Mức oxi hóa là gì

I. ĐỊNH NGHĨA PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ VÀ XÁC ĐINH SỐ OXI HOÁ

1. Định nghĩa phản ứng oxi hoá - khử

Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố hay là phản ứng trong đó có sự chuyến electron giữa các chất phản ứng.

2. Xác định số oxi hoá trong hợp chất

Chú ý : Người ta ghi số oxi hoá ở phía trên nguyên tử của nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau.

II. CHẤT KHỬ, CHẤT OXI HOÁ, SỰ OXI HOÁ, SỰ KHỬ

- Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.

- Chất oxi hoá là chất nhận electron hay chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.

(Câu thần chú: Chất khử cho tăng, chất o nhận giảm)

- Sự oxi hoá (quá trình OXH) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá chất đó.

- Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá chất đó.

* Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy sự oxi hoá và sự khử bao giờ

cũng diễn ra đồng thời trong một phản ứng.

* Chất khử tạo nên sự OXH, chất OXH tạo nên sự khử

III. LẬP PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG 0XI HOÁ - KHỬ

Để lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp tháng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây :

Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi :

Bước 2 : Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình :

Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà

chất oxi hoá nhận .

Ví dụ:

\(F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\,\,\,+{{H}_{2}}\,\,\,\xrightarrow{{{t}^{o}}}\,\,\,Fe\,\,\,+\,\,\,{{H}_{2}}O\)

Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử

\(\overset{+3}{\mathop{F{{e}_{2}}}}\,{{O}_{3}}\,\,\,+\,\,\,\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}}\,\,\,\,\xrightarrow{{{t}^{o}}}\,\,\,\overset{0}{\mathop{Fe}}\,\,\,\,+\,\,\,{{\overset{+1}{\mathop{H}}\,}_{2}}O\)

Chất oxi hóa :  \(\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\) (trong Fe2O3)

Chất khử :        \(\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}}\,\)  

Bước 2 : Viết các quá trình oxi hóa, khử

 \(\overset{+3}{\mathop{F{{e}_{2}}}}\,{{O}_{3}}\,\,\,+\,\,\,2.3e\,\,\,\to \,\,\,2\overset{0}{\mathop{Fe}}\,\)     

(quá trình khử)

\(\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}}\,\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\overset{+1}{\mathop{{{H}_{2}}O}}\,\,\,\,+2.1e\)         

(quá trình oxi hóa)

Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử

Bội số chung nhỏ nhất (BSCNN) = 6 do đó hệ số mỗi quá trình như sau:             

1  \(\overset{+3}{\mathop{F{{e}_{2}}}}\,{{O}_{3}}\,\,\,+\,\,\,2.3e\,\,\,\to \,\,\,2\overset{0}{\mathop{Fe}}\,\)

3  \(\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}}\,\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\overset{+1}{\mathop{{{H}_{2}}O}}\,\,\,\,+2.1e\)

=> Fe2O3  +  3H2 → 2Fe + 3H2O

Sơ đồ tư duy: Phản ứng oxi hoá - khử

Mức oxi hóa là gì

Loigiaihay.com

 I. HÓA TRỊ

1. Hóa trị trong hợp chất ion

- Trong các hợp chất ion: Hóa trị (còn gọi là điện hóa trị) chính bằng điện tích của ion đó.

Ví dụ: Trong hợp chất NaCl , Na có điện hóa trị 1+ và Cl có điện hóa trị 1-

- Quy ước , khi viết điện hóa trị của nguyên tố , ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau.

   + Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA , IIA , IIIA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 có thể nhường nên có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+

   + Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA , VIIA nên có 6, 7 electron lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay1 electron vào lớp ngoài cùng , nên có điện hóa trị 2-, 1-

2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị

Quy tắc: Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

Ví dụ: Hoá trị các nguyên tố trong phân tử nước và metan

H – O – H

Mức oxi hóa là gì

   + Trong H2O: Nguyên tố H có cộng hóa trị 1 , nguyên tố O có cộng hóa trị 2

   + Trong CH4: Nguyên tố C có cộng hóa trị hóa trị 4 , nguyên tố H có cộng hóa trị 1

II. SỐ OXI HÓA

- Số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.

- Số ion hóa được xác định theo quy tắc sau:

Quy tắc 1: Số ion hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

Thí dụ:   Ion Ca2+có điện tích là dương 2, số oxi hóa là +2.

              Ion Cl- có điện tích là âm 1, số oxi hóa là -1.

Quy tắc 2:  Số ion hóa của hiđro trong hợp chất bằng +1, trừ H trong hiđrua kim loại.

Quy tắc 3: Số oxi hóa của oxi trong hợp chất bằng -2, trừ một số trường hợp như trong phân tử H2O2­ , K2O2  … nguyên tố O có số oxi hóa bằng -1.

Quy tắc 4: Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

Thí dụ: Fe, Cl2 

Quy tắc 5: Tất cả các hợp chất đều trung hòa về điện, vì vậy tổng số oxi hóa trong hợp chất bằng không.

Quy tắc 6: Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong ion đa nguyên tử bằng đúng điện tích của ion đó.

Sơ đồ tư duy: Hóa trị và số oxi hóa

Mức oxi hóa là gì

Loigiaihay.com

Một trong những kiến thức ở môn hóa học lớp 10 khiến nhiều em học sinh băn khoăn và khó học thuộc chính là hóa trị và số oxi hóa. Kiến thức này về mặt lý thuyết cần lưu ý gì và mẹo giải các bài toán liên quan như thế nào. Cùng Toppy tìm hiểu nhanh trong bài viết ngay sau đây nhé.

Mức oxi hóa là gì

Kiến thức chung về hóa trị và số oxi hóa

Lý thuyết hóa trị và số oxi hóa – Kiến thức về hóa trị

Trong các kiến thức về hóa trị và số oxi hóa lớp 10, chúng ta tìm hiểu trước thông tin về hóa trị đã nhé.

Hóa trị trong hợp chất ion

Trong kiến thức chung về hóa trị, chúng ta sẽ hiểu hơn về điện hóa trị và cộng hóa trị. Điều này thể hiện trong kiến thức về hóa trị có trong hợp chất ion và hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.

Kiến thức cần lưu ý là, trong các hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion, lúc này được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó. Người ta cũng quy ước cách viết như sau: hóa trị của một nguyên tố được ghi bằng cách ghi điện tích trước, dấu của điện tích sau.

Lấy ví dụ: Trong hợp chất NaCl, Cl có điện hóa trị 1- và Na có điện hóa trị 1+

Tương tự, trong hợp chất CaF2, Ca có điện hóa trị 2+ và F có điện hóa trị 1-

Có một số trường hợp được quy ước sẵn, bao gồm:

  • Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA , IIA , IIIA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 có thể nhường nên có điện hóa trị là 1+ , 2+ , 3+
  • Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA , VIIA có 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 1 hay 2 electron vào lớp ngoài cùng , nên có điện hóa trị 2– , 1–

Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị

>> Xem thêm các khái niệm có liên quan đến cộng hóa trị tại: Liên kết cộng hóa trị là gì – Tìm lời giải đáp chi tiết cùng Toppy

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong hóa trị của hợp chất ion. Vậy hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị khác gì với hợp chất ion?

Hóa trị của hợp chất cộng hóa trị được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.

Chúng ta có thể lấy ví dụ về hóa trị của nguyên tố trong phân tử nước và metan. Nhìn vào hình sau các em sẽ dễ hình dung hơn.

Mức oxi hóa là gì

Phân tử nước và phân tử metan

Như vậy, nhìn vào hình chúng ta có thể thấy đáp án luôn hóa trị của các phân tử nước và metan như sau:

Trong phân tử nước H2O: nguyên tố H có cộng hóa trị 1 và nguyên tố O có cộng hóa trị 2. Tương tự, trong phân tử metan CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị 4 và nguyên tố H có cộng hóa trị 1. Khi xem xét các liên kết giữa phân tử chúng ta dễ dàng tìm ra hóa trị của các liên kết cộng hóa trị. Đây là một kiến thức không khó, song chúng ta cũng cần chú ý bởi rất nhiều bài tập liên quan sẽ xuất phát từ nội dung này.

Lý thuyết hóa trị và số oxi hóa – Kiến thức về oxi hóa

Trong nội dung hóa 10 hóa trị và số oxi hóa, chúng ta vừa tìm hiểu xong kiến thức chung về hóa trị. Chúng ta sẽ đi sang một nội dung tiếp theo trong bài học ngày hôm nay chính là số oxi hóa.

>>> Tìm hiểu thêm về oxi hóa – khử: Phản ứng oxi hóa khử là gì? – Học tốt hóa 10 cùng Toppy

Định nghĩa về số oxi hóa trong lý thuyết hóa trị và số oxi hóa

Để thuận tiện trong việc nghiên cứu phản ứng hóa học oxi hóa – khử, chúng ta sử dụng khái niệm số oxi hóa. Số oxi hóa của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.

Với định nghĩa này, chúng ta hiểu rằng, điện tích của nguyên tố trong phân tử là bao nhiêu thì số oxi hóa của nguyên tố đó là bấy nhiêu.

Các quy tắc xác định số oxi hóa

Để xác định số oxi hóa trị của một nguyên tố, người ta đưa ra các quy tắc sau đây.

Quy tắc 1

Số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất bằng 0. Lấy ví dụ như các đơn chất Cu, Zn, O2, H2, N2…. đều có số hóa trị bằng 0.

Mức oxi hóa là gì

Số oxi hóa của các đơn chất đều bằng 0

Quy tắc 2

Tổng số oxi hóa của nguyên tố trong một phân tử bằng 0. Lấy ví dụ hợp chất MgO (ở đây  Mg có hóa trị +2, O có hóa trị -2, chúng ta có 2-2=0

Quy tắc 3

Số oxi hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó, ion đa nguyên tử sẽ là tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.  Lấy ví dụ đơn nguyên tử Mg2+ có số oxi hóa là +2, với đa nguyên tử NO3 thì số oxi hóa của N + số oxi hóa của O =+5 + 3.(-2) = -1

Quy tắc 4

Một số quy tắc dành riêng cho số oxi hóa của một vài nguyên tố. Đa số hợp chất số oxi hóa của H là +1, trừ NaH, AIH là -1. Số oxi hóa của O là -2 trừ H2O2, Na2O2 là -1 và OF2 là +2. Halogen có số oxi hóa của F luôn là -1; khi đi với H và kim loại thì số oxi hóa là -1, nhưng đi với O thì thường là +1, +3, +5, +7. Đối với lưu huỳnh khi đi với kim loại hoặc H thì -2, đi với O thì +4, +6. Đối với kim loại nhóm IA là +1, nhóm IIA là +2 và nhóm IIA là +3.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố. Các em lưu ý học thuộc các quy tắc để áp dụng làm bài tập cho đúng nhé. Chúc các em thành công.

> Xem thêm các bài viết khác tại: