Năm 2023 lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm

Thông tin đáng chú ý về chính sách lương hưu năm 2023, để thực hiện chính sách tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2023/NĐ-CP chính thức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7/2023.

Nghị định 42/2023/NĐ-CP ghi nhận 9 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2023. Trong đó, những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/1995 là nhóm được tăng lương hưu cao nhất từ năm 2023 khi được tăng lương hưu, trợ cấp đến 2 lần trong cùng 1 đợt tăng.

Theo đó, những người hưởng lương hưu thuộc nhóm đối tượng này được tăng 12,5% hoặc 20,8% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7/2023. Trong đó, mức tăng 12,5% áp dụng cho người đã được tăng thêm 7,4% lương hưu trong đợt tăng ngày 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Mức tăng 20,8% áp dụng cho người chưa được tăng thêm 7,4% lương hưu trong đợt tăng ngày 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Năm 2023 lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm

Những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/1995 được tăng lương hưu cao nhất từ năm 2023.

Đồng thời, sau khi điều chỉnh tăng thêm theo mức điều chỉnh chung như trên, nếu lương hưu của những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 vẫn thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì sẽ được điều chỉnh tăng thêm một lần nữa.

Cụ thể, tăng thêm 300.000 đồng/người hoặc ấn định mức hưởng mới bằng 3 triệu đồng/tháng đối với những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng sau khi đã tăng 12,5% hoặc 20,8% mức hưởng.

Tăng thêm 300.000 đồng/tháng đối với người có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/tháng. Tăng lên bằng 3 triệu đồng/tháng đối với người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng/tháng đến dưới 3 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, các nhóm đối tượng khác chỉ được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội năm 2023 mức 12,5% hoặc 20,8% mức hưởng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, dự kiến có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chỉ trả với kinh phí khoảng 330 tỷ đồng.

Đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 cho thấy, mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đã được xác định dựa trên thời gian công tác thực tế và mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc của người lao động.

Tuy nhiên, với đặc thù của chính sách tiền lương giai đoạn trước năm 1995, cùng với các quy định của pháp luật về BHXH tại thời điểm đó, phần lớn người lao động nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động với thời gian làm việc ngắn và mức tiền lương trước khi nghỉ việc thấp.

Từ đó ảnh hưởng đến mặt bằng chung về mức hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng của nhóm đối tượng này.

Ngoài ra, một số nhóm đối tượng đã dừng hưởng theo quy định, sau đó được nhà nước ban hành chính sách cho tiếp tục hưởng trợ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, nên mức hưởng khá thấp so với mặt bằng chung.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc xác định mốc 3 triệu đồng/người/tháng đề làm căn cứ điều chỉnh được tính toán dựa trên mức 2,5 triệu đồng/người/tháng quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP, và thực hiện việc điều chỉnh tăng 20,8% theo mức tăng của mức lương cơ sở và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở theo Nghị quyết số 69/2022/QH15. Do đó, những người nghỉ hưu trước năm 1995 đã được điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối.

Việc điều chỉnh thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người nghỉ hưu, trợ cấp trước năm 1995, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người có mức lương hưu thấp và lương hưu cao.

Trước đó, lần gần nhất Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách này là từ ngày 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Cụ thể, điều chỉnh tăng thêm đối với người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995 sau khi đã thực hiện điều chỉnh tăng thêm 7,4% mà có mức hưởng dưới 2,3 triệu đồng/tháng thì được tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng.

Người có mức hưởng lương hưu trên 2,3 triệu đồng/người/tháng và dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng thì được tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.

Bạn đọc hỏi: Lương hưu tháng 6.2023 của tôi là 3,5 triệu đồng, vậy theo Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng thì tôi được tăng lên bao nhiêu tiền?

Năm 2023 lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm
Ảnh minh hoạ: VGP.

Từ ngày 1.7.2023 lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh:

Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Cụ thể: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7 năm 2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,125.

Bạn đọc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 6.2023 là 3,5 triệu đồng thì:

Mức lương hưu từ tháng 7.2023 = 3,5 triệu đồng x 1,125 = 3.937.500 đồng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Cụ thể: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7 năm 2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,208.

Bạn đọc có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 6.2023 là 3,5 triệu đồng thì:

Mức lương hưu từ tháng 7.2023 = 3.500.000 x 1,208 = 4.228.000 đồng.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn được tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP thì được nhận 3.937.500 đồng/tháng.

Nếu thuộc đối tượng được tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP được tăng lên 4.228.000 đồng/tháng.

Lương hưu được tăng bao nhiêu phần trăm?

(1) Từ ngày 01/7/2023, điều chỉnh như sau: - Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Những ai được tăng lương hưu năm 2023?

Theo đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng sẽ tăng từ 12,5% đến 20,8%, từ ngày 14/8/2023. Đáng chú ý, ngoài mức tăng trên, những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 1/1/1995 mà có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/tháng sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu thêm một lần nữa.

2024 tăng lương bao nhiêu?

Như vậy, chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6% từ 01/7/2024 thì mức lương các vùng sẽ tăng cụ thể như sau: Vùng I tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280 nghìn đồng); Vùng II tăng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250 nghìn đồng); Vùng III tăng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220 nghìn đồng);

Bao nhiêu tuổi thì được hưởng lương hưu?

Cụ thể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.