Năm 1076 lực lượng quân bộ của nhà Tống tiến vào nước ta là

(Last Updated On: 31/07/2022)

Khi mới dựng cơ nghiệp, nhà Tống đã chú ý ngay đến vùng biên giới phía Nam và xúc tiến xây dựng vùng này thành căn cứ để xâm lược nước ta. Không những thế, nhà Tống còn lôi kéo các tù trưởng vùng biên giới và cả Chăm Pa, Chiêm Thành chống phá ta.

Năm 1076 lực lượng quân bộ của nhà Tống tiến vào nước ta là

Năm 1068, sau khi lên nắm quyền, để vượt qua những khó khăn trong nước, Tống Thần Tông đã quyết định chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Vua Tống tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới, tổ chức xây dựng các căn cứ xuất phát, chọn những tướng hiếu chiến và am hiểu tình hình Đại Việt làm tướng chỉ huy đạo quân xâm lược, cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta.

Trước tình hình đó, nhà Lý đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống bằng biện pháp: “Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra đánh trước chặn thế mạnh của giặc” (tức Tiên phát chế nhân). Đó là biện pháp phòng ngự tích cực nhất do Lý Thường Kiệt đề xuất và được nhà Lý tán thành. Nhà Lý huy động một lực lượng lớn khoảng 10 vạn quân, gồm: quân chủ lực của triều đình và dân đinh các bộ tộc miền núi, do Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.

Tháng 10/1075, cánh quân đầu tiên của Lý Thường Kiệt đã bao vây thành Cổ Vạn. Tiếp đó, các cánh quân do các Tù trưởng miền núi chỉ huy cùng đánh phá các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn… Đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiếp tục tấn công tiêu diệt các cứ điểm Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu. Đầu năm 1076, khi đã đạt được mục tiêu chiến lược đặt ra, Lý Thường Kiệt ra lệnh cho toàn bộ quân sĩ rút về nước.

Sau khi rút quân về, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị chống xâm lược, mai phục đường biên giới, cản bước tiến quân của địch. Đặc biệt, ông cho xây dựng phòng tuyến trên bờ Nam sông Như Nguyệt (S. Cầu) dài 100 km và trực tiếp chỉ huy bảo vệ phòng tuyến.

Tháng 1/1076, hàng vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy ồ ạt tiến vào Đại Việt, hội quân ở phía Bắc sông cầu nhưng không vượt qua được phòng tuyến Như Nguyệt để tiến vào Thăng Long. Quân tiếp ứng của Hòa Mâu bị đánh tan, không hỗ trợ được cho Quách Quỳ. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường kiệt mở cuộc tấn công, đánh thẳng vào doanh trại của quân giặc. Quân tống thua to, bị chết quá nửa. Để giữ thể diện cho vua Tống, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp chính trị mềm dẻo, đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.

(Nguồn tham khảo: Trần Văn Thức, Giáo trình tiến trình lịch sử Việt Nam)

Để chiếm Đại Việt nhà Tống âm mưu sử dụng lực lượng quân sự Chiêm Thành quấy phá, làm suy yếu ta và tạo thành mũi tấn công phối hợp từ phía Nam. Đó là chiến lược hai gọng kìm cùng một lúc tấn công Đại Việt từ hai phía Bắc và Nam.

         Để thực hiện âm mưu đó, năm 1074, trong khi ở Trung Quốc, Tống Thần Tông xuống chiếu cử Lưu Di giữ chức trấn thủ Quế Châu, chuyên công việc điều động binh mã, tích trữ lương thảo, xây dựng căn cứ Ung – Khâm – Liêm, thì ở phía Nam, quân Chiêm Thành cũng liên tục cướp phá và xâm phạm lãnh thổ nước ta. Quân Chiêm Thành đã được lệnh áp sát biên giới chuẩn bị đánh Đại Việt.

         Về phía Đại Việt vào thời điểm này đang là thời kỳ cường thịnh, nền quốc phòng ngày càng vững mạnh. Vì vậy, nhân dân ta bước vào thời kỳ kháng chiến chống Tống lần thứ hai trong tư thế hoàn toàn chủ động. Bấy giờ vua Lý Nhân Tông còn nhỏ tuổi, Thái Uý Lý Thường Kiệt ở cương vị như một tể tướng đóng vai trò chủ yếu điều hành công việc triều chính. Ông cũng trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến tranh, sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước cho phép Lý Thường Kiệt đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống một cách cương quyết chủ động. Nhưng đối với một kẻ thù lớn hiếu chiến và thâm hiểm như quân Tống, Lý Thường Kiệt không bao giờ chủ quan, mất cảnh giác. Những năm 1074 và 1075, quân Chiêm lại liên tục quấy phá ta để chuẩn bị lực lượng tấn công với quân Tống, Lý Thường Kiệt quyết định tiến công trước, nhằm tiêu diệt và khống chế quân Chiêm Thành, ngăn chặn mối hiểm họa từ phương Nam đất nước, đồng thời, làm phá sản âm mưu lôi kéo sử dụng lực lượng quân sự Chiêm Thành làm mũi tiến công thứ hai của nhà Tống. Nhờ đó, nhà Lý có thể rảnh tay ở phía Nam để tập trung đối phó với việc uy hiếp của quân Tống ở phương Bắc.

         Trong năm 1075, nhà Tống khẩn trương điều quân bắt lính ở vùng Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Tây. Quân đồn trú được tăng cường. Chúng triển khai chiếm giữ những nơi quan yếu trên tuyến biên giới. Năm liên trại lớn: Hoành Sơn, Thái Bình, Long Châu, Cổ Vạn và Tư Minh được xây dựng, trở thành vị trí án ngữ xây dựng ở phía trước, bảo vệ cho Ung – Khâm – Liêm. Đến giữa năm 1075, về cơ bản nhà Tống đã hoàn thành việc động binh và triển khai lực lượng phía trước. Hơn 10 vạn quân cùng với nhiều lương thảo, phương tiện chiến tranh đã được tập trung ở các kho, trại và căn cứ Ung – Khâm – Liêm đã được xây dựng thành bàn đạp tấn công xâm lược. Chỉ chờ 6 vạn quân chủ lực, tinh nhuệ từ phía Bắc xuống là vua Tống có thể ra lệnh xuất chinh.

         Nhờ có tin tức tình báo, với tầm nhìn chiến lược sắc sảo của mình, Lý Thường Kiệt đã phán đoán tình hình, phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch. Khi mọi lực lượng kháng chiến của Đại Việt đã sẵn sàng, khi mà sự chuẩn bị của nhà Tống đang ở giai đoạn cuối, Lý Thường Kiệt đã đề ra chủ trương chiến lược “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng và ông quyết định đánh trước địch, giáng đòn phủ đầu quân Tống, triệt phá hoàn toàn căn cứ xuất phát tấn công xâm lược của giặc, buộc chúng phải chuẩn bị lại từ đầu, đẩy lùi thời gian mở cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống”[1]. Tư duy chiến lược sáng tạo và độc đáo trong chỉ đạo chiến tranh của Lý Thường Kiệt đã san bằng căn cứ Ung – Khâm – Liêm của địch trong vòng 3 tháng. Đồng thời Lý Thường Kiệt đã chặn được mũi nhọn của giặc, đẩy địch rơi vào thế bị động ngay từ đầu, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

         Khi mục đích của cuộc tập kích đã đạt được, Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân về nước chuẩn bị đánh địch trên đất mình. Đây là một quyết định bất ngờ đối với quân giặc. Ý định dùng Ung Châu để giữ chân quân Đại Việt của địch không đạt được. Một lần nữa Lý Thường Kiệt đã phán đoán đúng âm mưu của địch, đã khéo léo tính toán, xử lý nhanh, chủ động rút quân về phòng thủ đất nước.

         Biết thế nào quân Tống cũng sẽ mang quân sang để trả thù và lấy lại uy thế, sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã chủ trương xây dựng một trận địa phòng ngự vững chắc, để chặn đứng quân xâm lược, bảo vệ an toàn cho kinh đô Thăng Long. Ý đồ chiến lược của Ông là bằng phòng ngự chiến lược, chặn đứng, phá thế tiến công của địch, giam hãm quân Tống trong tình trạng bị tiêu hao, mệt mỏi, thiếu lương thực, không viện binh, tạo thời cơ để phản công, tiến công tiêu diệt chúng. Có thể nói, đây là một điểm độc đáo về mặt chiến lược chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta; chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt.

         Mặc dù bị quân đồn trú, quân địa phương và dân binh Đại Việt chặn đánh quyết liệt, nhưng trong thế tiến công mãnh liệt, 30 vạn quân Tống đã nhanh chóng chọc thủng tuyến phòng thủ vòng ngoài và tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. Thế nhưng quân Tống không thể vượt sông được khi chỉ còn cách kinh đô Thăng Long khoảng 20Km nữa, phải chờ đợi sự hỗ trợ của đạo thủy quân do Dương Tùng Tiên chỉ huy; trong khi đó, chính đạo quân này đã bị Lý Kế Nguyên đánh tan ở sông Đông Kênh. Càng đóng lại lâu ngày, quân giặc càng sa vào thế bị động, càng bị tiêu hao, lương thiếu, binh mệt lại phải chống đỡ khắp nơi. Bởi thế, chủ tướng Quách Quỳ phải hủy bỏ kế hoạch tiến công "đánh nhanh thắng nhanh", chỉ lo phòng giữ, ra lệnh “ ai bàn đánh sẽ bị chém”. Như vậy, bằng phòng ngự chiến lược, Lý Thường Kiệt đã làm thất bại chiến lược tiến công của quân Tống buộc chúng phải chuyển sang phòng ngự bị động.

         Khi quân Tống đang ngày càng khó khăn, khốn quẫn, Lý Thường Kiệt đã chớp lấy thời cơ, chuyển sang phản công, tiến công tiêu diệt quân địch. Đây lại là một quyết định chiến lược sáng suốt và táo bạo, thể hiện tính chủ động và tài năng chỉ đạo chiến lược của ông. Với thắng lợi to lớn của đợt tiến công, quân ta đã dồn quân Tống đến chỗ bế tắc, buộc bọn tướng lĩnh chỉ huy phải lựa chọn một trong hai giải pháp: Hoặc là ngoan cố tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh để rồi không tránh khỏi sự tiêu diệt hoàn toàn, hoặc chấp nhận rút quân về nước chấm dứt chiến tranh giữ “thể diện Thiên Triều”. Đúng lúc này, Lý Thường Kiệt đã chủ động “dùng biện sĩ để bàn hoà, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu, mà vẫn bảo tồn được tôn miếu xã tắc”. Đây là chủ trương kết hợp giữa đánh địch và thương lượng, giữa quân sự và ngoại giao, buộc vua Tống ra lệnh bãi binh và từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt. Đồng thời, cũng là nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt.

[1] Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân - nxb ctqg, h. 2003, tr.18.

- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Ở phía Nam, nhà Tống xúi Chăm-pa đánh Đại Việt; ở phía Bắc, quân Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Nhà Lý chuẩn bị

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

- Chủ động đánh tan ý đồ tiến công, phối hợp với Chăm-pa đánh Đại Việt của nhà Tống.

- Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.

b. Diễn biến

Năm 1076 lực lượng quân bộ của nhà Tống tiến vào nước ta là
Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu
Quân Lý Thường Kiệt (mũi tên đỏ ), quân Tống (mũi tên xanh)

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung.

+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi đánh vào châu Ung Châu (Quảng Tây).

+ Đường thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm (Quảng Đông).

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu.

@82480@

c. Ý nghĩa

Quân tống hoàng mang, rơi vào thế bị động, làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược vào nước ta.

II. Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Nhà Lý chuẩn bị

- Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng ở những nơi hiểm yếu gần biên giới Việt - Tống: quân thủy đóng ở Đông Kênh, bộ binh bố trí dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt.

@82485@

b. Diễn biến

- Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; đạo quân khác do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.

- Tháng 1/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Quân  Lý do Quách Quỳ chỉ huy phải đóng ở bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy đến. Nhưng thủy quân nhà Tống bị Lý Kế Nguyên đã mai phục và chặn đánh nên không thể tiến sâu vào hỗ trợ.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

Năm 1076 lực lượng quân bộ của nhà Tống tiến vào nước ta là
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt, đẩy lùi chúng về bờ phía Bắc.

- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông Như Nguyệt bất ngờ mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của quân Tống.

@33721@

b. Kết quả

- Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

c. Nguyên nhân

- Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta.

- Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

d. Ý nghĩa

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc.

- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.