Mục tiêu của phong trào yêu nước cần vương là gì? *

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Giải thích: Trang 126, mục 2

Hỏi: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Bạn đang xem: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

  • Mục tiêu của phong trào yêu nước cần vương là gì? *

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Giải thích: Trang 126, mục 2

Đăng bởi: Lam Son Education

Chuyên mục: Giáo Dục

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

  • 1. Nguyên nhân
  • 2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
  • 3. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương

Câu hỏi: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

  1. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
  2. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
  3. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
  4. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Lời giải

Đáp án đúng: B

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

1. Nguyên nhân

- Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

* Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp:

– Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.

– Sáng ngày 6/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).

– Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

– Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta –> Phong trào Cần vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỉ XIX.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

– Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn.

a) Từ 1885 – 1888.

– Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.

– Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

– Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kì (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.

– Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.

– Kết quả: cuối năm 1888 Hàm Nghi bị thực dân pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri

b) Từ năm 1888 – 1896.

– Lãnh đạo: Các sỹ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.

– Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.

– Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại.

* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

3. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương

Sáng mùng 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của Nhân dân Việt Nam. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kỳ đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888)

- Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896).

Ý nghĩa:

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 cho đến năm 1896.

---------------------------------

Ngoài Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là

Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?

“Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

Mục tiêu của phong trào Cần Vương là