Nêu những tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

LSTG Cổ trungPhần II. Lịch sử thế giới Cận Đại

Nội dung 1: Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII.

I/ Khái quát chung.

1/ CMTS phương thức chuyển từ hình thái KT-XH phong kiến sang hình thái KT-XH TBCN được thực hiện bằng cuộc đấu tranh g/c quyết liệt giành chính quyền giữa tập quyền phản động bên trên với quần chúng nhân dân do g/c TS lãnh đạo.

2/ Các cuộc CMTS có nhiệm vụ xóa bỏ những trở ngại trên con đường phát triển để tiến lên xây dựng một chế độ XH tiến bộ hơn đó là chế độ CNTB những trở ngại nói chung chính là chế độ phong kiến với những cơ sở KT-XH-CT và tư tưởng của nó.

Về mặt phương thức sản xuất CMTS giải quyết mâu thuẫn giữa TBCN đang trên bước đường hình thành và phát triển với quan hệ SX phong kiến đã trở nên lỗi thời kìm hãm sự phát triển lực lượng SX xã hội.

Thành quả về CMTS về mặt chính trị là xóa bỏ chính quyền phong kiến thiết lập chính quyền TS.

Về kinh tế phá bỏ sự ràng buộc phong kiến trong nền kinh tế cũ, chủ yếu là vấn đề ruộng đất, xây dựng nền kinh tế mới TBCN, mở đường bằng sự tiến hành CM kỷ thuật, CM công nghiệp, tiêu biểu là cuộc CM ở Anh thế kỷ XVIII XIX. Những thành tựu KT-CT đã tác động nhiều đến đời sống như VH XH, tinh thần lối sống.

CMTS Nederland ( mốc mở đầu thời kỳ cận đại), cuộc CM này nổ ra sớm nhất của lịch sử nhân loại, diễn ra không lớn như các cuộc CM khác, có những tác động quan trọng, được xam là tiếng kèn xung trận thôi thúc mọi người đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ chính trị xã hội tiến bộ hơn và các cuộc CM Âu Mĩ về sau có chịu ảnh hưởng của CM Nederland. CM Nederland về cơ bản đã hình thành sơ đồ tổng thể về nhiệm vụ chung của các cuộc CMTS thời cận đại lật đổ chế độ phong kiến xác lập chế độ TBCN. Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.

Đấu tranh chống ngoại xâm.

Thống nhất thị trường trong nước.

Hình thành dân tộc TS.

II. Những tiền đề CM.

1/ Tiền đề kinh tế: Sự phát triển của CNTB Anh trước CM biểu hiện qua:

a/ Sự xuất hiện kinh tế TBCN trong nông nghiệp với hiện tượng rào đất đề kinh doanh len dạ và góp phân tích rào đất để kinh kinh doanh len dạ và góp phàn tích lũy TB nguyên thủy.

b/ Sự phát triển thủ công nghiệp TBCN với sự xuất hiện các công trường thủ công với phân tán và tập trung, CN len dạ, khai mỏ, đóng tàu, đồ gốm, kim khí đều có sự phát triển vượt bậc thị trường hình thành với những công ty thương mại buôn bán với nước ngoài được thành lập: Công ty Đông Ấn Aán Độ, Công ty Phương Đông.

c/ Tất cả các yếu tố tạo nên yếu tố cm đang tan rã mở đường cho CNTB phát triển.

2/ Chính trị:

a/ Sự phân hóa trong hàng ngũ g/c quý tộc, phong kiến đã đưa đến sự ra đời tầng lớp quý tộc mới. Bên cạnh sự hình thành g/c TS, trong đó quý tộc mới vừa được đặc quyền và địa vị như quý tộc phong kiến vừa có quyền lợi gắn với g/c TS. Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến, do vậy TS có quý tộc mới đã liên minh đông đảo với nhân dân hợp thành 1 mặt trận đông đảo chống phong kiến.

b/ Tình hình chính trị nước Anh lúc bấy giờ rối ren làm cho các mâu thuẫn XH trở nên gay gắt, yêu cầu, khách quan của XH Anh lúc này là thủ tiêu chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển và giải quyết vấn đề nông dân.

3/ Tiền đề tư tưởng.

Sự chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc cm TS Anh được biểu hiện là cuộc đ/tr giữa 2 tôn giáo. Trong đó g/c TS sử dụng ngọn cờ Thanh giáo Tôn giáo trong sạch là ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu trang lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo và Thanh giáo có 2 bộ phận khác nhau về kinh tế và thái độ chính trị trong cm là phái Trưởng Lão và phái Độc Lập.

II/ Diễn biến CM :

* Từ 1642 1688.

Mở đầu là sự kiện nhà vua Charles I (Sắc lơ I ) đã tiên chiến với quốc hội, trung tâm của Thanh giáo liên quan đến vấn đề tài chính, cải cách chính trị và cuộc nội chiến bùng nổ giữa 2 ngọn cờ là Anh giáo và Thanh giáo. CM TS Anh trải qua 2 giai đoạn chính sau:

1/ Giai đoạn thứ I: Từ 1642 1649 gđ g/c TS đấu tranh thành lập nền cộng hòa với các sự kiện chính yếu sau:

a/ Lúc đầu quyền lợi cm nằm trong tay phái Trưởng Lão, đại diện cho tầng lớp đại TS giàu có, ít nhiều gắn liền với quyền lợi chế độ phong kiến chống giáo hội Anh.

b/ Tính chất thỏa hiệp của phái Trưởng lão, thể hiện qua việc không kiên quyết thủ tiêu sự tồn tại cảu nhà vua Charles I, thậm chí còn tìm cách giải phóng cho nhà vua đã dẫn đến sự sụp đổ của phái này và sự lên nắm quyền của phái Độc Lập, đại diện cho quyền lợi tầng lớp quý tộc mới và tầng lớp TS vừa và nhỏ.

c/ Lãnh đạo phái Độc lập là Oliver Cromwell thấy rõ ý chí cm của quàn chúng nên chủ trương dựa vào họ để chống nhà vua. Oâng là người thực hiện cải cách kiên quyết trong việc lật đổ thực dân phong kiến nên đưa cm đến thắng lợi.

