Mổ amidan như thế nào

Có nên cắt amidan không? Nếu cắt thì nên vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan ra sao là câu hỏi mà nhiều người bị viêm amidan băn khoăn. Hiểu được điều này, Nhà Thuốc Long Châu xin gửi đến bạn đọc lời giải đáp thông qua bài viết sau.

Viêm amidan là gì?

Một trong số những bệnh lý về tai - mũi - họng thường gặp có viêm amidan. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn là người lớn. Đặc biệt, viêm amidan rất dễ tái phát gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Amidan là tế bào lympho giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những tác nhân gây bệnh bên ngoài. Amidan cũng sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết cho lá chắn miễn dịch của cơ thể. Khi trẻ trong độ tuổi từ 4 - 10 tuổi, nhờ có amidan mà trẻ sẽ tránh được một số bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên càng về sau, hàng rào này sẽ càng suy yếu đi. 

Amidan sẽ bị viêm khi phải hoạt động quá “công suất” để chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào đường họng. Tại chỗ viêm sẽ xuất hiện các ổ mủ và có mùi rất hôi. Cũng như một cỗ máy, phải làm việc quá sức trong thời gian dài cũng khiến amidan không còn khả năng tự vệ nữa. Tình trạng viêm sẽ tái diễn nhiều lần và chính tình trạng viêm amidan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng. 

Mổ amidan như thế nào
Viêm amidan làm xuất hiện các ổ mủ có mùi hôi

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan

Khi viêm amidan, các dấu hiệu viêm thể hiện khá rõ rệt nên bạn có thể nhận biết bệnh khá dễ dàng: 

  • Cổ họng khô, hơi thở có mùi hôi, có vi khuẩn và các dịch mủ khu trú tại amidan.

  • Amidan sưng đỏ, nhìn thấy rõ khi trẻ há to miệng. Lúc này bé sẽ khó chịu khi ăn uống thậm chí tiếng nói cũng bị ảnh hưởng (hơi khàn tiếng).

  • Amidan có dấu hiệu xuất hiện, có chấm mủ trắng hoặc vàng nhìn thấy bên trong hốc miệng.

  • Xuất hiện hạch bạch huyết trong cổ họng, có thể sưng đỏ và đau. 

  • Một số trường hợp khi viêm amidan thì các độc tố đi theo đường miệng xuống dạ dày gây ốm, mệt mỏi, chán ăn. 

Viêm amidan có thể gây biến chứng gì?

Viêm amidan bên cạnh việc tái đi tái lại nhiều lần, còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Viêm tấy quanh amidan: Tình trạng viêm tái diễn nhiều lần gây ra ổ áp xe quanh amidan. Hệ quả là người bệnh bị đau họng, ăn uống gặp khó khăn, sốt cao, hơi thở có mùi hôi khó chịu. 
  • Bệnh do độc tố của liên cầu khuẩn: Độc tố do liên cầu khuẩn tiết ra có thể gây phát ban, nổi hạch, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, lưỡi đỏ, tim đập nhanh. Một số trường hợp còn gặp phải biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm mũi xoang, viêm tai giữa…
  • Viêm khớp cấp: Các cơn viêm khớp cấp có dấu hiệu nhận biết sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp. Sau các cơn viêm khớp cấp sẽ dẫn đến bệnh lý màng tim. 
  • Viêm cầu thận cấp: Viêm amidan kéo dài cũng có thể gây viêm cầu thận. Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng phù chân, tay. 
  • Rối loạn nhịp thở: Nếu amidan bị sưng quá to sẽ khiến rối loạn nhịp thở khi ngủ. Có thể xuất hiện chứng ngưng thở khi ngủ.

Bị viêm amidan nên làm gì? Có nên cắt amidan không?

Vì tính chất dễ tái phát của bệnh nên tốt nhất khi có các dấu hiệu viêm thì người bệnh cần đi khám ngay. Đồng thời, người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định.

Nhiều người khi thấy tình trạng viêm tái diễn nhiều lần thì cảm thấy rất khó chịu nên thường muốn đi cắt. Nhưng thực tế, chỉ định cắt amidan không phải là điều bác sĩ khuyến khích. Lý do là vì đa số trẻ nhỏ khi bị viêm đều là trường hợp viêm nhẹ. Nếu bố mẹ cho bé điều trị đúng và đủ liệu trình sẽ tránh được sự phiền toái của căn bệnh này. 

Khi nào nên cắt amidan?

Chỉ khi nào amidan bị viêm quá nhiều lần và không thể làm tròn nhiệm vụ thì bác sĩ mới chỉ định loại bỏ nó. Cụ thể:

  • Tình trạng viêm tái diễn khoảng 5 đến 6 lần trong một năm và gây biến chứng.

  • Amidan viêm quá to khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống sinh hoạt. 

  • Amidan viêm kéo dài và điều trị không khả quan.

  • Viêm có xuất hiện ổ áp xe.

  • Viêm amidan có sỏi amidan, khi nuốt gây vướng víu hoặc nghi ngờ khối u ác tính. 

Mổ amidan như thế nào
Chỉ cắt amidan nếu amidan bị viêm quá nhiều lần và không còn đảm bảo chức năng

Cắt amidan tốt nhất nên thực hiện sau khi trẻ được 4 tuổi. Trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu bẩm sinh, bệnh nhân có bệnh mãn tính đang điều trị hoặc phụ nữ đang mang bầu không nên cắt amidan.

Sau khi cắt amidan, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như tại cổ họng cũng sẽ suy yếu. Do đó, người bệnh càng phải chú ý hơn trong khâu vệ sinh. Vậy người bệnh nên vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan như thế nào?

  • Đánh răng đúng cách: Sau khi cắt amidan khoảng 24 giờ là người bệnh có thể đánh răng được như bình thường. Tuy nhiên người bệnh nên chú ý chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải mềm có đầu nhỏ để làm sạch kĩ nhất có thể. 

  • Dùng nước súc miệng: Nước súc miệng nên dùng là loại nước súc miệng không chứa cồn, ít hoặc không có hương liệu. Lý tưởng nhất là dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Người bệnh cũng không nên súc họng hoặc súc miệng quá mạnh. 
  • Không nuốt hay khạc nhổ nước bọt sau khi cắt amidan. Thay vào đó, hãy thấm nhẹ nước bọt với khăn giấy sạch. 

Mổ amidan như thế nào
Đánh răng đúng cách là bước cơ bản trong vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan

Một số lưu ý khác sau khi cắt amidan

  • Người bệnh sau khi cắt amidan nên ăn uống thức ăn mềm, dễ nuốt. Tránh ăn những đồ ăn có vỏ cứng, đồ hải sản dễ gây dị ứng hoặc đồ nếp gây sưng viêm.
  • Hạn chế những đồ uống có tính acid như nước cam, nước chanh dễ khiến cổ họng bị tổn thương. Trong khoảng 10 ngày sau khi phẫu thuật, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Sau đó, khi sức khỏe đã ổn định có thể trở lại ăn uống như hàng ngày.
  • Trong quá trình phục hồi, người bệnh cũng nên hạn chế vận động quá mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang có bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm do lúc này hệ miễn dịch của bạn đang yếu.
  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sốt nhẹ nhưng nếu sốt cao liên tục và không thể hạ sốt thì nên báo ngay với bác sĩ. 

Vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan là yếu tố quan trọng để giúp cho người bệnh sớm bình phục. Nhà Thuốc Long Châu hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích qua bài viết trên. 

Quá trình cắt amidan diễn ra như thế nào?

Bác sĩ dùng ngón trỏ vuốt đầu của dụng cụ để tách rời khối và hố amidan, đồng thời đưa dụng cụ tới để bóc tách hoàn toàn. Sau đó, tiếp tục bóp dụng cụ để khối amidan được cắt vẫn còn dính vào lỗ của dụng cụ. Tránh khối amidan rớt xuống họng. Kéo amidan vừa cắt ra khỏi khoang họng.

Phẫu thuật cắt amidan trong bao lâu?

Phẫu thuật thường mất khoảng 30 đến 45 phút. Đề nghị bệnh nhân nghỉ học hoặc nghỉ làm hai tuần sau khi cắt amiđan. Hầu như tất cả bệnh nhân đều cảm thấy đau sau khi cắt amiđan. Bệnh nhân sẽ bị đau họng khi thức dậy, tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày và cũng có thể nặng hơn trong vài ngày đầu tiên.

Cắt amidan có đau không?

2.1. Khi thực hiện cắt amidan, bệnh nhân sẽ được dùng một lượng thuốc mê vừa phải nhằm gây mê toàn thân. Do đó, câu hỏi “ cắt amidan có đau không” sẽ được trả lời là “ Không”, bởi vì thuốc mê sẽ gây ngủ cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Sau khi cắt amidan sẽ như thế nào?

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ bị đau họng trong vài ngày sau đó. Đau tai, đau cổ và hàm cũng có thể xảy ra. Cơn đau nhức có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi giảm dần trong 10 ngày. Ban đầu, bạn sẽ mệt mỏi và có thể còn sót lại một chút cảm giác khó chịu do thuốc gây mê.