Một lời nói dối sám hối 7 ngày là gì

Câu 1 : Phương thức biểu đạt : Nghị luận

Câu 2 : Định nghĩa về  " fake new " : là là một tin gì đó giả mạo hay là tin đồn cũ...

Câu 3 : Câu nói đó có nghĩa là nói dối là việc không tốt, dù cho chỉ là một lời nói dối nhưng nó cũng có thể sửa đổi thành tất cả thứ khác, Một lời nói dối rất có hại ,khuyên những người nói dối cần xem xét lại bản thân mình.

Câu 4 : Câu nói này nghĩa là nói dối rất có hại, Chính nói dối đã làm cho nhiều người ngày một xảo trá, không trung thực. Qua đó phản ánh những người nói dối. Đừng lên nói dối để rồi một ngày rút ra hậu quả khó lường...

Xã hội hiện nay người người đều có cảm giác bất an, đều không dám tin vào cái gì. Bởi vì những thứ giả quá nhiều...

Tôi có đứa cháu ở quê sắp học lớp 12 rồi, đã mấy năm không gặp.Vừa rồi được nghỉ hè tôi liền về quê, gặp cháu thấy cậu ta cũng đã cao lắm rồi, còn cao hơn tôi một cái đầu. Thoạt nhìn, cao thế này rồi, tôi nghĩ chắc cũng hiểu biết sự đời rồi. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy rất vui mừng. Nhưng dần dần tôi phát hiện ra cháu chỉ hoa mỹ văn vẻ chứ không có chân tài thực học, lại luôn nói dối. Ví như cháu đã làm một số việc nào đó, khi được hỏi thì không bao giờ thừa nhận. Cháu đã nói những lời lẽ nào đó, khi hỏi đến thì cực lực chối cãi. Vốn những chuyện đó, những lời nói đó cũng chẳng có gì là quan trọng lắm, nhưng nó phản ánh ra trạng thái tư tưởng và phẩm cách của một con người. Ban đầu tôi rất bực tức, nghiêm khắc trách mắng cháu, răn dạy cháu không được nói dối. Về bề ngoài thì cháu đồng ý nhưng rất nhanh chóng lại chứng nào tật ấy, lời tôi nói hoàn toàn không có chút hiệu dụng nào.

Trầm tĩnh lại suy nghĩ về sự nghiệp giáo dục mấy năm gần đây và những hiện tượng xã hội ngày nay, cuối cùng tôi cũng đã rõ vấn đề thói xấu của cháu là từ đâu. Có lúc cũng không phải cháu cố ý như thế mà do hoàn cảnh xã hội dẫn đến. Trong xã hội ngày nay, lời dối trá đầy rẫy khắp nơi. Nói dối dường như đã là căn bệnh phổ biến của rất nhiều người, giống như cơm ăn nước uống thường ngày. Họ nói dối không hề đỏ mặt, thế nên đôi khi có ai đó nói thật lại trở thành kỳ lạ khác thường. Người bị lời nói dối che đậy tâm trí thì hoàn toàn không thể phân biệt được đúng sai thật giả. Khi bạn nói với họ lời chân thật, họ lại cảm thấy đó là lời trời ơi đất hỡi, sẽ kinh ngạc nói: "Trên đời này còn có người dám nói lời chân thật, còn có người tốt như thế này ư?"

Trong thời đại đầy rẫy lời dối trá như thế này, con người thật khó mà tìm được bản ngã đích thực của mình, thật khó trông thấy được hình ảnh chân thực của mình. Bởi vì người xung quanh bạn đều là người nói lời hay ho giả tạo, đều là người phụ họa bất chân, đều là người muốn lấy lòng bạn, đều là người vì danh vì lợi. Đó là vì người cuồng vọng tự đại đều thích nghe những lời như ý, tức những cái được gọi là lời hay ho. Còn đối với người nói lời chân thật thì trong lòng bất mãn, hoặc đả kích, báo thù. Từ đó có thể thấy phong thái xã hội đã bại hoại đến mức độ như thế nào rồi, lòng người đã bị ma tính hóa đến mức độ như thế nào rồi.

Người xưa nói: "Thuốc hay đắng miệng lợi trừ bệnh, lời trung trái tai lợi cho việc", lại cũng có câu: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng". Chỉ cần chân tâm tốt cho người khác, tuy lời nói chưa chắc đã xuôi tai nhưng có thể chỉ rõ vấn đề, giúp cho việc sửa lỗi, quy chính. Trong lịch sử các bậc quân chủ thánh minh đều có bề tôi hiền lương phò tá, bất cứ lúc nào cũng có thể can gián, chỉ ra lỗi lầm để đấng quân vương kịp thời sửa đổi, nhờ đó giang sơn mới vững bền, chính sự mới trong sáng. Còn như bất kỳ quân vương nào không nghe lời can gián, lời trung lương mà tàn hại trung thần, thì đều đối diện với triều chính mục ruỗng hủ bại, quan lại tham nhũng thối nát, kinh tế tiêu điều, nhân dân oán ghét, thể chế sẽ nhanh chóng đi đến suy bại, vương triều sụp đổ.

Một lời nói dối sám hối 7 ngày là gì
Thói quen nói dối sẽ khiến một người hình thành tính cách giảo hoạt, luôn tìm cách bảo vệ bản thân và đối phó với người khác. (Ảnh: Pxhere)

Sở dĩ lời nói dối trá rất đáng sợ là vì nó mê hoặc lòng người, bóp chết thiện niệm, che đậy sự thực, kích thích ma tính của con người, làm bại hoại luân lý đạo đức, trái ngược với ý Trời, tàn hại sinh linh. Mọi người đều biết, một lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể được coi là chân lý. Thử nghĩ xem, nếu một người bị lời giả dối bưng bít, sống trong những lời dối trá, không biết được sự thực thì người đó luôn luôn là đối tượng bị lừa dối, như thế chẳng phải đáng sợ lắm sao?

Xã hội hiện nay người người đều có cảm giác bất an, đều không dám tin vào cái gì. Bởi vì những thứ giả quá nhiều. Nhiều tin tức giả vì một ý đồ nào đó hoặc một lợi ích nào đó, người ta sẵn sàng thay đổi bản chất của sự việc, che tai mắt người khác. Lại có những quảng cáo rợp trời dậy đất, khoa trương tâng bốc, nhưng thực tế lại không như vậy. Đi kèm với đó là rất nhiều những sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn ngập thị trường đâu đâu cũng có, độc hại lan ra khắp mọi nơi, nó không chỉ xói mòn tư tưởng con người mà còn nguy hại đến tính mệnh. Tất cả những thứ này đều đang tác động nghiêm trọng đến đời sống bình thường của con người, làm tổn hại nền móng căn bản của nhân loại. Nhắc tới đây lại nhớ tới một câu chuyện ngụ ngôn về sự thật và dối trá như sau:

Chuyện kể rằng, một ngày nọ Sự Thật và Dối Trá tình cờ gặp nhau…

Dối Trá dịu dàng nói: “Hôm nay trời thật là đẹp, cảnh vật hữu tình, gặp chị ở đây quả là có duyên. Em rất hân hạnh được kết giao với chị”.

Sự Thật ngước nhìn lên bầu trời trong xanh với những đám mây trắng lặng lờ trôi bồng bềnh. Con đường dưới chân trải đầy nắng vàng lung linh, xung quanh cây lá tốt tươi, trăm hoa khoe sắc, bướm ong rập rờn, chim ca ríu rít… quả là một khung cảnh hữu tình. Họ thong thả bước đi, vừa đi vừa dốc bầu tâm sự, thật đúng là ‘ý hợp tâm đầu’. Dối Trá dẫn Sự Thật đến bên cạnh một cái hồ nước và nói:

“Hồ nước trong và mát quá! Trời nắng oi bức thế này, chi bằng chị em ta nhảy xuống tắm một chút cho mát, rồi hai ta lại tiếp tục du ngoạn”.

Sự Thật tỏ vẻ e ngại nhưng vì nể bạn nên cũng thuận ý mà cởi bộ xiêm y nhảy xuống hồ.

Dối Trá lại nói: “Em với chị thi tài xem ai lặn dưới nước được lâu hơn?”.

Sự Thật cùng đếm “Một… hai… ba” rồi hít một hơi dài, lặn xuống. Dối Trá chỉ chờ có thế, ả ta không lặn xuống mà vội vàng leo lên bờ, cướp lấy y phục của Sự Thật và bỏ chạy…

Sự Thật vừa hay trông thấy gọi với theo: “Này! Muội muội, sao em lại nỡ…. Này…! Này…!”.

Nàng vừa gọi Dối Trá, vừa bước lên bờ, hớt hải chạy theo sau… nhưng Dối Trá đã cao chạy xa bay. Sự Thật nhìn lại mới hay thân mình trơn trống, không một manh quần tấm áo che thân, trong khi đó mọi người bên đường vẫn đang xì xào bàn tán, chỉ trỏ, cười nhạo. Sự Thật xấu hổ quá, bẽn lẽn bước lại bên hồ, rồi nhảy xuống dưới lặn mất tăm…

Kể từ đó, không mấy ai còn nhìn thấy được Sự Thật nữa, chỉ thấy Dối Trá ung dung hiện diện, tự tung tự tác, mọi lúc, mọi nơi. Người đời tán dương nó, ca ngợi nó, say mê nó, chỉ vì vẻ bề ngoài hào nhoáng, đẹp đẽ mà nó đã ăn cắp được từ Sự Thật.

Một lời nói dối sám hối 7 ngày là gì
Dối Trá ung dung hiện diện, tự tung tự tác, mọi lúc, mọi nơi. Người đời tán dương nó, ca ngợi nó, say mê nó, chỉ vì vẻ bề ngoài hào nhoáng, đẹp đẽ mà nó đã ăn cắp được từ Sự Thật. (Ảnh: Pixabay)

Mới hay, Sự Thật dẫu tốt đẹp đến đâu thì vẫn luôn “trần trụi”. Dối Trá tuy xấu xa nhưng lại vô cùng ngọt ngào và quyến rũ, nên người đời dễ bị lừa qua mắt, bảo ‘nhảy xuống hồ sâu’ cũng không từ.

Cho tới khi nào loài người còn say mê trước vẻ đẹp kiều diễm của Dối Trá, thì Sự Thật sẽ không được chấp nhận, cũng không thể hiện diện được nữa rồi.

Nói dối khiến cho quan hệ giữa người với người càng ngày càng xấu đi, đã đánh mất sự chân thành vốn có của con người, đã ngày càng xa rời bản tính con người. Trong văn hóa truyền thống, nói dối bị ngăn chặn áp chế, vậy nên cổ ngữ có câu: "Lời nói ngàn vàng"; "Nhất ngôn cửu đỉnh"; ""Một lời nói dối, sám hối bảy ngày"; "Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành"... Nhưng những lời này lại bị người thời nay đem ra chê cười, cho là quá lỗi thời, cổ hủ rồi. Có lẽ nói lời chân thật sẽ khiến bạn tạm thời mất đi một số lợi ích, danh tiếng nào đó, bị người khác bài xích, lãnh đạm, nhưng nội tâm bạn thì bình thản, không hổ thẹn với trời đất, hiểu rõ chuẩn mực làm người. Hơn nữa xét về lâu dài mà nói thì những lợi ích sẽ nhất định lớn hơn những gì mất đi, bởi vì giá trị của con người không phải dùng vật chất công danh lợi lộc để mà đánh giá. Nhất là lúc quan hệ đến lợi ích cốt yếu, đến tính mạng, dám nói lời chân thật thì đó là người phi thường, khiến kẻ ác cũng phải kính sợ, sẽ được người trợ, Trời giúp. Cho dù nhất thời gặp nạn nhưng cuối cùng sẽ có được phúc báo. Mọi người vẫn thường nói, người gặp đại nạn mà không chết ắt có phúc lớn. Bởi vì những lời nói việc làm của họ hợp với ý Trời, hợp với quy luật tự nhiên, có mất thì ắt có được, chân lý của vũ trụ là như thế, không mảy may sai lệch.

Người xưa thường nói phản bổn quy chân, phản phác quy chân, tức là làm người là phải quay trở về cái bản tính chất phác chân thực ban đầu của con người. Chỉ có chân thành, thiện lương và khoan dung, tuân theo quy luật, đặc tính vũ trụ thì mới có thể trở về với bản tín thuần chân tiên thiên của con người. Con người ai ai cũng khát vọng có nơi tốt đẹp trở về, chỉ là thân tại hồng trần, bị các quan niệm thế tục và hoàn cảnh xô đẩy, trói buộc nên đã mất đi bản tính, mất đi chân ngã.

Mong muốn trở về với chân ngã, sống cuộc đời thực sự tốt đẹp thì đầu tiên cần phải Chân, nói lời chân thật, làm việc chân thật, tuyệt đối không nói dối, và không thấy người ta nói thế mình cũng nói theo.

Trung Dung biên dịch
Tác giả: Tư Diên - zhengjian.org

Xem thêm:

Bạn bình luận gì về tin này?

Chuyên mục: Văn hoá Đạo đức phong thái