Ngày cưới trùng ngày giỗ có sao không

12:10 - 05/10/2019

Xem ngày tốt xấu cưới xin tuổi vợ chồng, thủ tục xin dâu, phong tục đám cưới Bắc, Trung, Nam, dân tộc, trang trí bàn thờ, phong thủy treo ảnh, nhẫn cưới.

Ngày cưới là ngày đánh dấu một mốc quan trọng cho các cặp đôi với ý nghĩa kỷ niệm và chính thức trở thành vợ chồng. Tùy theo từng địa phong mà sẽ có những phong tục, tập quán (nghi thức, nghi lễ, thủ tục trong ngày cưới hỏi…).

Trong đó với phong tục đám cưới, đám hỏi truyền thống của Việt Nam thường chú ý rất lớn tới vấn đề xem phong thủy ngày cưới để mong có được những điều tốt đẹp. Dưới đây là những chia sẻ giúp xem phong thủy ngày cưới quan trọng giúp mang lại những điều may mắn, cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn.

Phong thủy và phong tục ngày cưới theo truyền thống người Việt Nam

I. Xem ngày tốt xấu cưới hỏi theo phong thủy

Xem ngày cưới hỏi là gì, có quan trọng không?

Xem ngày cưới hỏi hay còn được biết đến với nhiều khái niệm như: xem ngày cưới gả, kết hôn, lấy vợ, lấy chồng, cưới vợ… được hiểu là chọn xem ngày cưới tốt cho cô dâu chú rể.

Đối với các phong tục, thủ tục đám cưới, đám hỏi ở Việt Nam thường rất xem trọng cách xem ngày tốt xấu cưới hỏi bởi quan niệm ngày cưới là ngày bắt đầu mới cho một cặp đôi và cần phải có được các ngày tốt, tránh ngày xấu giúp cuộc vợ chồng viên mãn, ấm êm tránh những điều không mong muốn cho cuộc sống của 2 vợ chồng sau này.

Vì vậy, để bắt đầu chuẩn bị cho một đám cưới sẽ cần bắt đầu từ việc coi ngày tốt - chọn ngày đẹp - xem ngày giờ tốt xấu theo tuổi vợ chồng (hợp tuổi cô dâu - chú rể) đến các vấn đề về tổ chức các nghi lễ, nghi thức đám cưới đúng phong tục, trang trí không gian nhà cửa, phòng cưới, không gian bàn tời sao cho mong muốn chuẩn hợp theo phong thủy và mang lại những điều tốt lành cho cô dâu chú rể.

Cách xem ngày tốt xấu cưới hỏi theo tuổi chuẩn nhất

Thông thường khi quyết định tổ chức đám cưới, kết hôn thì các đôi bạn trẻ sẽ thưa chuyện người lớn và xác định thời gian dự định mong muốn tổ chức đám cưới để xem ngày cưới hỏi tháng hỏi tháng nào trong năm thì hợp như xem ngày cưới hỏi tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2019, 2020, 2021 hay các năm khác…

Với nhiều người nếu không biết cách xem ngày giờ cưới theo tuổi qua ngày tháng năm sinh và theo từng năm sẽ thường tìm hiểu xem ngày cưới ở đâu uy tín như: tìm hiểu cách xem ngày cưới online hay tìm đến các địa chỉ xem ngày cưới ở Sài Gòn (TPHCM), Hà Nội... ở đâu uy tín chính xác, chuẩn nhất khu vực gần địa phương mình sống. Hoặc thường xem ngày cưới ở chùa như: Vĩnh Nghiêm, Phúc Khánh, Giác Lâm, Đại Giác…

Tuy nhiên, việc xem ngày cưới hỏi vợ chồng năm 2019, 2020, 2021… hay vào bất cứ thời gian này sẽ phụ thuộc vào các nguyên tắc coi, chọn, xem ngày tốt, ngày đẹp cưới xin trong tháng, năm hợp tuổi vợ chồng.

