Ngành công nghiệp hỗ trợ là gì

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Có thể thấy công nghiệp hỗ trợ là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, là nền tảng, là cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết, linh kiện được sản xuất từ ngành công nghiệp hỗ trợ. Do vậy, nếu công nghiệp hỗ trợ kém phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng sẽ bị giới hạn trong một số ít các ngành.

Ngành công nghiệp hỗ trợ là gì

Theo TS. Lê Xuân Sang và Th.S Nguyễn Thị Thu HuyềnViện – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định rằng việc công nghiệp hỗ trợ phát triển hiệu quả sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo tăng trưởng bền vững. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ thu hút FDI, tỷ lệ của chi phí về công nghiệp hỗ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có chi phí về lao động nhưng công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho một trường đầu tư kém hấp dẫn.

Hiện nay, các tập đoàn kinh tế, công ty nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ chú trọng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng được một ngành công nghiệp hỗ trợ tốt, đáp ứng được nhu cầu mua sắm linh kiện, chi tiết sản phẩm phục vụ cho dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm. Nếu như công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài, nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì vậy, việc Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam.

Khu công nghiệp hỗ trợ là gì? Vai trò của khu công nghiệp hỗ trợ? Mục tiêu của khu công nghiệp hỗ trợ? Chính sách của khu công nghiệp hỗ trợ?

Khi nhắc đến các dự án khu công nghiệp quy mô lớn, không thể không nhắc đến một trong những trợ thủ đặc lực là khu công nghiệp hỗ trợ, sự ra đời của khu công nghiệp hỗ trợ góp phần làm phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước nhà, chính vì điều đó trong mục tiêu của nó cũng rất rõ ràng và chính sách mà nhà nước áp dụng cũng rất “tốt”.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khu công nghiệp hỗ trợ là gì?
  • 2 2. Vai trò của khu công nghiệp hỗ trợ:
  • 3 3. Mục tiêu của khu công nghiệp hỗ trợ:
  • 4 4. Chính sách của khu công nghiệp hỗ trợ:

Giải thích về khu công nghiệp hỗ trợ, Nghị định 82/2018/NĐ-CP cho rằng: “Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp.” Việc hình thành khu công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện sản xuất tập trung, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hoặc lắp ráp sản phẩm, hơn nữa lại dễ dàng quy hoạch, quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng: Khu công nghiệp hỗ trợ cần được ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, bảo vệ nghiêm ngặt về môi trường, có các dịch vụ hậu mãi, bảo trì khép kín trong khu công nghiệp, kịp thời giải quyết mọi nhu cầu của các doanh nghiệp. Nhu cầu về nguồn điện đảm bảo cung ứng đủ, ổn định và đảm bảo chất lượng, không để xảy ra tình trạng cắt điện làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất.

Khu công nghiệp hỗ trợ trong Tiếng anh là ” Supporting Industrial Zone“.

2. Vai trò của khu công nghiệp hỗ trợ:

Vai trò của khu công nghiệp hỗ trợ cơ bản phụ thuộc vào vai trò của công nghiệp hỗ trợ, trong đó, có thể kể đến một số vai trò như quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp ; khu công nghiệp hỗ trợ tăng tính chủ động cho nền kinh tế (Nếu công nghiệp hỗ trợ trong nước không phát triển thì các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sẽ phải lệ thuộc vào nước ngoài đặc biệt trong trường hợp có biến động về quan hệ ngoại giao, khi đó ngành chế tạo ở quốc gia này chỉ là ngành gia công, lắp ráp đơn thuần và khả năng cạnh tranh rất thấp và phụ thuộc vào bên ngoài. Như vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế.); khu công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khu công nghiệp hỗ trợ lại là nơi để thu hút, tăng vốn đầu tư nước ngoài;….

3. Mục tiêu của khu công nghiệp hỗ trợ:

Mục tiêu phát triển của khu công nghiệp hỗ trợ được ghi nhận trong Nghị định 82/2018/NĐ-CP, điều này chứng minh được tầm quan trọng bằng việc đặt ra “đích đến” một cách rõ ràng trong việc phát triển khu công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, tại Điều 34 quy định rằng:

1. Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ nhằm cụ thể hóvà thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ trong từng thời kỳ.

