Ngành thương mại quốc tế học trường nào

  • Trang chủ
  • /
  • Kinh doanh và Luật
  • /
  • Chương trình đào tạo
  • /
  • Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế

  • Giới thiệu
  • Chương trình đào tạo
    • Luật kinh tế
    • Quản trị kinh doanh
    • Quản trị du lịch
    • Thương mại quốc tế
    • Kinh tế đối ngoại
    • Marketing
    • Quản trị nhà hàng - khách sạn
    • Thương mại điện tử
    • Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
  • Cố vấn học tập
  • Giảng viên
    • Sơ đồ tổ chức
    • Giảng viên Khoa Kinh doanh và Luật
    • Sổ tay giảng viên
  • Sinh viên
    • Sổ tay sinh viên
    • Thời khóa biểu
    • Lịch thi
    • Kết quả học tập
    • Kết quả phúc khảo
  • Thực tập
    • Thông báo thực tập
    • Danh mục công ty bảo trợ thực tập
    • Biểu mẫu tốt nghiệp
    • Thực tập tốt nghiệp
    • Thực tập thực tế
  • Khóa luận tốt nghiệp
  • Danh sách tốt nghiệp
  • Hoạt động ngoại khóa

Tổng quan về ngành Thương mại quốc tế

Ngành thương mại quốc tế học trường nào

Tổng quan chương trình

Chương trình cử nhân Thương mại quốc tế kéo dài 8 học kỳ được học trong 4 năm bao gồm các môn học chương trình đại cương và các môn chuyên ngành.

Chương trình cử nhân Thương mại quốc tế của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn được thiết kế theo tiêu chuẩn nội dung chương trình của các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ.

Đặc điểm chương trình

Mục tiêu của chương trình cử nhân Thương mại quốc tế là nhằm đào tạo sinh viên trở thành những người có kiến thức, kĩ năng và có khả năng thích nghi cao để đáp ứng những đòi hỏi của môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh toàn cầu. Nhờ chương trình được thiết kế đa dạng và linh hoạt, sinh viên sau khi kết thúc khóa học có khả năng áp dụng tư duy phê phán, phương pháp phân tích và kĩ năng quản lý ở các mức độ và tiêu chuẩn khác nhau. Họ cũng có khả năng phân tích thị trường, các xu hướng của thị trường và có kiến thức cơ bản về luật kinh doanh quốc tế.

Sinh viên cũng sẽ được tiếp cận với rất nhiều các tình huống thực tế trong kinh doanh và các hoạt động kinh tế thông qua các nghiên cứu, thảo luận và phân tích tình hình cũng như năng lực của các công ty.

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có được nhận thức sâu sắc về các hình thức thương mại, môi trường kinh doanh và có thể đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Để nhận bằng cử nhân Quản trị kinh doanh chuyên ngành Thương mại quốc tế chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, sinh viên phải hoàn thành chương trình cử nhân Thương mại quốc tế và đạt chứng chỉ TOEIC tối thiểu 500 điểm của ETS - Hoa Kỳ.

Để nhận bằng cử nhân chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, sinh viên phải hoàn thành chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh và đạt chứng chỉ TOEFL tối thiểu 550 điểm của ETS - Hoa Kỳ.

Ngoài ra, sau khi học xong 2 năm đầu chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên được công nhận liên thông 2 năm cuối nếu có nhu cầu chuyển đến các trường đại học có quan hệ hợp tác với Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh chuyên ngành Thương mại quốc tế, sinh viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn có thể học tiếp thạc sĩ và tiến sĩ tại các trường đại học của Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada

Các tiêu chuẩn chuyển tiếp cụ thể sẽ do trường đại học được chọn quy định.

Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, sinh viên có thể làm việc cho các tổ chức, công ty, tập đoàn của Việt Nam và nước ngoài.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đối với nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ năng kinh doanh sẽ ngày càng tăng. Chương trình cử nhân Thương mại quốc tế chuẩn bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết để có thể thành công trong các tổ chức và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với trình độ và kỹ năng tiêu chuẩn quốc tế được trang bị tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, sinh viên sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn về sự thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình tại các thành phố lớn của Việt Nam và nước ngoài.

