Mẫu thư bảo lãnh Ngân hàng MB

Bài viết này mình chia sẻ Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng dành cho các bạn đang làm báo cáo thực tập tốt nghiệp trong ngân hàng và chọn vị trí bảo lãnh giao dịch đảm bảo, về mảng này rất ít bạn sinh viên lựa chọn để làm đề tài công việc thực tập ngành tài chính ngân hàng, chính vì thế các tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên về nghiệp vụ này rất ít xuất hiện trên internet, khiến các bạn khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Lưu ý: Nhiều bạn sinh viên còn đang bối rối vì không biết phải làm như thế nào để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, hiện nay Luận Văn Tốt có dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán,… Có thể xin được số liêu chứng từ và đóng dấu xác nhận của một số ngân hàng công ty, hoặc hỗ trợ tìm nơi thực tập cho sinh viên với chi phí hợp lý, các bạn sinh viên cần hỗ trợ có thể liên hệ ngay với mình qua ZALO : 093 457 3149


Thực tế thực hiện công việc so với quy trình trong nghiệp vụ bảo lãnh

Quy trình Thực tế công việc Cách xử lý khi thực tế khác quy trình
Sau khi thu thập đầy đủ các hồ sơ cơ bản về pháp lý, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo. Chuyên viên tiến hành mục (1) trong quy trình bảo lãnh là tiếp nhận hồ sơ gồm:

Mẫu thư bảo lãnh/XNCCTD (trường hợp sử dụng mẫu thư khác mẫu MB) (sao y),

Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh/XNCCTD – mẫu MB;

Hợp đồng liên danh/Thỏa thuận liên danh (trong trường hợp phát hành bảo lãnh/XNCCTD cho liên danh) (sao y); kèm theo các hồ sơ sau:

1. Bảo lãnh dự thầu/xác nhận cung cấp tín dụng: (Sao y)

– Hồ sơ mời thầu, tối thiểu: Bảng dữ liệu thầu và/hoặc thư mời thầu hoặc các văn bản tương đương thể hiện nội dung của Bảng dữ liệu thầu và thư mời thầu… Trường hợp hồ sơ mời thầu không có dấu/ chữ ký thì chỉ chấp nhận trong trường hợp các văn bản được đăng tải trên các trang đấu thầu uy tín như: muasamcong, dauthau, baodauthau,…

– Hồ sơ chứng minh năng lực của khách hàng phù hợp gói thầu (nếu có).

2. Phát hành XNCCTD xin giấy phép đầu tư (sao y):

– Tài liệu về Thông tin dự án đầu tư của khách hàng/thuyết minh dự án do khách hàng lập phù hợp với quy định pháp luật.

3. Bảo lãnh THHĐ/tạm ứng: (Sao y)

– (1) Thông báo trúng thầu hoặc các văn bản có tính chất tương đương (thư chấp thuân hồ sơ dự thầu/chỉ định thầu/thư trao hợp đồng …) kèm Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có) hoặc (2) Biên bản thương thảo hợp đồng/văn bản có tính chất tương đương hoặc (3) Hợp đồng của phương án phát hành bảo lãnh/văn bản có tính chất tương đương.

– Các hợp đồng/phương án đầu vào/Hợp đồng tương tự/hồ sơ chứng minh đủ năng lực THHĐ của khách hàng. (Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)

4. Bảo lãnh bảo hành: (Sao y)

– Hợp đồng của phương án phát hành bảo lãnh.

– Văn bản nghiệm thu/bàn giao/quyết toán hoặc các hồ sơ khác thể hiện nội dung tương đương, đảm bảo nội

dung hàng hóa bàn giao/nghiệm thu/quyết toán theo yêu cầu tại hợp đồng (nếu có) hoặc các hồ sơ theo quy

định hợp đồng (nếu hợp đồng có quy định khác)

Đối với các khách hàng đã từng phát hành thư bảo lãnh, công việc soạn hồ sơ sẽ nhanh chóng đối với KH. Còn với khách hàng mới thì việc thu thập hồ sơ gửi khách hàng còn gặp nhiều khó khăn vì danh mục hồ sơ yêu cầu khá nhiều.

Yêu cầu chuyên viên phải tư vấn, hướng dẫn khách hàng về điều kiện bảo lãnh: giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về hồ sơ yêu cầu bảo lãnh phù hợp với từng loại bảo lãnh, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại bảo lãnh phù hợp và nội dung thư bảo lãnh đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Các trường hợp từ chối phát hành thư bảo lãnh theo đề nghị của khách hàng, cán bộ bảo lãnh cần nói rõ lý do chính đáng vì sao từ chối, riêng với các giao dịch bảo lãnh phức tạp hơn thì cán bộ bảo lãnh luôn xin ý kiến của lãnh đạo phòng hoặc Ban giám đốc.(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)

Công việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong các giao dịch ngân hàng nói chung và giao dịch bảo lãnh nói riêng. Tuy đây chỉ là bước đầu nhưng là bước tạo được niềm tin cho khách hàng. Chuyên viên phải có thái độ thân thiện tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng, nhất là các khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng.
Sau khi thu thập hồ sơ chuyên viên tiến hành (2) Kiểm tra hồ sơ và các điều kiện, nội dung liên quan đến việc yêu cầu phát hành. Thu thập hồ sơ theo checklist yêu cầu của MB nêu ở mục (1)(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng) Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tránh tình trạng khách hàng phải đi lại nhiều lần, trình ký nhiều lần, cán bộ bảo lãnh cần kiểm tra bộ hồ sơ yêu cầu bảo lãnh của khách hàng bao gồm các yếu tố:

– Bộ hồ sơ đầy đủ về số lượng và nội dung theo yêu cầu của ngân hàng.

– Các giấy tờ có đủ chữ ký có thẩm quyền.

 
(3) Lập BCĐX gửi thẩm định

Chuyên viên thực hiện tạo hồ sơ, định giá tài sản đảm bảo, báo cáo đề xuất của phương án Bảo lãnh qua web nội bộ của Ngân hàng MB như: Bpm.mbbank.com.vn; Cmr. mbbank.com.vn

Công việuqc tạo hồ sơ trên web giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và bảo mật hồ sơ khách hàng. Tuy nhiên việc tạo hồ sơ trên các web cần thao tác qua nhiều bước, dẫn đến thời gian lập hồ sơ còn chậm đối với các RM mới.

Một số chỉ tiêu đánh giá chuyên sâu doanh nghiệp còn khó đánh giá nếu không có biểu mẫu từ một số hồ sơ cũ trong phòng.(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)

qGhi chú các bước thao tác hồ sơ trên web kĩ lưỡng rõ ràng để tiện theo dõi.

Khi có hồ sơ mới, cần chủ động xin các anh chị cho nhập liệu, tạo báo cáo đề xuất để quen các thao tác, theo đúng thời gian SLA quy định.

Đối với các chỉ tiêu đánh giá chủ động nhờ tư vấn, hướng dẫn đánh giá từ cố vấn hướng dẫn, các anh chị chuyên viên lâu năm.

u(4) Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng giao nhận TSĐB và các giấy tờ liên quan đến TSĐB

Sau khi khoản bảo lãnh đã được các cấp lãnh đạo và bộ phận thẩm định phê duyệt, chuyên viên thông báo cho khách hàng việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị cấp bảo lãnh của KH, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng phải bổ sung.

Khi khách hàng chấp thuận Chi nhánh phát hành thư bảo lãnh, RM phối hợp với chuyên viên phòng hỗ trợ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo phê duyệt gồm các nội dung: soạn thảo hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh và các văn bản có liên quan theo mẫu; sau đó ký kết hợp đồng với KH, giao nhận hồ sơ gốc của tài sản và chuyển cho bộ phận Hub xử lý tài sản nhập kho tài sản cho KH.

“Trong một số trường hợp KH không đồng ý với các điều kiện bảo lãnh, chuyên viên phải cân nhắc và xin ý kiến Phó phòng về việc đàm phán lại với KH, nhằm nâng cao lợi ích trong mối quan hệ với KH.” Linh hoạt trong việc xử lý tình huống phát sinh. Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ nhưng đồng thời cũng phải xem xét, đánh giá kĩ càng tránh để rủi ro cho Ngân hàng.
(5) Phát hành cam kết bảo lãnh(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)

Sau khi hoàn tất các thủ tục kí kết hợp đồng, RM trình thư cho giám đốc chi nhánh ký. Tiếp theo tiến hành nhập liệu vào phần mềm quản lý của ngân hàng theo quy định và chuyển 1 bản hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh cho KH. Nội dung của cam kết bảo lãnh gồm:

–     Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh

–     Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh

–     Số tiền, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh.

–     Mục đích của bảo lãnh

–     Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

–     Quyền và nghĩa vụ của các bên

–     Quy định về hoàn trả của khách hàng sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

–     Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh

–     Chuyển nhượng và nghĩa vụ của các bên

–     Những thỏa thuận khác.

Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động bảo lãnh đúng với quy trình.(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)  
(6) Theo dõi, giám sát hoạt động bảo lãnh

Chi nhánh thực hiện giám sát chéo: RM sẽ phối hợp với phòng hỗ trợ đối chiếu số dư bảo lãnh, phí bảo lãnh,… Phòng hỗ trợ giúp RM theo dõi tình hình khách hàng. Chuyên viên phòng hỗ trợ định kì hằng tháng cung cấp cho RM các thông tin liên quan đến khách hàng khai thác được từ hệ thống.

Kiểm tra TSĐB: RM phối hợp với trung tâm Hub quản lý tài sản của MB phải tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản bảo đảm theo thời gian quy định.

Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của KH hiện hữu. RM tiến hành lập tờ trình thẩm định trình Phó phòng, đề xuất một trong các phương án: tiếp tục duy trì với KH, duy trì quan hệ trên cơ sở một điều kiện mới hay ngừng phát hành thêm cam kết bảo lãnh mới nhằm tránh rủi ro đối với ngân hàng.

Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động bảo lãnh đúng với quy trình.(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)  
(7) Gia hạn, sửa đổi, hủy bỏ bảo lãnh

– Việc gia hạn/sửa đổi Cam kết bảo lãnh do MB và các bên liên quan thỏa thuận đảm bảo phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh đã ký kết giữa MB và khách hàng và quy định của pháp luật tại thời điểm gia hạn/sửa đổi.
– Hồ sơ đề nghị gia hạn/sửa đổi bảo lãnh phải được gửi tới MB trong thời hạn còn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã phát hành, riêng gia hạn bảo lãnh thì khách hàng gửi đề xuất gia hạn tới MB tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày hết hiệu lực của bảo lãnh. Thời hạn hiệu lực của 02 thư bảo lãnh phải đảm bảo liên tục, không gián đoạn. RM tiến hành tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ:

–   Đơn đề nghị gia hạn/sửa đổi bảo lãnh của khách hàng nêu rõ lý do gia hạn/sửa đổi bảo lãnh – mẫu MB (Gốc).

–   Thư bảo lãnh của phương án MB đã phát hành (photo)

–   Hồ sơ chứng minh lý do gia hạn/sửa đổi bảo lãnh phù hợp với thời điểm đề nghị gia hạn/sửa đổi;

– Cam kết bảo lãnh cũ đối với trường hợp gia hạn/sửa đổi Cam kết bảo lãnh dưới hình thức văn bản thay thế.

Bước này thực tế chỉ phát sinh khi khách hàng có nhu cầu. Khi cần gia hạn, sửa đổi, hủy bỏ bảo lãnh khách hàng cần gửi các công văn cùng đơn đề nghị kèm hồ sơ chứng minh các nhu cầu đó gửi chi nhánh trước thời gian bảo lãnh hết hiệu lực.

Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ và gửi cho phòng hỗ trợ. Sau đó căn cứ vào hồ sơ đề nghị của khách hàng, phòng hỗ trợ lập tờ trình công văn gia hạn, sửa đổi, hủy bỏ bảo lãnh trình cấp lãnh đạo phê duyệt.(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)

Chăm sóc khách hàng và theo dõi hồ sơ khách hàng để nhanh chóng tiếp nhận thông tin ngay khi khách hàng có thay đổi phương án bảo lãnh.
(8) Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Bên bảo lãnh hoặc Bên xác nhận bảo lãnh là MB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh sau thì cần phải đầy đủ các điều kiện sau:

Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh phải được gửi đảm bảo yêu cầu: (i) đúng hình thức đã quy định trong cam kết bảo lãnh; và (ii) trong thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh và trong thời gian làm việc của MB.

Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ được gửi bằng một trong những hình thức sau: Gửi trực tiếp cho MB hoặc dưới hình thức thư bảo đảm mạng bưu chính công cộng tới trụ sở của MB/Chi nhánh của MB; Gửi bằng điện SWIFT xác thực; Gửi thông qua Ngân hàng của bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp đến ngày MB phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng mà khách hàng không đủ tiền thực hiện nghĩa vụ thanh toán, MB trả thay số tiền phải trả còn thiếu sau khi trừ đi mọi khoản tiền mà khách hàng có tại thời điểm trả chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu

Do ngân hàng phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh“(Điều 21, Thông tư 07), nên rất khó cho ngân hàng trong việc tự xác minh vi phạm trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Hơn nữa, thông thường ngân hàng không có khả năng và cũng không có thẩm quyền tài phán để khẳng định rằng khách hàng đã xảy ra vi phạm hay chưa và các chứng từ hay văn bản xuất trình đã “chứng minh” được vi phạm hay không, đặc biệt là các trường hợp vi phạm không hiển nhiên hoặc có sự vi phạm chéo, trừ trường hợp đó là nội dung hiển nhiên thể hiện trên bề mặt chứng từ loại như biên bản xác nhận vi phạm do hai bên ký hợp lệ, hoặc phán quyết của Tòa có hay Trọng tài có thẩm quyền trong đó xác định rõ ràng vi phạm. Trên thực tế, thường thì ngân hàng chỉ có thể kiểm tra vi phạm trên bề mặt chứng từ, tài liệu.”(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng) Để phòng ngừa rủi ro,“trong thỏa thuận cấp bảo lãnh ký với bên được bảo lãnh, ngân hàng có thể nêu rõ việc bên được bảo lãnh ủy quyền không hủy ngang cho ngân hàng thanh toán cho bên nhận bảo lãnh mà không cần phải xác minh vi phạm hay kiểm tra tính chính xác của nội dung thông báo của bên nhận bảo lãnh hay văn bản, chứng từ do bên này cung cấp khi gọi bảo lãnh.”
(9) Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh

Nghĩa vụ bảo lãnh của MB chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.

– Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.

– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.

– Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.

– Theo thỏa thuận của bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)

(nếu có).

– Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Thực hiện chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh đúng quy theo quy trình.(Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng)  

 Kết luận: Bảng trên trình bày Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng,  quy trình nghiệp vụ bảo lãnh đối với chuyên viên và các bộ phận hỗ trợ của chi nhánh.“Tuy nhiên so với quy trình đề ra, để quá trình bảo lãnh diễn ra nhanh chóng nên các chuyên viên thường tiến hành đồng thời một số bước trong quy trình tác nghiệp nhằm rút ngắn tối đa thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ cho khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng được chi nhánh quan tâm để mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho KH cũng như vẫn đảm bảo quy định, an toàn cho bản thân chi nhánh. Tới thời điểm hiện tại, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh đưa ra rất chi tiết, nhất quán, xác định cụ thể trách nhiệm và nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan. Một quy trình nghiệp vụ tốt không những đảm bảo về độ an toàn mà còn cần thời gian xử lý hồ sơ nhanh nhất, chính xác nhất.

Để hoàn thành tốt bài Báo cáo thực tập tại ngân hàng nghiệp vụ bảo lãnh, các bạn sinh viên còn cần phải viết tốt các nội dung còn lại như lời mở đầu trong báo cáo thực tập, giới thiệu tổng quan về ngân hàng thực tập, kết luận của bài báo cáo, các bài học kinh nghiệp rút ra trong quá trình thực tập và đưa ra những khuyến nghị cho ngân hàng. Nhìn chung để hoàn thiện một bài báo cáo ngoài những đóng góp nội dùn của Luận Văn Tốt các bạn sinh viên cần phải hoàn thiện theo cấu trúc độ dài, hình thức của nhà trường. Để tiết kiệm thời gian các bạn có thể sử dụng dịch vụ viết báo cáo thực tập thuê của Luận Văn Tốt, với nội dùn chất lượng đảm bảo, trình bày đẹp đúng hình thức nhà trường, có hỗ trợ làm trọn gói.

Mẫu thư bảo lãnh Ngân hàng MB
Quy trình công việc thực tập nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng

DOWNLOAD

Mẫu thư bảo lãnh Ngân hàng MB

Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ  trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ  loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận  https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149

Post Views: 317