Xem thêm: Quy định về thành lập khu công nghiệp tại Việt Nam

2. Hình thành liên kết sản xuất giữa các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; đổi mi cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài; chuyển giao công nghệ, kỹ năng sản xuất tiên tiến, hiện đại thông qua hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.“

Nhìn chung, mục tiêu trên đây mang tính chất chung nhất, tức là đó sẽ là mục tiêu mang tính định hướng, các mục tiêu sẽ được đặt ra chi tiết hơn đối với từng khu công nghiệp hỗ trợ, đối với từng quyết sách của chủ thể có thẩm quyền, đối với từng dự án, sao cho phù hợp với mục tiêu chung đó. Hơn hết, việc đặt ra mục tiêu là phải để đạt được, điều đó thôi thúc, tạo động lực và ràng buộc trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn.

4. Chính sách của khu công nghiệp hỗ trợ:

Chính sách khuyển khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ được hiểu là những ý tưởng, những ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thôi thúc, hỗ trợ đối với dự án đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ. Nội dung chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ được quy định tại Điều 35 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, cụ thể:

“1. Đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, bao gồm phân khu công nghiệp hỗ trợ:

a) Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định pháp luật về đất đai; cho thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm;

b) Ưu tiên vay vn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn ưu đãi ODA cho vay lại, xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ để huy động vốn ngoài nước và thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, tín dụng và pháp luật có liên quan;

c) Được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia để kêu gọi đối tác hợp tác đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp hỗ trợ:

Xem thêm: Thuê đất ở khu công nghiệp phải nộp các khoản tiền gì?

a) Được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các hỗ trợ khác theo quy định pháp luật về thuế, phát triển công nghiệp hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan;

b) Trường hợp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi trong thời gian tối đa là 30 ngày;

c) Ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chương trình khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

3. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, phân khu công nghiệp hỗ trợ được áp dụng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện:

a) Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp xác định cụ thể các ngành, nghề công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên thu hút đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ về các ngành, nghề công nghiệp hỗ trợ;

b) Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong khu công nghiệp;

c) Nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản này và loại hình khu công nghiệp hỗ trợ được nhà đầu tư cam kết cụ thể trong hồ sơ dự án đu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền quy định loại hình khu công nghiệp hỗ trợ trong quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư trong trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.“

Xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ gắn liền với những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu thúc đẩy thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo động lực và nền tảng để thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn và đa dạng hóa đối tượng thu hút đầu tư

Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp

Có thể thấy rằng, nội dung về chính sách ưu đãi tập trung vào tài chính, trong đó liên quan đến các nội dung về tiên thuê đất, kêu gọi vố đầu tư hay ưu đãi vay, tất cả đều giải quyết tốt nhất cho dự án về vấn đề tài chính. Nhìn chúng, các chính sách khuyến khích này đáp ứng được mong moi của các chủ dự án đầu tư, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội hiện nay và có khả năng thực hiện được.

Các khu công nghiệp hỗ trợ có cơ sở hạ tầng cũng rất tốt và thường có diện tích khá lớn, ví dụ:

Khu hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hạng mục: Đường giao thông, bãi xe, cây xanh, đường điện, hệ thống dẫn nước sạch, nước thải, hệ thống ống dẫn khí, hệ thống thông tin liên lạc; trạm bơm, trạm điện; trạm xử lý nước thải; trạm cấp nước; Bến bãi, kho tàng, kho ngoại quan; Tòa nhà hành chính – văn phòng, khu phòng họp, hội trường;

Khu sản xuất: đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, các lô đất cho thuê có diện tích từ 3.000 m2 đến 10.000 m2 ; đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nhà xưởng tiêu chuẩn và chung cư nhà xưởng cao tầng xây sẵn cho thuê có module 200 m2, 300 m2, 500 m2, 1000 m2.

Khu hỗ trợ sản xuất bao gồm các hạng mục: Khu trưng bày sản phẩm mẫu, nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng sản xuất; Khu nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm; cung cấp/cho thuê máy móc thiết bị; Khu vườn ươm doanh nghiệp; Khu dịch vụ tiện ích – xã hội; Khu vực dành cho dịch vụ ngân hàng, tài chính, bưu điện; Khu nhà ở chuyên gia, khu nhà ở công nhân; Khu siêu thị, mua sắm, nhà hàng, khách sạn; Khu giải trí, vui chơi, thể thao; Khu khám chữa bệnh, trạm y tế; Khu trung tâm đào tạo, trường học.