Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và làm thế nào để phòng tránh bệnh truyền nhiễm này sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết
Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết ?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Sốt xuất huyết thường xảy ra nhiều vào mùa mưa. Ở nước ta, sốt xuất huyết diễn biến không cố định. Thời điểm từ tháng 6 – 10 hàng năm là cao điểm bùng dịch sốt xuất huyết và tỷ lệ mắc tăng liên tục từ hơn 24.000 ca năm 2000 lên gần 70.000 ca trong năm 2011. Các tỉnh miền Nam chiếm hơn 85% trường hợp mắc sốt xuất huyết và 90% số ca tử vong của cả nước, Trong đó khoảng 90% tổng ca tử vong do sốt xuất huyết là ở trẻ em dưới 15 tuổi. Từ năm 2005 đến nay, nước ta đã nỗ lực giảm được tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết, tỷ lệ ít hơn 1/1000.

Muỗi gây sốt xuất huyết là muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khoẻ mạnh và sau khi nhiễm virus từ muỗi, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh này kéo dài từ 4 – 7 ngày hoặc cũng có thể kéo dài đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể khác nhau ở mỗi người phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe, tuổi tác của người bệnh. Sau giai đoạn này sẽ thấy phát bệnh sốt xuất huyết.

Sau giai đoạn ủ bệnh thì bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn này sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh với các triệu chứng không đặc hiệu dễ nhầm với cảm cúm, sốt virus thông thường và chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất. Biểu hiện của giai đoạn này là người bệnh có thể sốt cao liên tục 39-40 độ C trong 2 – 7 ngày, người thấy mệt mỏi, lừ đừ, nhức đầu, đau sau hốc mắt, tiêu chảy, phát ban, da xung huyết. Để kiểm tra chính xác nhất thì nên làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag và xác định đã mắc sốt xuất huyết nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết
Sau khi bị muỗi đốt thường 4 – 7 hoặc 14 ngày sẽ phát bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này diễn ra vào ngày tứ 3 – 7 sau khi tình trạng sốt bắt đầu. Người bệnh có thể sốt hoặc hạ sốt, tuy hạ sốt thì không có nghĩa đã khỏi bệnh hay đang hồi phục mà càng cần theo dõi các dấu hiệu sốt xuất huyết như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da có thể là các đốm nhỏ hoặc vết bầm tím thường xuất hiện ở mặt trước, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi… Biến chứng nặng hơn có thể xảy ra là chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Nên ở giai đoạn này cần theo dõi các biểu hiện xuất huyết và việc kiểm tra tiểu cầu rất cần thiết.

Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 1 – 2 ngày sẽ đến giai đoạn phục hồi. Người bệnh sẽ hết sốt, thể trạng tốt hơn, có thể thấy thèm ăn, huyết áp ổn định và có thể thấy đi tiểu nhiều.

Muốn hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết cần có cách phòng tránh muỗi đốt. Biện pháp hữu hiệu nhất là loại bỏ môi trường sinh sản, đẻ trứng của muỗi sẽ giảm nguồn lây. Nhờ đó sẽ giảm hoặc loại bỏ được lượng trứng muỗi, loăng quăng, bọ gậy nên giảm lượng muỗi trưởng thành gây bệnh.

Ngăn ngừa muỗi thường đẻ trứng thì nên đậy kín thùng, chậu chứa nước sinh hoạt hay nước mưa. Cọ rửa thùng chứa nước thường xuyên để loại bỏ trứng muỗi, ấu trùng thành muỗi nếu có. Có thể dùng muối hay thuốc diệt côn trùng vào thùng chứa nước ngoài trời.

Nên mặc quần áo dài, mắc màn khi ngủ, dùng thuốc chống muỗi, phun xịt thuốc muỗi định kỳ…

Bạn có thể tăng sức đề kháng cho mình và gia đình từ thực phẩm ăn hàng ngày hoặc chọn dùng tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch từ thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả. Các thảo dược quen thuộc như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo… sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

Trong đó hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng hiệp đồng giúp ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là RNA (virus gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban). Sản phẩm chứa các thảo dược này sẽ có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus, nên có thể dùng trong điều trị và phòng bệnh do virus gây nên trong đó có bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi vằn gây, vậy thời gian bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để giảm bớt những hệ quả do bệnh gây ra.

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ

Mỗi năm có khoảng 390 triệu ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu, khoảng 90 triệu trong số đó là trẻ em và phải nhập viện cấp cứu. Việt Nam là một trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do căn bệnh này do thời tiết nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và lan rộng. 

Trước những nguy hiểm của bệnh đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là với trẻ em thì chúng ta nên tìm hiểu kĩ về căn bệnh này. Bệnh sốt xuất huyết có thể bị truyền nhiễm do 4 chủng muỗi khác nhau được chia thành DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Không giống như những bệnh khác khi mắc 1 lần sẽ tự hình thành kháng thể và không mắc bệnh nữa, với bệnh sốt xuất huyết chúng ta có nguy cơ mắc bệnh nhiều lần trong đời nếu bị truyền nhiễm bởi những giống muỗi khác nhau.

Thời gian muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Muỗi vằn là nguồn gốc của bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu giai đoạn ủ bệnh của mình trong khoảng 4 – 10 và sau đó bắt đầu giai đoạn lây lan trong suốt quãng đời còn lại của nó. Virus sốt xuất huyết truyền sang người qua vết cắn của muỗi cái Aedes và nằm trong máu của người bị nhiễm bệnh trong 2-7 ngày.

Trong thời gian này con người cũng trở thành vật thể mang mầm bệnh chứa virus cũng là nguồn phát tán virus cho các con muỗi không bị nhiễm bệnh. Vì vậy thời gian bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết có thể kéo dài trong 4-5 ngày và tối đa 12 ngày.

Biểu hiện của sốt xuất huyết như thế nào?

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết
Những biểu hiện trẻ bị sốt xuất huyết

Sau khi biết trẻ em bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết thì mẹ hãy theo dõi trẻ trong khoảng thời gian này nhé, và những cách nhận biết sốt xuất huyết với những biểu hiện đơn giản như:

Thời gian trẻ ủ bệnh trong cơ thể cũng gần bằng thời gian trẻ lên những cơn sốt. Ban đầu có thể là những cơn sốt nhẹ nhưng sau 1-2 ngày thì trẻ có bị sốt cao 39 - 40 độ C một cách bất thường và kéo dài liên tục từ 2 đến 7 ngày. Nếu trẻ ở độ tuổi lớn hơn sẽ cảm thấy đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau nhức hai hốc mắt, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Ngoài sốt thì những biểu hiện khác của bệnh sốt xuất huyết cũng biểu hiện trong vòng 2-3 ngày đầu:

  • Đối với trẻ nhỏ sẽ thường xuyên quấy khóc về đêm và bỏ bú. Nếu trẻ bú quá no cũng bị trướng bụng, đau bụng hoặc nôn ói.
  • Trẻ bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết là khoảng 2-3 ngày và sau đó cơ thể trẻ xanh xao và mệt mỏi, đặc biệt hốc mắt đỏ ửng.
  • Trẻ em còn nhỏ nên những hệ cơ quan trong cơ thể còn chưa được hoàn chỉnh, vì thế ảnh hưởng do bệnh sốt xuất huyết có thể khiến trẻ bị suy đa tạng, biểu hiện cụ thể qua việc tiêu chảy do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
  • Sau vài ngày mệt mỏi thì trẻ lâm vào tình trạng thụ động, nằm li bì không linh hoạt và bắt đầu phát ban, xuất huyết dưới da.

Nếu trong vòng 3 ngày kể từ khi biết trẻ bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết mà vẫn chưa có biện pháp chăm sóc kịp thời có thể khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn, khiến trẻ xuất huyết ngoài như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết đường huyết đường tiêu hóa hay nôn và đi phân ngoài ra máu. Từ đó chuyển sang những biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, sốt vật vã, bứt rứt hoặc hôn mê li bì, huyết áp cao, xuất huyết não…

Xử lý như thế nào với những trẻ bị muỗi đốt gây sốt xuất huyết

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết
Mẹ nên hỏi bác sĩ về tình trạng trẻ em bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết

Sau khi biết bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết thì chúng ta nên áp dụng những phương pháp chăm sóc cụ thể để tránh những biến chứng nguy hiểm như đã nêu ở trên.

Những việc nên làm

Đưa trẻ đến bác sĩ hoặc những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xét nghiệm máu để có hướng điều trị kịp thời.

Người sốt xuất huyết nên ăn gì thì mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, thêm vào khẩu phần ăn của trẻ những loại thức ăn bổ máu, bù nước cùng những loại vitamin và khoáng chất.

Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách sẽ có thể giảm nhanh những triệu chứng nguy hiểm trong vòng 48 đến 72 giờ, bắt đầu hết sốt, giảm xuất huyết dưới da, thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn.

Lúc này mẹ nên thường xuyên theo dõi và đưa trẻ đi tái khám, chỉ ngưng sử dụng thuốc khi bác sĩ cho phép.

Những việc không nên làm

Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những loại thuốc hạ sốt.

Một số mẹ lo lắng trẻ em ăn không được và đi ngoài nhiều nên muốn truyền khoáng, truyền dịch để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ.Tuy nhiên điều này có thể gây ra những biến chứng nặng như phù phổi cấp, suy tim do lượng dịch truyền vào không được cơ thể hấp thụ.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp