Một số bài tập hình học lớp 7 kì 2

Toán hình học lớp 7 với lượng kiến thức sẽ được chia ra hai kì học. Đối với Toán hình học 7 học kì 2, các bạn nên trọng tâm vào hai chương cuối bài. Cùng với đó là rèn luyện nhiều bài tập trong mỗi chuyên đề hình học. Để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập, chúng tôi có tổng hợp các bài tập toán hình học lớp 7 học kì 2 chọn lọc có đáp án. Mời các bạn tham khảo tài liệu bên dưới.

Kiến thức trọng tâm trong toán hình học lớp 7 học kì 2.

Trong toán hình học 7 học kì 2, các bạn chỉ học nửa chương Tam giác và toàn bộ chương quan hệ các yếu tố trong tam giác – các đường đồng quy của tam giác.

Chương tam giác:

  • Tam giác cân.
  • Định lí Pi – ta – go.
  • Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

Chương quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác – Các đường đồng quy của tam giác.

  • Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
  • Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu.
  • Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác – Bất đẳng thức tam giác.
  • Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác.
  • Tính chất tia phân giác của một góc.
  • TÍnh chất ba đường phân giác của tam giác.
  • Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.
  • Tính chất ba đường trung trực của tam giác.
  • Tính chất ba đường cao của tam giác.

Có thể bạn quan tâm:  Cách chứng minh tam giác vuông bằng nhau

Để nắm vững các kiến thức toán hình học lớp 7 học kì 2 cũng như các bài tập luyện tập của nó. Mời các ban tham khảo tài liệu bên dưới.

Kinh nghiệm học giỏi toán hình học.

Để giải tốt một bài toán hình học 7, các bạn phải nắm vững các tính chất, định lí, hệ quả của hình và góc cạnh liên quan đến hình. Trong đó tam giác là hình học quan trọng nhất nên các bạn phải đặc biệt chú ý.

Hãy luyện tập các bài toán hình học thật chăm chỉ để trau dồi kiến thức bản thân.

Một số bài tập hình học lớp 7 kì 2

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm:  Thu Hoài

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Việc nhớ chính xác một công thức Toán lớp 7 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, VietJack biên soạn bản tóm tắt Công thức Toán lớp 7 Học kì 2 Đại số & Hình học đầy đủ, chi tiết nhất. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn học tốt môn Toán lớp 7 hơn.

Tải xuống

1. Thu thập số liệu thống kê

Muốn thu thập các số liệu thống kê về một vấn đề cần quan tâm thì người điều tra cần phải đến từng đơn vị điều tra để thu thập số liệu. Sau đó trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng số liệu thống kê ban đầu rồi chuyển thành bảng tần số dạng ngang hoặc dạng dọc.

2. Tần số của một giá trị. Mốt của dấu hiệu. Số trung bình cộng của dấu hiệu.

- Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu.

- Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”; kí hiệu là M0.

- Cách tính số trung bình cộng của dấu hiệu:

+ C1: Tính theo công thức:

+ C2: Tính theo bảng tần số dạng dọc

+ B1: Lập bảng tần số dạng dọc (4 cột)

+ B2: Tính các tích (x.n)

+ B3: Tính tổng các tích (x.n)

+ B4: Tính số trung bình cộng bằng cách lấy tổng các tích chia cho tổng tần số (N)

1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác:

Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

ΔABC: AC > AB ⇔

2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu

- Khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên

- Lấy A ∉ d, kẻ AH ⊥ d, lấy B ∈ d. Khi đó:

+ Đoạn thẳng AH gọi là đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng d

+ Điểm H gọi là hình chiếu của A trên đường thẳng d

+ Đoạn thẳng AB gọi là một đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng d

+ Đoạn thẳng HB gọi là hình chiếu của đường xiên AB trên đ.thẳng d

- Quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ mộtđiểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.

- Quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, thì:

+ Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn

+ Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn

+ Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại, nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.

HB > HD > HE ⇔ AB > AD> AE

AD = AF ⇔ HD = HF

3. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác

- Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

AB + AC > BC

AB + BC > AC

AC + BC > AB

- Hệ quả: Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.

|AC - BC | < AB

|AB - BC | < AC

|AC – AB| < BC

- Nhận xét: Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại.

|AB – AC| < BC < AB + AC

Lưu ý: chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với tổng hai độ dài còn lại, hoặc so sánh độ dài nhỏ nhất với hiệu hai độ dài còn lại.

4. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

- Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của tam giác ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC. Đôi khi đường thẳng AM cũng được gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC. Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.

- Tính chất: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm (điểm đó gọi là trọng tâm). Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

- Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

- Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân.

- Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy:

G là trọng tâm của tam giác ABC

5. Tính chất tia phân giác của một góc

- Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

- Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó.

Oz là phân giác

6. Tính chất ba đường phân giác của tam giác

- Trong tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại điểm M, khi đó đoạn thẳng AM là đường phân giác của tam giác ABC (đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AM là đường phân giác của tam giác)

ΔABC: ⇒ AM là đường phân giác của

- Tính chất: Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.

ΔABC:

⇒ HB = HC

- Tính chất ba đường phân giác của tam giác: Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.

- Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là một tam giác cân.

ΔABC:

⇒ ΔABC cân

7. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

- Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

⇒ d là đường trung trực của BC, A ∈ d ⇒ AB = AC

- Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó. Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

8. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

- Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó.

- Trong một tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này.

- Tính chất ba đường trung trực của tam giác: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

O là giao điểm của các đường trung trực của ΔABC ⇔ OA = OB = OC

- Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là một tam giác cân.

⇒ ΔABC cân tại A

9. Tính chất ba đường cao của tam giác

- Đường cao của tam giác: Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó. Đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của tam giác.

- Tính chất ba đường cao của tam giác: Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này gọi là trực tâm của tam giác.

Lưu ý: Trực tâm của tam giác nhọn nằm trong tam giác. Trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông và trực tâm của tam giác tù nằm ở bên ngoài tam giác.

Tính chất của tam giác cân: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.

+) Nhận xét:

- Trong một tam giác, nếu hai trong bốn loại đường (đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này) trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân.

- Trong một tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau.

Tải xuống

Xem thêm tổng hợp công thức môn Toán lớp 7 đầy đủ và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.