Chọn ngày tốt, xem ngày đẹp cưới xin hợp theo tuổi mang lại may mắn

Xem ngày cưới theo tuổi hợp vợ chồng phong thủy

- Việc xem ngày cưới là nhà trai hay nhà gái tùy theo thỏa thuận của 2 bên hoặc có thể cả 2 bên cùng xem và cùng thống nhất lại.

- Cách xem ngày cưới cần gì, dựa vào gì phù hợp phong thủy? Xem ngày cưới xem tuổi vợ hay chồng (cô dâu - chú rể)?

Quan niệm phong tục cách xem ngày tốt, ngày cưới đẹp hiện nay theo nguyên tắc: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Vì vậy mà phong thủy hiện nay việc xem ngày cưới cho tuổi nào thì đều cần dựa vào theo tuổi cô dâu. Điều này khác với vấn đề xem tuổi vợ chồng hợp hay xung khắc. Do đó không nhầm lẫn việc xem tuổi cưới vợ gả chồng xung hợp với việc xem ngày giờ cưới hỏi tốt xấu.

Xem ngày cưới qua tuổi theo ngày tháng năm sinh của cô dâu sẽ chọn được năm cưới hợp tuổi và theo ngày âm không phải ngày dương để chọn được ngày tổ chức lễ cưới hợp tuổi bằng cách:

Năm cưới tuổi không phạm kim lâu

Xem ngày cưới cho tuổi Giáp Tý…? Trước hết phải xem năm cưới có hợp với tuổi cô dâu hay không và quan niệm năm cưới phải là năm tuổi cô dâu không phạm kim lâu. Cách tính tuổi kim lâu cho nam và nữ khác nhau vì thế xem tuổi hỏi phạm kim lâu hay không cho cô dâu phải tuổi Kim Lâu phải tính tuổi mụ.

- Cách 1: Nếu tuổi của người con gái có các số cuối cùng là  1, 3, 6, 8 thì bị xem là phạm kim lâu. Ví dụ: tuổi 21, 23, 26, 28, 31, 33, 36.... phạm kim lâu.

- Cách 2: Tính tuổi kim lâu lấy chồng đó là: lấy tổng của các số tuổi mụ cho tới khi ra số có 1 chữ số nếu là 1, 3, 6, 8 thì phạm kim lâu, nếu không thì không phải kim lâu.

Ví dụ: Cô dâu 25 tuổi mụ sẽ tính như sau: 25 = 2 + 7 = 9 ( không phạm kim lâu)

Cô dâu 26 tuổi = 2 + 6 = 8 (phạm kim lâu)

Ngoài ra, không nên chọn năm cưới vào năm không có ngày Lập Xuân

Ngày tháng cưới hỏi là ngày tốt và hợp theo tuổi

Cách xem ngày tốt xấu cưới hỏi bao gồm các nguyên tắc:

- Tránh các ngày xấu là ngày:

  • Ngày hắc đạo, ngày kỵ: Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt kỵ, Thiên hình, Ly sàng, Cô quả, Không phòng...
  • Các ngày bách kỵ: Tam nương, Nguyệt kỵ, Sát chủ,, Dương công nhật kỵ, Vãng Vong, Kim Thần Thất Sát, Tứ lập
  • Các ngày trong tháng 7 âm lịch

- Chọn các ngày tốt là ngày: Hoàng đạo là ngày có các vị thần mang lại điều tốt lành (Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý và các ngày thích hợp (Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp) bằng cách xem ngày cưới theo lịch vạn niên.

- Chọn ngày cưới hỏi, đám cưới là ngày tốt và hợp tuổi

+ Chọn ngày tốt cưới hỏi hợp tuổi theo nguyên tắc ngày tam hợp, lục hợp, thiên can hợp với tuổi cô dâu:

  • Ngày tam hợp: Dần, Ngọ, Tuất; Hợi, Mão, Mùi; Thân, Tý, Thìn; Tỵ, Dậu, Sửu;
  • Ngày lục hợp: Tý và Sửu; Dần và Hợi; Mão và Tuất; Thìn và Dậu; Tỵ và Thân; Ngọ và Mùi;
  • Thiên Can hợp: Giáp - Kỷ; Ất - Canh; Bính - Tân; Đinh - Nhâm; Mậu - Quý; Kỷ - Giáp; Canh - Ất; Tân - Bính;, Nhâm - Đinh; Quý - Mậu.

+ Tránh chọn ngày tốt cưới hỏi nhưng không hợp tuổi cô dâu (tứ hành xung, lục hại và thiên can xung khắc)

  • Ngày tứ hành xung: Thìn - Tuất - Sửu-Mùi; Tý - Ngọ - Mão - Dậu; Dần - Thân - Tỵ - Hợi;
  • Ngày lục hại: Tý - Mùi, Dần - Tỵ, Thân - Hợi, Sửu - Ngọ, Mão - Thìn, Dậu - Tuất.
  • Thiên Can khắc (xấu): Giáp - Canh, Ất - Tân, Bính - Nhâm, Đinh - Quý, Mậu - Giáp, Kỷ - Ất, Canh - Bính, Tân - Đinh, Nhâm - Mậu, Quý - Kỷ.
  • Ngày tự hình (ngày cùng tuổi) đối với các tuổi sau: Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi.

Vì vậy, cách coi ngày tốt, chọn ngày đẹp, xem ngày cưới tốt phải dựa trên các nguyên tắc: năm không phạm kim lâu, ngày đẹp và hợp tuổi cô dâu.

Ngoài ra còn có rất nhiều quan niệm về cách tính ngày cưới hỏi khác như: chọn tháng cưới hỏi theo tháng sinh., hay chọn tháng cưới theo tuổi chú rể, thậm chí xem tháng sinh cô dâu, chú rể để tính hợp tuổi cưới hay không, tuy nhiên, cách này ít áp dụng.

Mời bạn đọc tham khảo danh sách tuổi, mệnh khắc tuổi, khắc ngày giúp việc chọn xem ngày cưới và lựa chọn cách trang trí phòng cưới chuẩn phong thủy theo tuổi mệnh:

BẢNG XEM TUỔI VỢ CHỒNG - NGÀY ĐẸP CƯỚI HỎI
Số Tuổi Ngũ hành Tuổi - ngày xung khắc
1 Giáp Tý 1924, 1984, 2044 Vàng trong biển (Kim) Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Canh Thân
2 Ất Sửu 1925, 1985, 2045 Vàng trong biển (Kim) Kỷ Mùi, Quý Mùi, Tân Mão, Tân Dậu
3 Bính Dần 1926, 1986, 2046 Lửa trong lò (Hoả) Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
4 Đinh Mão 1927, 1987, 2047 Lửa trong lò (Hoả) Ất Dậu, Quý Dậu, Quý Tỵ, Quý Hợi
5 Mậu Thìn 1928, 1988, 2048 Gỗ trong rừng (Mộc) Canh Tuất, Bính Tuất
6 Kỷ Tỵ 1929, 1989, 2049 Gỗ trong rừng (Mộc) Tân Hợi, Đinh Hợi
7 Canh Ngọ 1930, 1990, 2050 Đất ven đường (Thổ) Nhâm Tý, Bính Tý, Giáp Thân, Giáp Dần
8 Tân Mùi 1931, 1991, 2051 Đất ven đường (Thổ) Quý Sửu, Đinh Sửu, Ất Dậu, Ất Mão
9 Nhâm Thân 1932, 1992, 2052 Sắt đầu kiếm (Kim) Bính Dần, Canh Dần, Bính Thân
10 Quý Dậu 1933, 1993, 2053 Sắt đầu kiếm (Kim) Đinh Mão, Tân Mão, Đinh Dậu
11 Giáp Tuất 1934, 1994, 2054 Lửa trên đỉnh núi (Hoả) Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất
12 Ất Hợi 1935, 1995, 2055 Lửa trên đỉnh núi (Hoả) Quý Tỵ, Tân Tỵ, Tân Hợi
13 Bính Tý 1936, 1996, 2056 Nước dưới lạch (Thủy) Canh ngo, Mậu Ngọ
14 Đinh Sửu 1937, 1997, 2057 Nước dưới lạch (Thủy) Tân Mùi, Kỷ Mùi
15 Mậu Dần 1938, 1998, 2058 Đất đầu thành (Thổ) Canh Thân, Giáp Thân
16 Kỷ Mão 1939, 1999, 2059 Đất đầu thành (Thổ) Tân Dậu, Ất Dậu
17 Canh Thìn 1940, 2000, 2060 Kim bạch lạp (Kim) Giáp Tuất, Mậu Tuất, Giáp Thìn
18 Tân Tỵ 1941, 2001, 2061 Kim bạch lạp (Kim) Ất Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tỵ
19 Nhâm Ngọ 1942, 2002, 2062 Gỗ dương liễu (Mộc) Giáp Tý, Canh ty, Bính Tuất, Bính Thìn
20 Quý Mùi 1943, 2003, 2063 Gỗ dương liễu (Mộc) Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tỵ
21 Giáp Thân 1944, 2004, 2064 Nước trong khe (Thủy) Mậu Dần, Bính Dần, Canh Ngọ, Canh Tý
22 Ất Dậu 1945, 2005, 2065 Nước trong khe (Thủy) Kỷ Mão, Đinh Mão, Tân Mùi, Tân Sửu
23 Bính Tuất 1946, 2006, 2066 Đất trên mái nhà (Thổ) Mậu Thìn, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Tý
24 Đinh Hợi 1947, 2007, 2067 Đất trên mái nhà (Thổ) Kỷ Tỵ, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Sửu
25 Mậu Tý 1948, 2008, 2068 Lửa trong chớp (Hoả ) Bính Ngọ, Giáp Ngọ
26 Kỷ Sửu 1949, 2009, 2069 Lửa trong chớp (Hoả ) Đinh Mùi, Ất mui
27 Canh Dần 1950, 2010, 2070 Gỗ tùng Bách (Mộc) Nhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ
28 Tân Mão 1951, 2011, 2071 Gỗ tùng Bách (Mộc) Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi
29 Nhâm Thìn 1952, 2012, 2072 Nước giữa dòng (Thủy) Bính Tuất, Giáp tuât, Bính Dần
30 Quý Tỵ 1953, 2013, 2073 Nước giữa dòng (Thủy) Đinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão
31 Giáp Ngọ 1954, 2014, 2074 Vàng trong cát (Kim) Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Nhâm Dần
32 Ất Mùi 1955, 2015, 2075 Vàng trong cát (Kim) Kỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Mão, Tân Dậu
33 Bính Thân 1956, 2016, 2076 Lửa chân núi (Hoả) Giáp Dần, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
34 Đinh Dậu 1957, 2017, 2077 Lửa chân núi (Hoả) Ất Mão, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Hợi
35 Mậu Tuất 1958, 2018, 2078 Gỗ đồng bằng (Mộc) Canh Thìn, Bính Thìn
36 Kỷ Hợi 1959, 2019, 2079 Gỗ đồng bằng (Mộc) Tân Tỵ, Đinh Tỵ.
37 Canh Tý 1960, 2020, 2080 Đất trên vách (Thổ) Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân, Giáp Dần
38 Tân Sửu 1961, 2021, 2081 Đất trên vách (Thổ) Quý Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu, Ất Mão
39 Nhâm Dần 1962, 2022, 2082 Bạch kim (Kim) Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần
40 Quý Mão 1963, 2023, 2083 Bạch kim (Kim) Tân Dậu, Đinh Dậu, Đinh Mão
41 Giáp Thìn 1964, 2024, 2084 Lửa đèn (Hoả) Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn
42 Ất Tỵ 1965, 2025, 2085 Lửa đèn (Hoả) Quý Hợi, Tân Hợi, Tân Tỵ
43 Bính Ngọ 1966, 2026, 2086 Nước trên trời (Thủy) Mậu Tý, Canh Tý
44 Đinh Mùi 1967, 2027, 2087 Nước trên trời (Thủy) Kỷ Sửu, Tân Sửu
45 Mậu Thân 1968, 2028, 2088 Đất vườn rộng (Thổ) Canh Dần, Giáp Dần
46 Kỷ Dậu 1969, 2029, 2089 Đất vườn rộng (Thổ) Tân Mão, Ất Mão
47 Canh Tuất 1970, 2030, 2090 Vàng trang sức (Kim) Giáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất
48 Tân Hợi 1971, 2031, 2091 Vàng trang sức (Kim) Ất Tỵ, Kỷ Tỵ, Ất Hợi
49 Nhâm Tý 1972, 2032, 2092 Gỗ dâu (Mộc) Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Tuất, Bính Thìn
50 Quý Sửu 1973, 2033, 2093 Gỗ dâu (Mộc) Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tỵ
51 Giáp Dần 1974, 2034, 2094 Nước giữa khe lớn (Thủy) Mậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ, Canh Tý
52 Ất Mão 1975, 2035, 2095 Nước giữa khe lớn (Thủy) Kỷ Dậu, Đinh Dậu, Tân Mùi, Tân Sửu
53 Bính Thìn 1976, 2036, 2096 Đất trong cát (Thổ) Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ, Nhâm Tý
54 Đinh Tỵ 1977, 2037, 2097 Đất trong cát (Thổ) Kỷ Hợi, Quý Hợi, Quý Sửu, Quý Mùi
55 Mậu Ngọ 1978, 2038, 2098 Lửa trên trời (Hoả) Bính Tý, Giáp Tý
56 Kỷ Mùi 1979, 2039, 2099 Lửa trên trời (Hoả) Đinh Sửu, Ất Sửu
57 Canh Thân 1980, 2040, 2100 Gỗ thạch Lựu (Mộc) Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ
58 Tân Dậu 1981, 2041, 2101 Gỗ thạch Lựu (Mộc) Quý Mão, Kỷ Mão, Ất Sửu, Ất Mùi
59 Nhâm Tuất 1982, 2042, 2102 Nước giữa biển (Thủy) Bính Thìn, Giáp Thìn, Bính Thân, Bính Dần
60 Quý Hợi 1983, 2043, 2103 Nước giữa biển (Thủy) Đinh Tỵ, Ất Tỵ, Đinh Mão, Đinh Dậu

