Một số biện pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi học tốt môn tạo hình

Một số biện pháp giúp trẻ học tốt trong giờ tạo hình

ĐỀ TÀI: một số biện pháp giúp trẻ học tốt trong giờ tạo hình

1.Lý do chọn đề tài:

Khi tổ chức các hoạt động tạo hình  ở trường  Mầm  Non cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển  nhân cách.   Nhưng phương pháp đó chưa thực sự phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.  Các phương pháp tạo hình lâu nay đang được sử dụng mang tính chất áp đặt,  rập khuôn theo mẫu,  sao chép chưa phát huy hết khả  năng sáng tạo và linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức tạo hình.

Đối với trẻ trong giờ tạo hình nói chung và giờ học vẽ nói riêng,  trẻ thích tự  vẽ một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như cái bánh,  cái cây, bông hoa,  xe đạp, …nhưng mang lại cho trẻ những niềm vui thực sự khi tạo ra được một sản phẩm.  Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì sẽ vẽ nhanh cho xong .  Hơn nữa tư duy gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê ý tưởng của mình  Ngoài ra giờ tạo hình còn hình thành ở trẻ những kĩ năng như:tư thế ngồi ngay ngắn,  kỹ năng cầm bút,  giở vở…

Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tạo hình nói chung và giờ dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo nói riêng,  tôi đã suy nghĩ và tìm ra”một số biện giúp trẻ trẻ 5-  6 tuổi hoạt động tốt trong giờ tạo hình” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân.

2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Khảo sát khả năng vẽ của trẻ:

Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát phân loại kĩ năng vẽ của trẻ thể hiện qua số liệu sau:

 Stt Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Ghi chú
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1 Trẻ hứng thú hoạt động 15 37.5% 25 62.5%  
2 Kỹ năng vẽ theo mẫu 13 32.5% 27 67.5%  
3 Kỹ năng vẽ theo để tài 10 25% 30 75%  
4 Kỹ năng chọn màu 9 22. 5% 31 77.5%  
5 Bố cục tranh 5 12.  5% 35 87.5%  
6 Nhận xét sản phẩm 8 20% 32 80%  

Qua khảo sát, tôi thấy kỹ năng vẽ của trẻ không đồng đều,  nhiều kỹ năng yếu.  .  số trẻ hứng thú trong mổi tiết học vẽ chỉ chiếm một phần nhỏ,  phần lớn trẻ vẽ theo “nghĩa vụ” phải vẽ.  các kỹ năng vẽ theo mẫu,  theo đề tài còn yếu,  màu sắc mà trẻ thường chọn là những màu xanh,  đỏ,  tím,  vàng,  hồng,  còn những màu đen,  nâu,  tím thì trẻ rất ít sử dụng.  Vẽ theo đề tài,  vẽ theo mẫu hay vẽ tự do cũng vậy,  cứ cầm bút là trẻ vẽ chứ không quan tâm đến bố cục bức tranh đó như thế nào,  trẻ có thể nhận xét tranh đó đẹp vì người bạn đó hay chơi với  trẻ,  vì  bức tranh đó có màu sặc sỡ,  vì người bạn đó xinh đẹp.

Vậy để nâng cao  kỹ năng vẽ của trẻ cần phải cho trẻ hoạt động nhiều hơn với đồ dùng, đồ chơi  cũng như học liệu để trẻ phát triển tốt hơn những kỹ năng còn yếu.   Qua đây tôi cũng thấy rằng số trẻ có năng khiếu bẩm sinh về vẽ rất ít. Bởi vậy, trong giờ học tôi luôn quan tâm đến các cháu vẽ yếu hơn bằng cách gợi ý từng bước, động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ.

Để hình thành kĩ năng vẽ cho trẻ chưa đạt, tôi lên kế hoạch rèn trẻ vào một buổi chiều, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,  trong giờ học tạo hình, tôi xếp những trẻ khá ngồi cạnh những trẽ yếu để trẻ yếu học tập trẻ khá.

Đối với trẻ đạt: tôi gợi ý, khuyến khích để phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ để tạo ra nhiều bức tranh đẹp.

*Biện pháp 2:

Thường xuyên thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú và cảm xúc cho trẻ.   Cho trẻ phát triển khả năng vẽ mọi nơi, mọi lúc.

-Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những điều quen thuộc. Vì vậy, tôi suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng những trò chơi… tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, ngay từ đầu giáo viên đã lôi cuốn trẻ chú ý, không khí giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao.

