Mềm dẻo về sách lược cứng rắn về nguyên tắc

Đáp án B

*Trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến trước 19-12-1946:

- Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.

- Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: hòa Tưởng để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: hòa Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc nước ta.

*Trong việc giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay:

- Về nguyên tắc: chủ quyền dân tộc phải được giữ vững.

- Về sách lược: mềm dẻo, tận dụng thời cơ, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình.

* Mềm dẻo về sách lược :

- Nhượng cho đảng Việt Quốc, Việt Cách - tay sai của Trung Hoa Dân Quốc 70 ghế trong Quốc hộ không qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp chính thức.

- Nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép dùng tiền Trung Quốc trên thị trường.

* Cứng rắng về nguyên tắc :

- Nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc nhưng phải đảm bảo nguyên tắc :

+ Độc lập chủ quyền dân tộc phải được giữ vững.

+ Đãng lãnh đạo chính quyền, Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng và Chính phủ.

- Chính quyền Cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết cạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng.

+ Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật.

+ Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.

Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược": + Từ tháng 9 - 1945 đến trước 6 - 3 - 1946, thực hiện việc nhân nhượng với Tưởng: Nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc; chấp nhận cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghe trong Chính phủ; nhận tiêu tiền "Quan kim" "Quốc tệ" mất giá trị của Tưởng; Đảng phải lãnh đạo chính quyền; Hồ Chí Minh phải đứng đầu Chính phủ; độc lập, chủ quyền của đất nước phải được tôn trọng; kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.

Từ 6 - 3 - 1946 đến trước 19 - 12 - 1946, thực hiện việc hòa với Pháp để đuổi quân Tưởng ra khỏi miền Bắc. Ngày 28 - 02 - 1946, Pháp - Tưởng kí hòa ước Hoa - Pháp. Theo hòa ước này, Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra khỏi miền Bắc cònTưởng giải giáp phát xít Nhật, nhưng thực tế mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta. Trước tình hình đó ta chủ động, hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Ta hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định So bộ (6 - 3) và Tạm ước (14 - 9 - 1946).

liên hệ ngày nay: - mềm dẻo về sách lược: đàm phán hòa bình, ổn định chính trị, cho phép Trung Quốc sản xuất và buôn bán sản phẩm với VN - cứng rắn trong nguyên tắc: bảo vệ chủ quyền dân tộc đặc biệt là biển đảo dân tộc,


Page 2

Lời giải mà bạn khác gửi cho💌 Tân Bang Nguyen (Tổng lời giải: 2, Đánh giá: 4.5)

💡 Đây là tính năng gì thế? Gửi câu hỏi cho các bạn đã từng giải các đề bài mà AI chưa tìm được lời giải chính xác. 💡 Tôi có thể tìm câu trả lời ở đâu? Mọi câu trả lời của bạn đều được lưu trong: Trang cá nhân > Câu hỏi đã hoàn thành 💡 Làm sao tắt được tính năng này? Bạn có thể tắt nó bằng cách vô hiệu hóa nút "Hỏi bạn bè" trong : Trang của tôi> Cài đặt

Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 12 – 9 – 1946 như thế nào? Thắng lợi của chủ trương đó?

* Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối ngoại “Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc” nhằm “Hòa để tiến”, “Thêm bạn bớt thù”, “Lùi một bước để tiến xa hơn”. Chính sách đó được thể hiện qua hai giai đoạn:

– Từ sau ngày 02/09/1945 đến trước 06/03/1946:

+ Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc 

    Ta đã nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị như: nhường 70 ghế trong Quốc hội cho bọn tay sai, cho phép lưu hành các loại  tiền Trung Quốc mất giá, cung cấp một phần lương thực …

+ Quyết tâm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

    Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu từ ngày 23/09/1945. Nhân dân cả nước sát cánh cùng Nam Bộ kháng chiến…

     Tác dụng: Tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, ta có điều kiện tập trung lực lượng đánh Pháp.

– Từ ngày 06/03/1946 đến ngày 19/12/1946:

+ Ngày 28/02/1946: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết… đặt ta trước sự lựa chọn: Hoặc đánh Pháp khi Pháp ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn với Pháp…

+ Ta chọn phương án hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946) …

+ Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Phôngtennơblô nhưng không có kết quả, cuộc chiến giữa ta và Pháp đang đến gần nên Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký với Pháp Tạm ước 14/09/1946…

Tác dụng: Phân hóa kẻ thù, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng…

+ Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, âm mưu cướp nước ta một lần nữa, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…

+ Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ta và Pháp. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Mềm dẻo về sách lược cứng rắn về nguyên tắc

  • trangpham
  • Mềm dẻo về sách lược cứng rắn về nguyên tắc

    Quản trị viên của Hoidap247.com

  • 02/12/2020

  • Mềm dẻo về sách lược cứng rắn về nguyên tắc
    Cám ơn


Mềm dẻo về sách lược cứng rắn về nguyên tắc

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SỬ 9 - TẠI ĐÂY