II. Các nghi thức theo phong tục trong ngày cưới hỏi ở Việt Nam

Phong tục cưới hỏi, cưới xin được hiểu là các quy định bao gồm các nghi thức hay nghi lễ, thủ tục đám cưới xưa và nay quan niệm.

Về phong tục ngày cưới rất đa dạng, có điểm giống và khác nhau tùy theo từng địa phương, tôn giáo, dân tộc như:

  • Phong tục đám cưới người Việt (Kinh), người Hoa, phong tục đám cưới dân tộc Tày, Thái, Dao, Khmer, Tiều, Mường…
  • Phong tục, thủ tục đám cưới khác nhau theo quốc gia, châu lục: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh…
  • Phong tục đám cưới theo văn hóa châu Âu phương tây khác với châu Á
  • Phong tục, các nghi thức, nghi lễ trong ngày cưới khác nhau theo tôn giáo như: Nghi lễ thủ tục đám cưới theo đạo tin lành - công giáo - thiên chúa giáo (tổ chức ở nhà thờ), phong tục cưới hỏi đạo Phật... 

Đồng thời các phong tục nghi thức, thủ tục, phong tục đám cưới, đám hỏi ở Việt Nam còn khác nhau theo từng phong tục, tập quán đám cưới miền Bắc, Trung, Nam, miền tây hay ngay cả các tỉnh Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Bình Định... cũng có nét độc đáo riêng.

Tuy nhiên, xét về phong tục ngày cưới Việt Nam ở các vùng miền cũng có những điểm chung đặc sắc về phong tục, nghi thức, nghi lễ, thủ tục cưới hỏi trong đám cưới của người Việt Nam theo truyền thống bao gồm:

Nghi thức lễ dạm ngõ trước đám cưới

Lễ dạm ngõ (giáp lời, bỏ trầu nhỏ) là một trong những nghi lễ dường như không thể thiếu đối với phong tục đám cưới tại Việt Nam theo lễ cưới truyền thống. Nghi lễ cưới hỏi này có ý nghĩa là chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân của nhà trai và nhà gái, mục đích để chính thức đặt vấn đề cho cặp đôi chính thức đi lại và tiếp tục tìm hiểu trước khi tiến tới hôn nhân.

Hiện nay, lễ dạm ngõ này có thể được làm gộp với ngày ăn hỏi nếu ngày cưới gần nhau hoặc áp dụng cho thủ tục  đám cưới xà và trong đời sống hiện đại nghi lễ này được xem là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình.

Thủ tục ngày dạm ngõ khá đơn giản có thể hẹn trước ngày nhưng không cần phải xem ngày như xem ngày cưới hỏi chính thức. Gia đình nhà trai (cha, mẹ hoặc thêm chú bác đại diện) chỉ cần chuẩn bị chục trầu cau và 1 chai rượu đến nhà gái để làm thủ tục. Sau lễ dạm ngõ người được xem là đã có nơi chốn.

Xem thêm các thông tin phong thủy nhà ở vô cùng hữu ích để áp dụng vào đời sống cập nhật trên mục Xem phong thủy ancu.me.

Lễ dạm ngõ nghi lễ đám cưới không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi Việt Nam

Nghi lễ ăn hỏi trong phong tục cưới

Nghi lễ ăn hỏi cũng là một nghi thức trong phong tục cưới hỏi của người Việt với ý nghĩa là lễ chính thức xin cưới của nhà trai và người con gái chính thức thành vợ chưa cưới của chàng trai. Đây cũng là nghi thức mang thông điệp thông báo chính thức kết giao của 2 gia đình, 2 họ chính và không thể thiếu trong các nghi thức của phong tục ngày cưới xưa và nay.

Về phần lễ vật trong thủ tục làm nghi lễ ăn hỏi trước đám cưới sẽ có sự khác nhau theo tập tục vùng miền. Tuy nhiên phong tục cưới hỏi miền Trung là nơi giao thoa của văn hóa 2 miền Nam Bắc nên thường mâm lễ xin cưới khi ăn hỏi thường kết hợp hài hòa giữa 2 miền. Thông thường mâm lễ ăn hỏi sẽ bao gồm: 01 buồng cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây…

Lễ ăn hỏi  - Thủ tục cưới hỏi cưới chính thức xin cưới của nhà trai

Tùy thuộc vào từng điều kiện của các gia đình, yêu cầu và phong tục ở địa phương nhà gái và nhà trai sẽ chuẩn bị phần mâm lễ cưới phù hợp có thể đơn giản hoặc nhiều loại tráp (ngũ quả, lễ vật 3, 5, 7, 9 theo số lẻ hoặc chẵn theo tập tục từng nơi.…

Mục đích của mâm lễ này là lễ xin cưới của nhà trai đối với nhà gái như một lời cảm ơn, dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Các mâm lễ sẽ do nhà trai chuẩn bị và giao cho các chàng trai là thanh niên chưa vợ nâng đỡ và nhà gái là các cô gái trẻ chưa chồng đón lễ cùng nhau mang vào nhà bày lên bàn lễ gia tiên nhà gái. Sau khi nghi lễ ăn hỏi hoàn thành nhà gái sẽ lấy một phần lễ nhà trai mang đến gửi lại đáp lễ (lại quả).

Những thủ tục trong ngày cưới

Phong tục, nghi thức trong ngày cưới chính là nghi thức cưới hỏi truyền thống người Việt nam đánh dấu chính thức cô dâu chú rể trở thành vợ chồng, các bên gia đình nhận dâu, nhận rể. Lễ cưới chính thức sẽ có 3 nghi thức chính đó là:

Nghi thức, thủ tục xin dâu

Đây là nghi thức diễn ra trước giờ đón dâu đã định, người mẹ sẽ cùng một số người thân trong gia đình bước và tư gia nhà gái mang cơi trầu và chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái chuẩn bị và chính thức có lời xin dâu với nhà gái.