Điều kiện tuyển sinh

I. Đối với HS tốt nghiệp các trường THPT Việt Nam:

Học sinh chọn 1 trong 4 phương thức xét tuyển sau:

a. Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT

- Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, đạt mức điểm tổ hợp 3 môn do SIU công bố sau khi có kết quả thi.

- Tốt nghiệp THPT theo quy định.

- Thí sinh đăng ký và thực hiện hồ sơ, lịch trình tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ngành/chuyên ngành, tổ hợp xét tuyển như sau:

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Quản trị kinh doanh gồm các chuyên ngành:
* Quản trị kinh doanh,
* Thương mại quốc tế,
* Quản trị du lịch,
* Kinh tế đối ngoại,
* Marketing,
* Thương mại điện tử.

7340101

A00 (Toán, Lý, Hóa),
A01 (Toán, Lý, Anh),
D01 (Toán, Văn, Anh),
C00 (Văn, Sử, Địa).

b. Xét tuyển học bạ lớp 12

- Tốt nghiệp THPT;

- Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên;

- Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6.0 trở lên;

- Tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

- Thời gian xét tuyển:

Đợt 1: 03/5 - 30/6

Đợt 2: 05/7 31/7

Đợt 3: 02/8 31/8

Đợt 4: 01/9 30/9

- Hồ sơ xét tuyển gồm:

+ Đơn dự tuyển theo mẫu của SIU, thí sinh tải miễn phí tại: www.siu.edu.vn;

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (hoặc bằng tốt nghiệp THPT);

+ Bản sao công chứng học bạ THPT;

+ Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt), 550.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

c. Xét tuyển học bạ bằng kết quả 5 học kỳ (2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12)

- Tốt nghiệp THPT;

- Xếp loại hạnh kiểm HK1 lớp 12 từ Khá trở lên.

- Tổng điểm trung bình chung 5 học kỳ đạt từ 6,0 trở lên

TB HK 1 lớp 10 + TB HK 2 lớp 10 + TB HK 1 lớp 11 + TB HK 2 lớp 11 + TB HK1 lớp 12 = 6.0
5

- Tổng điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển HK1 lớp 12 từ 18 điểm trở lên.

- Thời gian xét tuyển như sau:

Đợt 1: 01/3 - 29/4

Đợt 2: 03/5 30/6

Đợt 3: 05/7 31/7

Đợt 4: 02/8 31/8

Đợt 5: 01/9 30/9

- Hồ sơ xét tuyển gồm:

+ Đơn dự tuyển theo mẫu của SIU, thí sinh tải miễn phí tại: www.siu.edu.vn;

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (hoặc bằng tốt nghiệp THPT);

+ Bản sao công chứng học bạ THPT;

+ Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt), 550.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

*Ngành/chuyên ngành, tổ hợp xét tuyển học bạ 2021 như sau:

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Quản trị kinh doanh gồm các chuyên ngành:
* Quản trị kinh doanh,
* Thương mại quốc tế,
* Quản trị du lịch,
* Kinh tế đối ngoại,
* Marketing,
* Thương mại điện tử.

7340101

A00 (Toán, Lý, Hóa),
A01 (Toán, Lý, Anh),
A07 (Toán, Sử, Địa),
D01 (Toán, Văn, Anh).

d. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM 2021

- Tốt nghiệp THPT;

- Tham dự kỳ thi đánh giá năng lực 2021 của ĐHQG TP.HCM và đạt mức điểm theo quy định của SIU công bố.

- Hồ sơ xét tuyển gồm:

+ Đơn dự tuyển theo mẫu của SIU, thí sinh tải miễn phí tại: www.siu.edu.vn;

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời;

+ Bản sao công chứng phiếu điểm thi đánh giá năng lực 2021 do ĐHQG TPHCM cấp;

+ Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt), 550.000đ/1 hồ sơ (nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

II. Đối với học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài và học sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam.

- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT

- Kiểm tra trình độ theo quy định của trường

- Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

+ Dịch thuật, công chứng giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bậc phổ thông

+ Dịch thuật, công chứng kết quả học tập bậc THPT

+ Các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ Quốc tế khác (nếu có)

Để xét tuyển chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện trên, thí sinh cần có chứng chỉ TOEFL 61 iBT hoặc IELTS 5.5 (không quá 2 năm) hoặc đậu kỳ kiểm tra tiếng Anh của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (nếu chưa có chứng chỉ tiếng Anh nêu trên).

Trường hợp thí sinh có điểm TOEFL 45 - 60 iBT sẽ vừa học chương trình kiến thức giáo dục đại cương dạy bằng tiếng Việt vừa học chương trình tiếng Anh học thuật của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn trong thời gian không quá 12 tháng. Khi đạt TOEFL 61 iBT theo yêu cầu của bậc đại học, sinh viên sẽ học chương trình kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bằng tiếng Anh.

Thí sinh không có chứng chỉ tiếng Anh nêu trên được tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh do Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức.

Sinh viên chương trình tiếng Anh học thuật sẽ được thạm dự các kỳ kiểm tra tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào 6 tháng/lần.

Quá thời hạn 12 tháng sinh viên chưa đạt điều kiện tiếng Anh đầu vào sẽ chuyển học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt.

Học sinh đang học lớp 12 có thể đăng ký dự tuyển môn tiếng Anh vào Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn nhưng phải hoàn tất các điều kiện tuyển sinh trước khi nhập học.

Học phí của chương trình đại học không bao gồm chương trình tiếng Anh học thuật, sinh viên học chương trình tiếng Anh học thuật phải đóng thêm học phí theo quy định của chương trình tiếng Anh học thuật.

Đơn dự tuyển có thể tải tại www.siu.edu.vn hoặc liên hệ trực tiếp Phòng Tuyển sinh của Trường theo địa chỉ bên dưới.

Học phí của chuyên ngành cử nhân Thương mại quốc tế khoảng 47,8 triệu đồng/năm (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt) và khoảng 122,2 triệu đồng/năm (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh). Trước mỗi học kỳ, sinh viên đóng học phí bằng tiếng Việt theo bảng phí được cập nhật tại thời điểm thanh toán.

Chính sách học bổng xem tại www.siu.edu.vn

  • Gửi bạn bè
  • In

Các Tin tức khác

  • 28/02/2020 Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt ngành Thương mại quốc tế 2018
  • 28/02/2020 Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt ngành Thương mại quốc tế 2017
  • 20/12/2019 Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt ngành Thương mại quốc tế 2019
  • 20/12/2019 Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt ngành Thương mại quốc tế 2015

Tin tức

  • Mùa hiến chương đặc biệt dưới mái nhà SIU

  • Sinh viên SIU hào hứng tranh tài tại cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2021

  • Chương trình giao lưu trực tuyến giữa Tân sinh viên SIU với Khoa và doanh nghiệp

  • Sinh viên SIU báo cáo nghiên cứu khoa học tại VES 2021

Sự kiện

  • Hướng dẫn nhập học trực tuyến cho tân sinh viên SIU

  • Lịch học tập trung môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh

  • Hội thi OLYMPIC TIN HỌC SIU MỞ RỘNG 2021

  • Lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng ngành Khoa học máy tính và ngành...

  • Tham quan thực tế công ty TMA SOLUTIONS

  • Hội thảo Sinh viên và những tình huống pháp luật cần biết 2021

  • Hội thảo How To Captivate Customers

  • Tham quan thực tế Văn Phòng Luật sư Mai Tiến Luật

  • Wishing you a Merry Christmas and a Happy new year 2021

  • Tham quan thực tế Văn Phòng Luật Sư Hoàn Mỹ

Kiểm định & Hợp tác

  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào

Ngành thương mại quốc tế học trường nào

  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
  • Ngành thương mại quốc tế học trường nào
Ngành thương mại quốc tế học trường nào

Ngành thương mại quốc tế ra trường làm gì, dễ xin việc không? Hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây nhé:

Ngành thương mại quốc tế học trường nào

Ngành thương mại quốc tế ra trường làm gì dễ xin việc không?

Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế có thể làm việc tại các bộ phận như sau:

Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
Bộ phận quản trị chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
Bộ phận quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu (Lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu);
Bộ phận quản trị logicstic quốc tế
Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
Bộ phận đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh quốc tế
Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh) ở các doanh nghiệp.

Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
Các loại hình doanh nghiệp thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ có hoạt động thương mại quốc tế
Các loại hình doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế
Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận