Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì

Việc làm IT Phần cứng - mạng

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
Khám phá khái niệm của ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Internet ngày càng chiếm một vị trí và vai trò lớn trong cuộc sống của chúng ta. Một cụm từ mới đã được ra đời để chỉ xu hướng nổi tiếng do hãng Microsoft phát triển. Đó là IOT (Internet of Things - Internet của tất cả mọi thứ). IoTs có một ý tưởng cực kỳ độc đáo khi tận dụng sự ưu việt của mạng internet để kết nối mọi thứ lại với nhau. Chúng ta đã có Facebook, Instagram, Youtube, Skype, Zalo,... làm ví dụ điển hình cho truyền thông dữ liệu. Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhiều cách truyền thông dữ liệu khác như: báo mạng điện tử, quảng cáo trực tuyến, mua sắm online, học trực tuyến,... Bất cứ lĩnh vực nào cũng có sự xuất hiện của công nghệ thông tin nói chung và mạng máy tính, truyền thông dữ liệu nói riêng. 

Có thể nói, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, chuyên nghiên cứu và thiết kế, sáng tạo, đưa ra ý tưởng xây dựng, khởi động và thực hiện tất cả các công đoạn liên quan đến truyền tải thông tin, các cơ sở hạ tầng, phương tiện liên quan đến thông tin, quản lý toàn bộ mạng, hệ thống thông tin kèm dữ liệu của người dùng,...  

Việc làm quản trị mạng

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
Những kiến thức về Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu sẽ được đào tạo

Bạn có cảm thấy băn khoăn về chương trình đào tạo của những ai đang theo học ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu không? Khi bạn quyết định chọn học ngành này, rất nhiều chương trình và môn học đã được nghiên cứu, phân tích cẩn thận để có hiệu quả thực sự khi áp dụng với người học.

Đối với sinh viên đang học ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn sẽ được trang bị rất kỹ các thông tin cơ bản, khái quát chung về công nghệ thông tin kèm những kiến thức chuyên ngành được khai thác sâu, đòi hỏi người học phải có khả năng nhận biết tốt. Bên cạnh đó, bạn sẽ được trải nghiệm, thực hành để rèn luyện thêm nhiều kỹ năng và lấy kinh nghiệm thông qua các bài tập. Các học phần tự chọn cũng được đưa ra phong phú, giúp người học thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu về ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Những học phần tự chọn ấy có thể kể đến như: 

- Định hướng truyền thông: truyền thông quang, truyền thông số và mã hóa, truyền thông vệ tinh, mạng truyền thông di động, mạng truyền thông máy tính, truyền thông vô tuyến, truyền thông đa phương tiện.

- Định hướng mạng máy tính: quản trị mạng, an ninh mạng, lập trình mạng, đánh giá hiệu năng mạng, phân tích và thiết kế mạng máy tính, các giải thuật phân tán, thực hành an ninh mạng, thực hành hệ điều hành mạng, các thiết bị mạng và môi trường truyền.

- Định hướng khác: phát triển ứng dụng web, robot và trí tuệ nhân tạo, lập trình phần mềm, lập trình game, lập trình hệ thống nhúng (embedded) và thời gian thực, phát triển ứng dụng di động, các chuyên đề trong TT&MMT.

3. Các ngôi trường đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
Các ngôi trường đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Trước khi đi vào tìm hiểu những ngôi trường cao đẳng, đại học chuyên đào tạo về ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, hãy khám phá xem nhóm ngành này xét tuyển những tổ hợp nào nhé.

Chắc chắn, khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) là hai tổ hợp được nhiều thí sinh lựa chọn để xét tuyển vào ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Vì một lý do rất dễ nhận thấy, khối A00 và D01 là hai khối phổ biến có thể xét tuyển vào nhiều nhóm ngành nên được các trường cấp 3 tách ra. Do đó, ngay từ hồi học trung học phổ thông, các bạn học sinh đã phần nào được luyện kiến thức khá “nhuyễn” về các môn học này rồi. 

Nhưng ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn các tổ hợp môn khác nếu thế mạnh không phải là khối A00 hay D01 như: A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý) và C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa). Điểm chuẩn của các khối thi ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thường xuyên dao động trong khoảng từ 14 - 18 điểm (nếu xét theo điểm thi THPT Quốc gia) hoặc 20 - 25 (nếu xét học bạ), tùy thuộc vào quyết định của từng đơn vị tuyển sinh.

Dưới đây là danh sách một số trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo về ngành ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu:

3.1. Trường Đại học Thăng Long

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
 Trường Đại học Thăng Long

Với mục tiêu đào tạo không vì lợi nhuận, trường Đại học Thăng Long đã và đang phát huy rất tốt nhiệm vụ của mình trên con đường tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, hợp tác, phát triển. Không chỉ đầu tư về cơ sở vật chất, nhà trường còn liên tục thay đổi và chú trọng vào chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo hiệu quả.

Tuy là trường tư thục nhưng văn bằng của trường vẫn được xếp trong Hệ thống văn bằng Quốc gia và được công nhận giá trị cao. Thầy cô giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết, nỗ lực với tất cả các kiến thức, kinh nghiệm chắt lọc của mình. Sinh viên của trường đều rất năng động, sáng tạo và không ngừng cầu tiến. Vì vậy, nếu bạn định theo đuổi ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thì hoàn toàn có thể yên tâm, gửi gắm niềm tin khi học ở trường Đại học Thăng Long.

Việc làm thực tập quản trị mạng

3.2. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trực thuộc sự quản lý của Bộ Công thương, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là ngôi trường chuyên đào tạo những ngành nghề liên quan đến cơ khí, điện tử, công nghệ, kỹ thuật,... Những giáo trình ở đây đều được biên soạn và giảng dạy bởi những thạc sĩ, tiến sĩ dày dạn kinh nghiệm, các tổ chức nghiên cứu về khoa học - công nghệ thường xuyên được triển khai, các dịch vụ việc làm hay xuất khẩu lao động cũng hay được được thực hiện,... Tất cả đều tạo nên một môi trường lý tưởng giúp những bạn có đam mê theo học ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được tự tin, thoải mái phát huy khả năng, năng lực của bản thân.

3.3. Gợi ý những trường khác

Ngoài hai ngôi trường tiêu biểu được kể trên đây, các bạn cũng có thể bổ sung thêm danh sách của mình bằng những cái tên sau đây:

- Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ở khu vực phía Bắc: Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ở khu vực phía Nam:  Đại học Trà Vinh, Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Cần Thơ, Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Hoa Sen, Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: System testing là gì và những thông tin liên quan

4. Những nghề nghiệp có mối liên hệ với ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
Những nghề nghiệp có mối liên hệ với ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Để giải đáp câu hỏi đã đặt ra ngay ở tiêu đề “Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ra làm gì?”, timviec365.vn sẽ đưa ra một số gợi ý cho các bạn như sau:

- Chuyên viên quản trị mạng: những người sẽ nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc quản lý đường truyền mạng cùng các thông tin dữ liệu quan trọng. Nơi làm việc của chuyên viên quản trị mạng cũng thay đổi liên tục. Đó là: các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ Internet, trung tâm dữ liệu liên quan đến cáp quang,...

- Thiết kế mạng chuyên nghiệp: chuyên phụ trách quản lý, xây dựng hệ thống mạng cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp hay các khu công nghiệp, những nhà cung cấp dịch vụ internet,...

- Sửa chữa máy móc, thiết bị liên quan đến đường dây mạng.

- Chuyên viên phát triển, xây dựng và thiết lập phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính.

- Chuyên viên xây dựng và phát triển các mảng ứng dụng liên quan đến truyền thông, thương mại điện tử,...

Nơi làm việc vô cùng đa dạng, không bị bó hẹp khiến ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều ứng viên. Mức lương cũng được thay đổi đa dạng, dao động trong khoảng từ 8 - 15 triệu đồng, tùy thuộc vào mỗi ngành.

Việc làm kỹ sư mạng máy tính

5. Những điều kiện cần đáp ứng để thành công

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu la gì
Những điều kiện cần đáp ứng để thành công

Để thành công trên con đường theo đuổi ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn cần có đủ các điều kiện sau đây:

- Sự yêu nghề: khi bạn làm bất cứ công việc gì, bạn phải có tình yêu nghề. Không phải ai cũng may mắn cảm nhận được tình yêu nghề. Để làm được điều này, bạn cần có đủ sự nhiệt huyết, chăm chỉ với nghề. Khi bạn yêu thích một thứ gì đó, hãy theo đuổi sở thích ấy. Dần dần, sở thích này sẽ lớn lên trong bạn, cùng với sự chăm chỉ, nó sẽ biến thành sự yêu nghề lúc nào không hay. 

- Khả năng phân tích, phán đoán nhanh nhạy: bạn cần phải liên tục tư duy, luyện tập khả năng nghĩ nhanh, làm nhanh để bắt kịp khối lượng công việc lớn. Khi các sự kiện về dây mạng có vấn đề, người quản lý dây mạng phải xử lý nhanh để không ảnh hưởng đến công việc của người khác. 

- Ham học kiến thức mới, thường xuyên trau dồi kỹ năng, không ngừng bồi đắp tri thức mới.

- Biết cân bằng cuộc sống, chịu đựng được áp lực công việc.

- Vừa có khả năng làm việc nhóm, vừa có khả năng làm việc độc lập.

- Khả năng ngoại ngữ tốt, biết được hai ngôn ngữ thì càng tốt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hướng nghiệp liên quan đến ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu mà timviec365.vn đã vừa giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được những bạn đang có ý định theo đuổi ngành này, cũng như phổ cập thêm kiến thức cho những ai còn cảm thấy mới lạ về Công nghệ thông tin. Hẹn gặp lại các bạn với những tin tức hướng nghiệp bổ ích lần sau trên trang web timviec365.vn.

Tham khảo ngay: Test Case là gì? Học cách viết Test Case cho người mới nhập môn