Sự kiện lực lượng cm xử tử nhà vua Charles I vào ngayfg 30- 01-1649 tuyên bố thành lập nền cộng hòa ngày 19- 05- 1649 được coi là sự kiện đỉnh cao của cm TS Anh. Nhưng quần chúng nhân dân không hề được hưởng quyền lowijgif lại bị khốn khổ vì nạn bạo chiếm ruộng đất, mặc dầu họ là người chịu nhiều hi sinh đã dành thắng lợi cho CM.

2/ Giai đoạn II 1649 1688.

Là giai đoạn g/c TS cũng cố địa vị thống trị cảu g/c mình và tiến tới thành lập nhà nước quân chủ lập hiến. Đây là giai đoạn cm TS Anh diễn biến hết sức phức tạp và được chia ra làm những giai đoạn nhỏ thể hiện sự thăng trầm trong tiến trình cm TS Anh với các sự kiện chủ yếu sau:

a/ Giai đoạn 1649 1653.

Giai đoạn Oliver Cromwell thực thi các chính sách nhằm cũng cố và bỏa vệ quyền lợi của g/c quý tộc mà bao gồm các chính sách về công thương nghiệp ruộng đất cùng với các cuộc chiến tranh xâm lược Scotland và Iraland và cuộc đàn áp dã man cảu phong trào đấu tranh của nông dân.

b/ Giai đoạn 1653 1660.

Lo sợ trước phong trào quần chúng, để bảo vệ cho quyền lợi cảu mình g/c TS và tầng lớp quý tộc mới đã đưa Oliver Cromwell lên làm bảo hộ công 1653, và Oliver Cromwell tuyên bố xóa bỏ nền cộng hòa và thiết lập chế độ độc tài quân sự tập trung mọi quyền lợi vào trong tay mình.

Sau khi Oliver Cromwell chết (1658 ) cho con trai kế vị là Richard bất tài và không có uy tín nên nền độc tài bị lung lay, đã đưa đến sự phục hồi quyền lực của g/c phong kiến vào 1660 với sự kiện là Charles II lên ngôi vua và sau đó James II em trai của Charles II lên nắm quyền.

c/ Giai đoạn 1660 1688 : Là giai đoạn g/c phong kiến trở lại nắm quyền và cản trở quá trình phát triển KT TBCN ở Anh, nguy cơ phục hồi chế độ phong kiến đã buộc g/c TS tiến hành cuộc chính biến vào tháng 12-1688 đưa Vinhem Orange con rể cảu James II đang làm thống đốc ở Hà Lan về làm vua ở nước Anh. Đây là cuộc chính biến kết thúc cuộc cm TS Anh và xác định lại tính chất của cuộc cm, cũng cố thêm chính quyền có lợi cho TS và quý tộc mới và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến mô hình nhà nước thứ 2 trong lịch sử thế giới cận đại.

III/ Đánh giá về cm TS Anh:

1/ CM TS Anh là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Châu Âu và thế giới, cuộc cm đập tan nền quân chủ phong kiến thiết lập chế độ TBCN, mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển, trong cuộc đấu tranh giữa g/c phong kiến. g/c TS đã giành được thắng lợi.

2/ CM TS Anh có 3 đặc điểm chính sau:

a/ CM được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh g/c giữa g/c TS và một phần tàng lớp quý tộc mới, giữa 2 giai tầng này có mối liên hệ về KT- CT.

b/ Tính chất bảo thủ của cuộc cm TS Anh thể hiện rõ nét trên một số lĩnh vực: Về chính trị thì vẫn duy trì sự thống trị của nhà vua. Về kinh tế không giải quyết vấn đề ruộng đấtcho nông dân, Cm chưa ban hành hiến pháp về quyền tự do dân chủ.

c/ CM TS Anh diễn ra dưới hình thức tôn giáo thông qua đấu tranh giữa Thanh giáo và Anh giáo, thực chất đó là sự đấu tranh giữa 2 luồng tư tưởng TS và phong kiến, và cuộc đấu tranh g/c giữa g/c TS và g/c phong kiến.

3/ Vấn đề quan hệ giữa g/c TS và quàn chúng nhân dân trong cm Ts Anh.

a/ Tính chất cm của g/c Ts Anh được thể hiện trong việc lãnh đạo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ phong kiến, nhưng trong tiến trình cm vì quyền lợi g/c mình, g/c TS không thể đưa cm tiến xa hơn, mà tìm cách dừng lại nửa chừng và cuối cùng cm kết thúc bằng sự nhượng bộ của những người lãnh đạo đã thiết lập chế độ quân chủ lập hiến..

b/ Lúc này bên cạnh sự vận động cảu g/c Ts cũng đã nổ ra những cuộc vận động độc lập của g/c TS được xem là tiếng chuông báo hiệu những phong trào đấu tranh mạnh mẽ hơn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột sau này.

Advertisements

Share this:

Related

  • Các cuộc phát triển lớn về địa lý .
  • June 4, 2012
  • CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)
  • June 4, 2012
  • Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
  • June 4, 2012