Mức lương tối thiểu vùng 2 năm 2023

Mức lương tối thiểu vùng 2 năm 2023
ⓒYONHAP News

Ấn định mức lương tối thiểu năm 2023

Bộ Tuyển dụng và lao động Hàn Quốc ngày 5/8 vừa qua đã đăng công báo về việc ấn định mức lương tối thiểu năm sau là 9.620 won (7,41 USD)/giờ, tăng 5% so với lương tối thiểu năm nay. Nếu quy đổi sang mức lương tháng (209 giờ/tháng), thì lương tối thiểu năm sau là 2.010.580 won (1.549 USD)/tháng. Như vậy, Bộ Tuyển dụng và lao động đã giữ nguyên quyết định của Ủy ban lương tối thiểu được đưa ra trong cuộc họp toàn thể ngày 29/6 vừa qua.

Sau khi có quyết định của Ủy ban lương tối thiểu, Bộ Tuyển dụng và lao động đã tiến hành tiếp nhận ý kiến từ giới lao động và doanh nghiệp trong vòng từ ngày 8-18/7. Cả người lao động và doanh nghiệp đều phản đối mạnh mẽ mức tăng lương tối thiểu năm sau. Trong khi người lao động cho rằng mức tăng 5% là quá thấp, thì giới doanh nghiệp lại phản đối rằng mức tăng này là quá cao. Theo đó, cả hai bên đều nêu ý kiến kháng nghị lên Bộ Tuyển dụng và lao động như Tổng liên đoàn lao động Dân chủ, Liên đoàn giới chủ Hàn Quốc (KEF), Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ), Hiệp hội tiểu thương Hàn Quốc (KFME). Tuy nhiên, Bộ Tuyển dụng và lao động đã không chấp nhận các kháng nghị này sau khi xem xét tổng hợp về nội dung và mục đích quy định lương tối thiểu, quá trình thẩm định và quyết định của Ủy ban lương tối thiểu. Bộ trưởng Tuyển dụng và lao động Lee Jung-sik nhấn mạnh Ủy ban lương tối thiểu đã ra quyết định sau khi cân nhắc tổng hợp về điều kiện kinh tế trong và ngoài nước, tình hình tuyển dụng, khó khăn của người lao động có mức lương thấp và các tiểu thương, nên cần tôn trọng quyết định của Ủy ban.

Xu hướng nâng lương tối thiểu

Trong giai đoạn đầu của Chính phủ cựu Tổng thống Moon Jae-in, lương tối thiểu đã được nâng mạnh, nhằm đạt mục tiêu lương tối thiểu giờ là 10.000 won (7,7 USD), một cam kết tranh cử của ông Moon. Mức tăng lương tối thiểu năm 2018 là 16,4%, năm 2019 là 10,9%. Tuy nhiên, việc nâng mạnh lương tối thiểu đã khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương gặp cú sốc nặng nề. Sau đó, Chính phủ tiền nhiệm đã điều chỉnh tốc độ tăng, xuống còn 2,9% vào năm 2020, và 1,5% vào năm 2021. Mức tăng lương tối thiểu năm 2022 là 5,1% và năm 2023 là 5%, được cho là đã quay trở lại tốc độ tăng khá hợp lý.

Ý nghĩa và triển vọng

Một điều mang ý nghĩa lớn là năm nay, lương tối thiểu đã lần đầu được ấn định đúng thời hạn pháp luật quy định sau 8 năm kể từ năm 2014. Thời hạn quy định theo pháp luật trong năm nay là ngày 29/6.

Hàn Quốc thực thi chế độ lương tối thiểu từ năm 1988, trong tổng số 36 lần thẩm định lương tối thiểu, chỉ có 9 lần là Ủy ban lương tối thiểu tuân thủ đúng thời hạn quy định. Lần này, mức tăng 5% đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, giá cả leo thang nghiêm trọng. Việc nâng lương tối thiểu quá mức gây lo ngại có thể kích động vật giá tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, giới lao động lại cho rằng tốc độ tăng lương tối thiểu không theo kịp tốc độ tăng của vật giá, nên mức tăng 5% thậm chí còn có thể làm giảm thu nhập thực tế của người lao động.

Mặt khác, có ý kiến chỉ ra rằng chế độ tiếp nhận ý kiến kháng nghị về lương tối thiểu của Bộ Tuyển dụng và lao động chỉ mang tính “hình thức”. Từ trước tới nay, Bộ chưa một lần nào chấp nhận ý kiến kháng nghị, tái thẩm định mức lương tối thiểu.

Đáng chú ý là lần này, Hàn Quốc tiếp tục áp dụng mức lương tối thiểu đồng nhất ở tất cả các ngành tương tự như trước. Về điều này, Bộ Tuyển dụng và lao động cho biết sẽ xúc tiến nghiên cứu cơ bản về việc có nên áp dụng lương tối thiểu theo ngành hay không, nếu có thì cách áp dụng ra sao, và phương áp tính như thế nào, căn cứ theo khuyến nghị của các ủy viên công ích của Ủy ban lương tối thiểu.

Lựa chọn của ban biên tập

Mức lương tối thiểu vùng 2 năm 2023

Tin giải trí

Nhà sản xuất Lee Soo-man của SM có bài viết đăng trên sách luận về Hallyu của bảo tàng Anh

2022-10-07

Mức lương tối thiểu vùng 2 năm 2023

Âm điệu ngàn xưa

Đạo và hiếu trong âm nhạc truyền thống của người dân Hàn Quốc lúc sang thu

2022-10-06

Bộ LĐ-TB-XH cho biết, từ ngày 1/4 sẽ tiến hành khảo sát khoảng 2.000 doanh nghiệp để thu thập thông tin về tình hình lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2023 sau 2 năm 2020, 2021 không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng để đảm bảo cho doanh nghiệp đủ sức phục hồi sản xuất do tác động của dịch Covid-19.

Nói về vấn đề tiền lương tối thiểu vùng, ông Nguyễn Đức Sinh, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ cho rằng, 2 năm qua việc không tăng lương tối thiểu vùng đã tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Trong bối cảnh vật giá leo thang, cuộc sống của phần lớn người lao động đều trông chờ vào tiền lương. Do đó, việc tăng lương ở thời điểm này là hết sức cần thiết: “Giá xăng dầu tăng kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác cũng tăng giá, thu nhập của người lao động lại không tăng nên cuộc sống rất khó khăn. Việc tăng lương tối thiểu là rất cần thiết dể bù đắp những khó khăn cho người lao động".

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, Bộ LĐ-TB-XH cũng cho rằng, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay nhà nước đang ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp để tạo việc làm bền vững cho người lao động, sau khi kinh tế phục hồi sẽ tiếp tục nói đến vấn đề tăng lương tối thiểu vùng. Như vậy năm nay Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã có thể bàn bạc về mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho năm 2023.

Còn theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách- Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia, từ năm 2016-2020, mức điều chỉnh tiền lương bình quân hàng năm là 7,4%. Trong thời gian khá dài, 2 năm qua lương tối thiểu không được điều chỉnh tăng do đó không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu hiện nay không còn là sàn để bảo vệ người lao động yếu thế, để thương lượng, thỏa thuận tiền lương trên thực tế của người lao động và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, lâu nay các doanh nghiệp thường căn cứ vào mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm của Chính phủ để chiều chỉnh mức lương thực tế tại doanh nghiệp. Thời gian qua Chính phủ không điều chỉnh lương tối thiểu vùng nên nhiều doanh nghiệp dựa vào đó để không điều chỉnh tiền lương.Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá tiêu dùng tăng cao, tiền lương thực tế của người lao động giảm, doanh nghiệp lại không điều chỉnh tiền lương dẫn đến nhiều vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra dầu năm 2022. Như vậy việc chậm tăng lương tối thiểu vùng cũng phần nào gây ra hệ lụy không tốt cho quan hệ lao động.

Phó trưởng Ban Chính sách- Pháp luật cũng nhận định hiện nay 7 căn cứ yếu tố để điều chỉnh mức lương tối thiểu đã có nhiều thay đổi mạnh như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung cầu lao động… Cách tính tỷ lệ lương thực, thực phẩm và phi lương thực thực phẩm trong việc xác định mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ hiện nay được xác định là rất lạc hậu. Bởi khi điều kiện kinh tế xã hội đã phát triển, đời sống người lao động đã có những cải thiện lớn thì nhu cầu lương thực, thực phẩm giảm nhiều so với trước đây, do đó cần xem xét lại tỷ lệ này để tính toán hợp lý về mức lương tối thiểu vùng.

Ông Lê Đình Quảng cho biết, thông thường hàng năm lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh vào đầu năm, tuy nhiên trong bối cảnh người lao động gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh đã có những diễn biến tích cực, do đó có thể điều chỉnh sớm hơn để áp dụng cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Trước đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020, 2021 Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Như vậy, hiện nay mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng theo mức cũ như sau:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: Lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: Lương tối thiểu vùng là 3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: Lương tối thiểu vùng là 3.070.000 đồng/tháng./.