Mua sắm tập trung theo Luật đấu thầu

- Tại Công văn số 3156/VP-QLĐTư ngày 30/8/2016 của Văn phòng UBND thành phố về việc triển khai thực hiện kết luận của lãnh đạo UBND thành phố về việc thành lập đơn vị mua sắm tập trung tài sản, trong đó có quy định số lần mua sắm tập trung tài sản công là 02 lần/năm. Theo đó, hàng năm Sở Tài chính đã có văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện MSTT gửi các cơ quan, đơn vị làm cơ sở thực hiện (mỗi năm thực hiện 02 đợt, đợt 1 đăng ký nhu cầu gửi Sở Tài chính trước ngày 30/1 và đợt 2 gửi Sở Tài chính trước ngày 30/6).

- Tại Điều 74 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công có quy định:

+ Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập văn bản đăng ký MSTT, gửi cơ quan quản lý cấp trên (đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm” (khoản 1).

+ Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị và các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh không gửi nhu cầu mua sắp tập trung đối với tài sản đã được giao dự toán mua sắm thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung thì không được phép mua sắm tài sản đó (khoản 4).

+ Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, ... Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giao đơn vị mua sắm tập trung căn cứ thỏa thuận khung đã được ký kết (nếu có), quy định của pháp luật về đấu thầu để áp dụng hình thức mua sắm phù hợp hoặc giao cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về tài sản tổ chức thực hiện mua sắm”

Theo đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/3/2019) quy định về một số nội dung trong mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Trong đó có quy định “Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung trước ngày 31/01 hàng năm”

1. Đối với việc bổ sung mua sắm tập trung ngoài danh mục đã đăng ký đầu năm của đơn vị sự nghiệp anh/chị xảy ra 02 trường hợp sau:

- Trường hợp nhu cầu mua sắm tập trung đối với tài sản đã được giao dự toán mua sắm thì không được phép mua sắm tài sản đó. Tuy nhiên, do Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/3/2019 nên đối với các đơn vị chưa đăng ký nhu cầu mua sắm từ nguồn dự toán được giao năm 2019 thì đăng ký nhu cầu gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố phê duyệt.

- Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, Sở Tài chính đề nghị cơ quan chủ quản gửi nhu cầu mua sắm tập trung của các đơn vị mình theo hướng dẫn của Sở Tài chính tại Công văn số 10/STC-HCSN ngày 03/01/2019 gửi Sở Tài chính để Tổ MSTT tổng hợp nhu cầu và triển khai mua sắm tập trung đợt 2/2019 theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

2. Về giá mua sắm tài sản thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Mua sắm tập trung theo Luật đấu thầu

Đơn vị mua sắm tập trung và nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung theo quy định Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:

Đơn vị mua sắm tập trung và nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung theo quy định Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017

Mong được Luật sư giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về đơn vị mua sắm tập trung:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đơn vị mua sắm tập trung và nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đơn vị mua sắm tập trung và nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung như sau:

1. Cơ sở pháp lý về đơn vị mua sắm tập trung:

2. Nội dung tư vấn về đơn vị mua sắm tập trung:

2.1 Đơn vị mua sắm tập trung

Được quy định tại Điều 68 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, bao gồm:

  • Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia: Là đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc).
  • Đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia: Là đơn vị thuộc Bộ Y tế hoặc đơn vị khác được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia.
  • Đơn vị mua sắm tập trung của các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh: Là đơn vị thuộc các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
  • Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền đơn vị mua sắm tập trung để thực hiện mua sắm đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia, cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại, giao bổ sung nhiệm vụ cho một cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện có (không thành lập mới, không bổ sung biên chế của bộ, cơ quan trung ương, địa phương).

Mua sắm tập trung theo Luật đấu thầu

Đơn vị mua sắm tập trung

2.2 Nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung

Điều 69 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung như sau:

  • Tập hợp nhu cầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản.
  • Tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  • Ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản, phát hành tài liệu mô tả chi tiết các tài sản được lựa chọn; quy định mẫu hợp đồng mua sắm làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký hợp đồng mua sắm với nhà cung cấp trong trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung; trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản trong trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp.
  • Tổ chức thực hiện hoặc tham gia bàn giao, tiếp nhận tài sản mua sắm tập trung.
  • Công khai việc mua sắm tài sản theo quy định tại Mục 2 Chương XIV Nghị định này.
  • Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện mua sắm điện tử theo quy định.
  • Cung cấp dịch vụ mua sắm tập trung cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước chưa hình thành đơn vị mua sắm tập trung hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ mua sắm tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp có nhu cầu.
  • Giám sát việc thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng của các nhà thầu được lựa chọn; tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.
  • Thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về đơn vị mua sắm tập trung và nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 67 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có đưa ra khái niệm: “Tài sản được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, năng lực của đơn vị mua sắm tập trung, điều kiện phát triển của thị trường cung cấp tài sản”

Theo Khoản 1, Điều 71 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có đưa ra điều kiện để hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung.

Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.

Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo Khoản 2, 3, 4, Điều 67 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung như sau:

2. Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như sau:

a) Bộ Tài chính ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc) theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương);

c) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ thuốc).

3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng danh mục tài sản mua sắm tập trung:

a) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

b) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

c) Tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương không được trùng lặp với danh mục tài sản mua sắm tập trung quốc gia.

4. Việc mua sắm các loại tài sản sau đây không thực hiện theo quy định tại Chương này:

a) Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định tại Nghị định này ban hành Quy chế và tổ chức thực hiện việc mua sắm tập trung tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý;

b) Tài sản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

c) Tài sản mua sắm từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác với quy định tại Chương này;

d) Tài sản mua sắm thuộc dự án đầu tư xây dựng mà việc tách thành gói thầu riêng làm ảnh hưởng tới tính đồng bộ của dự án hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Danh mục tài sản mua sắm tập trung phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Để nắm chắc những hàng hóa, dịch vụ nào thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung thì nhà thầu cần xem xét các điều kiện tại Khoản 1, Điều 71 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Ngoài ra, việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cần tuân thủ theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 67 Nghị định 151/2017/NĐ-CP. 

Bài viết trên của DauThau.info đã chia sẻ đến bạn những thông tin về những tài sản được đưa vào danh mục mua sắm tập trung theo quy định của luật đấu thầu. Để tìm kiếm được gói thầu phù hợp với năng lực của doanh nghiệp mình bạn có thể tham khảo ngay gói phần mềm VIP1 - Phần mềm săn thầu trong nước của DauThau.info. 

Cám ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. Trong trường hợp cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi theo các kênh sau đây:

  • Kênh chat: m.me/dauthau.info
  • Hotline: 0904.634.288
  • Email: [email protected] 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mua sắm tập trung theo Luật đấu thầu