Ví dụ 1: Trang trí bưu thiếp noel

Tôi trang trí lớp học theo không gian của ngày lễ noel, có cây thông, có ông già noel… trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian mới lạ, tôi tạo niềm vui và sự hào hứng cho trẻ bằng cách cho trẻ hát bài “Đêm noel’, cho trẻ quan sát các bưu thiếp có sẵn để nhận sét về các biểu tượng, nội dung, màu sắc, bố cục của bưu thiếp.   sau đó hỏi trẻ có ý tưởng trang trí bưu thiếp như thế nào và tặng bưu thiếp đó cho ai ?

Kết thúc giờ học, tôi treo hết bài của trẻ lên để trẻ nhận xét những bưu thiếp của mình và của bạn.

Ví dụ 2: Vẽ biển

Chuẩn bị cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thủy… từ chiều hôm trước, và chuẩn bị 3 bến cảng: 1 bến vẽ thuyền, 1 bến vẽ ca nô, 1 bến vẽ tàu thủy.

Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy tàu, thuyền hôm trước và hỏi: “ hôm qua các con gấp được các phương tiện giao thông gì? Thuyền buồm, tàu thủy… là những phương tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy các con thích chơi với đồ chơi các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thủy, thuyền buồm, ca nô và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó về đúng bến của mình nhé.   (chơi 2 lần)

Sau khi chơi xong tôi cho trẻ ngồi xung quanh mình và hỏi: các con thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thủy… hoạt động ở đâu? Vậy những ai đã được thấy biển rồi? các con thấy biển như thế nào? Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ. Và cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ về biển được sắp xếp nội dung vào thời gian khác nhau để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý hiểu của mình.  Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức tranh qua nội dung, màu sắc, bố cục sắp xếp: về cảnh biển lúc bình minh, buổi trưa và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống.  

Có thể nói hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao, giúp trẻ tái tạo, hình dung một cách sinh động về bức tranh của mình. Khi trẻ đã có kiến thức về biển, tôi sẽ hỏi trẻ thích vẽ biển vào thời điểm nào? Và có những gì ở biển,  rồi gợi ý cho trẻ cách vẽ bãi cát, màu xanh của mây trời, của làn nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy núi, cánh chim hải âu bay lượn…

Kết quả: Không những trẻ khá vẽ được biển mà 1 số trẻ yếu cũng tạo ra bức tranh có nội dung và màu sắc thật sinh động. 

Ngoài ra tôi còn cho trẻ tăng cường tiếp súc với thiên nhiên, xã hội, giúp trẻ có cảm xúc tốt. Trên cơ sở đó, trẻ bộc lộ trí tưởng tượng sáng tạo trong tranh vẽ bằng các đường nét đơn giản có tính khái quát cao, màu sắc tươi sáng và quan trọng là trẻ sẽ gửi vào đó cảm xúc thật của mình về thế giới xung quanh. 

Ở giờ học: “ vẽ những bông hoa”, tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ đi tham quan các vườn hoa trong trường từ đó giúp trẻ hình thành các biểu tượng về các loại hoa.

Tôi nói: “ các con ơi mùa xuân tươi đẹp đã về, muôn hoa đua nở, cây đâm chồi nảy lộc. Nào cô mời các con cùng đi ngắm hoa ở sân trường”. Trẻ lớp tôi rất thích được quan sát hoa trực tiếp dưới sân, trẻ được ngắm và miêu tả bằng lời nói về  đặc điểm của các loài hoa. 

Với cách thay đổi hình thức vào bài, qua các tiết học vẽ, tôi thấy trẻ rất tập trung chú ý, thể hiện sự phấn chấn, sảng khoái, hứng thú và bài có kết quả cao

Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học vẽ, tôi còn nghiên cứu tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời. Ngoài vẽ, tôi còn động viên trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong giờ hoạt động góc. Trẻ biết tự làm búp bê, trang trí khung ảnh, làm bưu thiếp bằng những chất liệu khác nhau, vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo để trình diễn thời trang…

Được hoạt động, được chơi với sản phẩm mình làm ra, trẻ rất thích thú tự hào, càng say mê với môn học vẽ và làm ra các sản phẩm đồ dùng đồ chơi cho lớp, và từ những hoạt động này, khả năng thẩm mĩ, sự khéo léo của đôi tay trẻ cũng được nâng lên rất nhiều. 

Ngoài ra, để phát huy hơn nữa khả năng vẽ của trẻ tôi đã tích hợp cho trẻ vẽ vào các môn học khác như: văn học, toán, MTXQ,  … hoặc xen kẽ vào các hoạt động: vui chơi, ngoài trời, hoạt động chiều. 

Ví dụ: Tích hợp vào môn toán:

Cho trẻ vẽ tranh hoa, quả hay đồ vật có chứa chữ số theo yêu cầu, hay tô màu xanh vào khoảng trống có số 1, màu đỏ vào khoảng trống có số 2, màu vàng vào khoảng trống có số 3, sau khi tô màu xong sẽ có bức tranh phối màu nền sinh động, rõ nét về hoa quả hay đồ vật…. 

-Tích hợp vào môn văn học:

-Kết thúc tiết học, cho trẻ vẽ và tô màu theo ý thích nhân vật trong truyện…

*Biện pháp 3:

 Tăng cường cho trẻ dạo chơi tham quan bên ngoài để trẻ được quan sát, khám phá nhằm tích lũy vốn hiểu biết, kiến thức xã hội, thiên nhiên. 

Đầu năm học tôi đã lên kế hoạch tham quan cho từng chủ điểm như tham quan trường bạn trong chủ điểm “ Trường mầm non”, được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh tôi còn tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc môi trường xung quanh như cảnh đẹp, cây cối, sông suối, nhà văn hóa, di tích lịch sử để từng bước cung cấp các kiến thức, biểu tượng phong phú về đối tượng mà trẻ đã thu lượm để đưa vào tranh vẽ của mình. 

Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng ( quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. 

Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghí trời, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi ( thỏ, mèo, gà con …) chơi với các đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật. 

Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng để vẽ tôi chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lí thú gần gũi trẻ.   Đồng thời,  giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra cách thể hiện trong những tình huống khác nhau. 

Ví dụ: vẽ “vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, bông màu vàng, bông màu đỏ… nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi vẽ trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kĩ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động và đẹp hơn. 

Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày sản phẩm của mình. 

Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lí đẹp mắt,  … từ đấy tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo. 

*Biện pháp 4:

Chuẩn bị đồ dùng đa dạng, phong phú, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy vẽ như khai thác mạng, giáo án điện tử, xem băng hình. 

Muốn trẻ vẽ được một bức tranh đẹp thì đồ dùng của cô như tranh mẫu, vật mẫu, tranh gợi ý phải đẹp, chuẩn và mang tính thẩm mĩ, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ bị thu hút bởi các màu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động, dưới mắt trẻ cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò mò.   Vì lẽ đó, muốn lôi cuốn trẻ vào giờ học vẽ, ngoài các bức tranh bằng màu nước, màu sáp, tôi còn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật, tranh giân gian, tranh Đông Hồ… và làm thêm các đồ dùng mẫu bằng các chất liệu khác nhau như: tranh đàn gà bằng đất nặn, tranh ngôi nhà của trẻ bằng nguyên liệu thiên nhiên ( như lá cây, các loại hạt…), tranh Chùa Một Cột bằng len, vải vụn…những đồ dùng mẫu đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc, sự an toàn và sử dụng được lâu dài, để trẻ quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích lũy được nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết để thể hiện trong tranh vẽ của mình. Từ đó phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.  Đặc biệt qua các hoạt động vẽ đã phát hiện được một số trẻ có năng khiếu về tạo hình, về vẽ, giáo viên đã trao đổi với cha mẹ học sinh cho bé học thêm lớp năng khiếu để trẻ định hướng cho trẻ đúng đắn. 

Để tăng cường tài liệu phong phú phục vụ môn vẽ, tôi thường xuyên sưu tầm hình ảnh trên mạng để dạy trẻ.

Ví dụ: Bài “vẽ con vật sống trong rừng” tôi sưu tầm hình ảnh về con voi, con khỉ, con hổ. Và cho trẻ quan sát trên máy vi tính trong chương trình powerpoint vì vậy trẻ rất thích, gây được ấn tượng sâu sắc với trẻ nên sản phẩm của trẻ rất sáng tạo, ngộ nghĩnh, các con vật được thể hiện với nhiều hình dạng khác nhau. 

Ví dụ: bài “vẽ về gia đình bé” tôi cho trẻ xem hình ảnh về các gia đình của các bạn trong lớp trong chương trình powerpoint, trẻ thảo luận rất sôi nổi.  Kết quả là bài vẽ của nhiều trẻ đẹp, sáng tạo, phản ánh được cảnh sinh hoạt và các thành viên trong gia đình rất đa dạng, phong phú. 

Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo điều kiện cho trẻ được sống trong không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ. Vì vậy, tôi đã thống nhất cùng giáo viên trong lớp sắp xếp, trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn được thay đổi theo chủ điểm, cho trẽ làm tranh bằng nhiều vật liệu khác nhau như: len, vải, nguyên liệu tự nhiên, các loại hạt, trang trí góc tạo hình bằng chính sản phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú.  Phụ huynh rất thích thú khi các sản phẩm của con em mình được trang trí ở các góc của lớp.

*Biện pháp 5:

Phối hợp với ban giám hiệu và giáo viên các lớp để tổ chức các cuộc thi vẽ như: “bé khéo tay”, “ai vẽ đẹp”…

Hàng năm được nhà trường gợi ý vể kế hoạch hội thi trong năm tôi đã phối hợp với các nhóm, tổ, ban giám hiệu tham gia xây dựng nội dung các cuộc thi.   Những cuộc thi dành riêng cho hoạt động tạo hình hoặc phục vụ cho chuyên đề “ nâng cao chất lượng tạo hình” thì chúng tôi tập trung vào các đề tài “ bé khéo tay” hoặc “ ai vẽ đẹp”.   tôi đã luyện tập cho trẻ với nhiều hình thức như vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài, vẽ tự do vào các tiết hoạt động chung, vẽ trên sân… hoặc có thể là tôi chọn những bức tranh đẹp của trẻ đã vẽ để tham gia hội thi theo khối, lớp. Tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia thi vẽ tranh theo đề tài để luyện tập thêm cho trẻ.

Ở lớp tôi thường tổ chức các cuộc thi ngắn gọn như “ tranh ai đẹp nhất” theo chủ đề hoặc theo tháng.   Những bạn có tranh đẹp hoặc là nặn, xé dán… tôi chọn trình bày tại góc trang trọng, dễ nhìn để khuyến khích, động viên trẻ hơn. Nếu như trẻ rất thích thú với việc vẽ tranh và ước mơ trở thành một họa sĩ trong tương lai thì việc tổ chức các hội như “bé khéo tay”, “ai vẽ đẹp” là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển khả năng về vẽ.   khi tham gia hội thi, các trẻ được thi đua lẫn nhau, rèn luyện cho trẻ ý chí, nỗ lực phấn đấu.

3.Kết quả đạt được:

Sau khi áp dụng một số biện pháp nhằm giúp trẻ học tốt trong giờ tạo hình, trẻ lớp tôi tạo ra được những bức tranh đẹp. Trẻ hứng thú rất nhiều khi vào giờ học vẽ.   những kĩ năng như vẽ theo đề tài, vẽ theo mẫu hay vẽ tự do trẻ đều thực hiện rất tốt.   màu sắc mà trẻ sử dụng vào tranh phong phú hơn trước, trẻ biết  bố cục bức tranh.   Bây giờ, nhìn vào những bức tranh của trẻ tôi thấy rất vui vì phần lớn trẻ vẽ rất đẹp, màu sắc, bố cục tốt. Trẻ nhận xét tranh tốt hơn trước rất nhiều.

Những sản phẩm của trẻ được dựng trang trí thay vào những bức tranh có sẵn.   tất cả không gian lớp đều được trang trí bằng sản phẩm của trẻ, với nhiều dáng vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên khác nhau. Có thể nói trẻ thực sự được sống trong thế giới riêng của mình.

Điều đó được thể hiện rõ qua bảng khảo sát cuối năm:

4.Kết luận:

Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở lớp, để đạt được kết quả cao trong giờ tạo hình, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:

-Khảo sát kỹ chất lượng trẻ đầu năm để nắm được khả năng tạo hình của trẻ và có kết hoạch dạy trẻ cho phù hợp.

-Thường xuyên thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú và tạo cảm xúc cho trẻ. Cho trẻ phát triển khả năng vẽ ở mọi nơi, mọi lúc…

-Tăng cường cho trẻ dạo chơi tham quan bên ngoài để trẻ được quan sát, khám phá để tích tũy vốn hiểu biết, kiến thức xã hội, thiên nhiên.

-Đồ dùng đa dạng, phong phú; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẽ.

-Phối hợp với ban giám hiệu và giáo viên các lớp để tổ chức các cuộc thi vẽ như: “bé khéo tay”, “ai vẽ đẹp”

-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong các giờ dạy vẽ tại lớp mầm 2 trong năm học vừa qua.  Trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào các giờ học vẽ.   Tuy kinh nghiệm còn khiêm tốn nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn tổng hợp lại để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp.   Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp giúp tôi  và ban hội đồng khoa học trường và hội đồng khoa học phòng giáo dục góp ý giúp tôi làm phong phú hơn kinh nghiệm giảng dạy môn vẽ nói riêng và các môn khác nói chung.

Bấm vào đây để tải về