Nếu hàm ý của các câu văn : Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 (Ngày 2/5/2019)

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 120'

Phần I. ĐỌC - HIỂU. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)Quen rồi. (2)Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.(2)Ngày nào ít: ba lần. (3)Tôi có nghĩ tới cái chết. (4)Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.(5)Còn cái chính: liệu mình có nổ, bom có nổ không? (6) Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. (7)Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.(8) Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

2. Từ “tôi" trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào, có vai trò gì trong tác phẩm?

3. Xác định các phép liên kết chủ yếu trong đoạn trích trên..

4. Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật "tôi" qua tác phẩm ?

Phần II.TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1.(2 điểm).Từ nội dung phần Đọc - hiểu trong đoạn văn trên, em hãy viết bài văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm.

Câu 3.(5,0 điểm).Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi", của Lê Minh Khuê. (0,5)

-Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra rất ác liệt.(0,25)

Câu 2.

- Từ tôi trong đoạn trích chỉ Phương Định. (0,25)

- Vai trò: là người kể chuyện, là nhân vật chính trong tác phẩm.(0.25)

Câu 3. Các phép liên kết chủ yếu:

- Phép lặp: "bom", "tôi", "nghĩ" (0,25)

- Phép nối: "Nhưng"(câu 4); "Còn"(câu 5); "Và" (câu 8). (0,25)

- Phép thế: "thế" (Câu 7 ) thế cho câu 5,6. (0,25)

Câu 4. Hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua tác phẩm

- Hoàn cảnh sống rất nguy hiểm: Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa vùng trọng điểm ném bom của giặc Mĩ.(0,25)

- Vẻ đẹp của Phương Định: Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lòng dũng cảm, bản lĩnh vững vàng; lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, yêu đời, giàu mơ mộng và tình đồng chí đồng đội sâu sắc.(0,75)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN

Câu 1. ( 2 điểm)

a. Phần đoạn : Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người. (0,25)

(VD: Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp mà có nó con người sẽ vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.)

b.Phần thân đoạn: (1,5)

* Giải thích: dũng cảm là đức tính của con người, đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.

* Khẳng định & nêu dẫn chứng:

– Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị đô hộ phương Bắc nhưng vẫn kiên cường, gan dạ,dũng cảm chống giặc ngoại xâm.

- Trong 2 cuộc kc chống Pháp và chống Mĩ: bao chiến sĩ dũng cảm lên đường chiến đấu… (LH lòng dũng cảm của nv Phương Định)

– Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an hi sinh thân mình để bắt tội phạm,…(Nêu các dẫn chứng khác: tấm gương hi sinh thân mình để cứu bạn trong dòng nước lũ, cứu người trong đám cháy, truy đuổi cướp giật…đều là biểu hiện của lòng dũng cảm trong đời sống.)

– Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo vệ cái tốt và lên án cái xấu.

*Bàn luận ,mở rộng vấn đề: 

- Lòng dũng cảm là một phẩm chất đáng quý của con người…

- Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra,  hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.

Liên hệ thực tế: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp. Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

c. Kết đoạn(0,25). Cuộc sống muôn hình muôn vẻ với nhiều thử thách, chông gai, nếu con người không tôi luyện lòng dũng cảm rất dễ gục ngã, thất bại. Lòng dũng cảm có thể được rèn luyện từ bây giờ ngay từ những thanh động nhỏ nhất.

Câu 2. (5 điểm)

Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.5,0* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu được cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.0,5 * Thân bài:

Khổ 1: Tín hiệu của cảnh vật chuyển từ hạ sang thu

-Sự biến đổi của thiên nhiên lúc chuyển mùa sang thu:

+ Những nét đặc trưng: Hương ổi, gió se, sương chùng chình

+ Sự kết hợp giữa các từ ngữ: Bỗng- phả-hình như

Vẻ đẹp của thiên nhiên được cảm nhận tinh tế từ những dấu hiệu vô hình, mờ ảo, rất hẹp và rất gần; thu đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước.

-Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng với những cảm xúc bâng khuâng.1 Khổ 2: Đất trời chuyển mình sang thu

-Thời khắc giao mùa được cụ thể bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật:

+ Sông “ dềnh dàng” với dáng chậm chạp, thong thả như đang trầm xuống, không còn nữa dòng chảy dữ dội, cuồn cuộn trong ngày hè mưa lũ.

+ Hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.

+ Đám mây mùa hạ duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”

Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc

-Tâm trạng của nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đã làm nên nét riêng cho mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.1 Khổ 3: Biến đổi của cảnh vật và những suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời.

- Vẫn là những hình ảnh quen thuộc nắng, mưa, sấm của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần, ít dần, bớt bất ngờ. Thiên nhiên dần dần đi vào thế ổn định

+ Nắng hạ vẫn còn nhưng không chói chang.

+ Mưa cuối hạ vẫn còn nhưng đã vơi.

+ Sấm còn như cũng không còn rền vang nữa.

- Hai câu thơ cuối vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một hình ảnh ẩn dụ gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của cuộc đời.1.5* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ.

- Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo.* Kết bài: Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân về bài Sang thu.0,5 * Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ.0,25 * Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ0,25

CÁC ĐỀ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN 9

HỌC KỲ II

MÙA XUÂN NHO NHỎ

-Thanh Hải-

Đề 1 :

Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu : Ta làm con chim hót

1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.

2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa nh¬u thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ?

3. ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ"Tôi", nhung ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy?

4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nuớc, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. 

Đề 2 :(6 điểm):

Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:

“Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng”

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy?

Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).

Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu:

“Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưng”

Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?

GỢI Ý

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.

Bài thơ được viết vào tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến của tác giả.

Câu 2: Đoạn văn viết phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

a. Về hình thức: Là đoạn văn tổng - phân - hợp, đúng số câu dề bài quy định (khoảng từ 10-12 câu), không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, chữ viết sạch sẽ, rõ nét.

b. Về nội dung:

* Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

- Ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

* Thân đoạn: Đảm bảo được rõ hai mạch ý:

- Ý 1: Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng cùa dòng sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ.

- Ý 2: Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ:  cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”.

*Kết đoạn: Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viêt vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

c. Về ngữ pháp:

- Sử dụng đúng, thích hợp thành phần tình thái và phép nối trong đoạn.

- Gạch chân, chú thích rõ ràng thành phần tình thái được sử dụng trong một câu và những từ ngữ dùng làm phép nối trong đoạn văn

Câu 3: Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa.

- Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.

Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bào vệ đất nước trong những ngày đầu xuân.

- Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm  nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động.

Đề 3: ( 3 điểm)Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có đoạn:

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến”.

Hãy chỉ ra hàm ý của đoạn thơ?b) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 10 câu ) phân tích được biện pháp tu từ và nội dung chính của đoạn thơ, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.

* Gợi ý:

a) Hàm ý trong đoạn thơ là: Tác giả muốn được sống có ích, dâng hiến cho đất nước, cho cuộc đời dù là những đóng góp cá nhân nhỏ bé, khiêm nhường.

 b) * Yêu cầu về kĩ năng: Trình bày đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không lỗi chính tả.

     * Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể trình bày đoạn văn theo các ý sau:

- Nhà thơ muốn làm “con chim hót”, “một cành hoa”, làm “nốt trầm

xao xuyến” trong bản hòa ca cuộc đời. Đó là một sự dâng hiến lặng lẽ và khiêm nhường, một khát vọng tha thiết của một con tim luôn tràn đầy tình yêu cuộc sống.

- Tác giả dùng điệp từ “ta” vừa thể hiện được ý nghĩ riêng của cá nhân vừa khơi gợi sự đồng cảm của mọi người: Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho đất nước.

-  Thành phần cảm thán.

Đề 4 :

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải.

Hãy giới thiệu về bài thơ bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.

Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì?

3. Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Hải.

4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở câu 3.

Đề 5 :

Để bày tỏ nguyện ước chân thành được dâng hiến, được hòa nhập cho đời, trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết :

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

1. Trong khổ thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng ?

2. Hình ảnh con chim hót, bông hoa còn xuất hiện trong một khổ thơ khác của bài thơ. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hai hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào trong khổ thơ.

3. Nêu ý nghĩa của việc lặp lại hai hình ảnh này trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » ?

4. Giải thích nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ ».

Đề 6 :

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết, tình yêu đối với đất nước, cuộc đời, thể hiện khao khát chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muôn góp “một mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời , của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng cao đẹp của nhà thơ.

1a. Chép lại đọan văn trên sau khi đã sửa hết lỗi và thay hai trong ba từ nhà thơ bằng những từ khác để tránh lặp từ.

b. Việc thay như vậy đã làm thay đổi phép liên kết câu như thế nào?

2. Khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có hình ảnh thơ được lặp đi lặp lại. Đó là những hình ảnh nào? Bằng một đoạn văn ngắn, hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc lặp đi lặp lại những hình ảnh đó.

Đề 7: ( 3đ)

Mở đầu bài thơ Thanh Hải viết:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.”

1. Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong văn cảnh?

2. Chép 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?

3. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?

4. Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa. Chép nguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? Cho biết đó là bài thơ nào, của ai?

Gợi ý

1. Nêu đúng biện pháp tu từ: Đảo ngữ (0,5 đ)

Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa mọc lên từ dòng nước trong xanh, khoe sắc màu tươi sáng và tràn đầy sức sống…(0,75 đ)

2. Chép đúng 5 dòng tiếp theo của khổ thơ. (0,5 đ)

3. Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/ 1980 khi ông đang nằm trên gường bệnh chỉ còn vài tuần trước khi ông qua đời. (0,5 đ)

4. Chép đúng 2 câu thơ: “Muốn làm… tỏa hương đâu đây” (0,25 đ)

Bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa là bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (0,5 đ)

Đề 8 :

Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Gợi ý

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Trích dẫn thơ.

B. Thân bài:

KHỔ 1:

- “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”:

+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).

+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.

+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.

-> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.

- “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”:

+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.

+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà...

+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.

- “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.

+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.

+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.

+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.

KHỔ 2:

- Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.

- Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:

+ “Lộc” không nằm trên những cành non

+ “Lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.

+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển......

-> Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước.

- “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”:

+ Điệp cấu trúc + hai từ láy

+ Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp.

KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào.

- Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải.

- Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao.

- Đất nước như vì sao / so sánh: Chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại.

c. Kết bài:

- Khái quát nội dung nghệ thuật.

- Liên hệ bản thân.

VIẾNG LĂNG BÁC

- Viễn Phương-

Đề 1 :Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :

"Ta làm con chim hótTa làm một cành hoa."

Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

"Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng Bác."

a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.b.