọi là Việt Minh. Sau năm 1955, Mặt trận này tuyên bố giải tán và một tổ chức kế thừa tên "Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam" ra đời.