Nghi thức, thủ tục đón dâu ngày cưới

- Sau nghi thức xin dâu đoạn đón dâu nhà trai sẽ bước vào dẫn đầu là chú rể sau đó là anh em họ hàng, bạn bè tiến vào và đón cô dâu trong phòng ra làm lễ thắp hương gia tiên nhà gái, chính thức nhận dâu, nhận rể. Dành thời gian để cô dâu chú rể được giới thiệu, đón nhận chia sẻ, dăn dò, trao quà nếu có cho con gái, con rể, cảm ơn 2 gia đình. Sau khi hoàn thành nghi thức thì sẽ đón dâu rời khỏi hôn trường nhà gái và đón dâu về nhà trai.

- Đoàn đón dâu về đến nhà trai, cô dâu và chú sẽ sẽ được người cha, người mẹ dẫn vào bàn thờ tổ tiền để dâng hương làm lễ và chào họ hàng bên nhà chồng. Tiếp đó nhà trai, nhà gái, bạn bè thân hữu tham gia dự tiệc cưới… cùng gia đình.

Nghi lễ xin dâu và đón dâu trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Thủ tục lại mặt sau ngày cưới

Thủ tục lại mặt (lễ nhị hỷ) là một nghi lễ được được thực hiện sau ngày cưới của cô dâu chú rể. Theo phong tục người mẹ chồng (nhà chồng) sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng một mâm lễ nhỏ để cả 2 mang về nhà gái tạ ơn bố mẹ ngày sau lễ cưới. Thường lễ lại mặt sẽ tổ chức vào buổi sáng, ít khi là buổi chiều hoặc tối.

Nghi lễ này tùy thuộc vào từng địa phương mà có lễ và khoảng cách địa lý, điều kiện công việc mà diễn ra 1 mà vợ chồng mới cưới sẽ ở lại nhà gái từ 1 - 4 ngày hoặc nếu quá xa hôi có thể miễn giảm thủ tục này.

Hiện nay, các thủ tục đám cưới đã được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thực tế giúp đảm bảo công việc và vẫn đúng nghi thức so với xưa: Thay vì mỗi nghi thức làm một ngày thì có thể làm tất cả các nghi thức trong một ngày và vẫn đủ các thủ tục, đặc biệt là các đám cưới xa như chọn ngày cưới đẹp thì sẽ làm lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, xin dâu, đón dâu trong một ngày theo thủ tục đám cưới đơn giản.

III. Trang trí, bố trí phong thủy ngày cưới nên lưu ý

Xem phong thủy ngày cưới bên cạnh việc chọn ngày đẹp, ngày tốt để thực hiện các nghi thức cưới hỏi từ ăn hỏi, xin đón dâu thì cũng cần quan tâm tới vấn đề trang trí bố trí bàn thờ và phòng cưới, phòng ngủ theo phong thủy.

Chuẩn bị trưng bày bàn thờ ngày cưới

Phong thủy bàn thờ gia tiên trong ngày cưới rất quan trọng bởi đây là nơi mà mọi người sẽ thực hiện các nghi lễ cưới hỏi theo phong tục truyền thống. Bởi vậy, cần quan tâm tới cách trưng bày mẫu trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới đẹp và hướng dẫn chọn nên cắm hoa gì, kiểu cách cắm hoa (bông), đĩa - mâm trái cây chưng bày trên bàn thờ trong ngày cưới cho nhà trai, nhà gái chuẩn nhất.

Chuẩn bị bày bàn thờ gia tiêng trong ngày cưới theo phong thủy

Cách bày bàn thờ gia tiên trong ngày cúng đẹp và chuẩn phong thủy, theo thông lệ đó là:

- Có chữ song hỷ trên bàn thờ gia tiên ngày cưới

- Lựa chọn vật phẩm thờ cúng gia tiên: Thường không thiếu ngoài bát hương và vật trang trí hàng ngày đó là hoa và mâm trái cây bày bàn thờ ngày cưới, trầu cau và rượu, nến, hương. Cách chọn hoa và mâm lễ lễ trái cây sẽ phụ thuộc theo từng gia cảnh của gia đình, văn hóa 3 miền:

  • Phong tục đám cưới miền Bắc bày bàn thờ gia tiên: mâm ngũ quả và thường kết thành hình cầu kỳ long phùng và chọn hoa chưng bày bàn thờ thường là hai bình hoa lay ơn màu đỏ.
  • Phong tục ngày cưới miền Trung khi bày, chuẩn bị trang trí bàn thờ gia tiên thường có trà rượu trầu cau nến tơ hồng và có bánh phu thê (xu xê).
  • Phong tục ngày cưới miền Nam trên bàn thờ thường trưng bày cặp đèn cầy lớn (đèn cầy cưới) đây là vật không thể thiếu và bên cạnh đó cũng có trầu, rượu, hoa tươi,...

Bạn đọc có thể tham khảo cách  Trang trí tiệc cưới tại nhà đẹp, chất kèm loạt mẫu cực ấn tượng.

Phong thủy trang trí giường cưới, phòng cưới

Đối với cách bố trí, trang trí phòng cưới cần quan tâm đến vấn đề chuẩn phong thủy. Việc trang trí nhà cửa nói chung và phòng cưới nói riêng. Phòng cưới không những cần được trang trí đẹp mà còn phải đảm bảo trang trí phòng cưới, giường cưới theo phong thủy để mang lại may mắn, cuộc sống hạnh phúc tốt lành cho vợ chồng mới cưới.

* Những điều nên làm khi trang trí phòng cưới:

- Sắm mới toàn bộ nội thất phòng cưới: giường, tủ, chăn ga gối đệm, mùng màn

- Việc bố trí nội thất giường cưới theo phong thủy phải chọn ngày tốt và bố trí hợp hướng với tuổi vợ chồng và đảm bảo yêu cầu vị trí kê giường theo phong thủy nhà ở. Đồng thời chọn người trải giường cưới thường là phụ nữ thân thiết với nhà trai, đã lập gia đình có cuộc sống hôn nhân, gia đình viên mãn nhất và có cả con trai và con gái.

- Trước ngày cưới, giường cưới nên để trẻ con ngồi lên thông thường là bé trai kháu kinh để lấy vía hi vọng vợ chồng mới cưới sớm sinh quý tử.

- Cách thiết lập phong thủy trang trí phòng cưới, bố trí nội thất, giường trong phòng ngủ cho vợ chồng mới cưới nên tuân theo phong thủy mệnh thủy, hỏa, thổ, kim, mộc để cân bằng năng lượng, mang lại may mắn.

Trang trí phòng cưới, giường ngủ theo phong thủy tụ may mắn, hạnh phúc cho đôi lứa

* Những điều nên tránh khi trang trí bố trí phòng cưới theo phong thủy:

Đối với phong thủy nội thất phòng cưới ngoài giường ngủ cho phòng ngủ vợ chồng mới cưới thì cần quan tâm đến chọn các loại nội thất phù hợp tủ gỗ, chất liệu tự nhiên, tránh đồ kim loại sắc lạnh… Đồng thời, không gian trang trí phòng cưới theo phong thủy phải có các màu ấm áp, vui vẻ như: tím, hồng, đỏ, cam, vàng thay vì các màu nâu, đen tối khiến cho không gian không có cảm giác dễ chịu.

- Phong thủy treo ảnh cưới, đặt hình cưới đầu giường cũng nên lưu ý không nên treo hình cưới vợ chồng mà nên chọn những bức tranh có nội dung hạnh phúc, sung túc như trẻ nhỏ, long phượng,...

- Trang trí phòng cưới theo phong thủy cũng cần lưu ý đến gương không nên bố trí gương lớn và có thể phản chiếu vào giường ngủ. Nên bố trí vào bên trong cửa tủ hoặc nếu có bàn trang điểm cần bố trí xuôi chiều từ đầu giường xuống, có thể sử dụng vải để phủ lên khi chưa sử dụng.

- Phòng tân hôn nên tránh để bừa bộn, trang trí kết hợp 2 màu mà nên có nhiều màu sắc, loại bỏ các đồ dùng hư hỏng, sắc nhọn hay bể cá, cây cảnh lớn trong phòng để giữ hòa khí vợ chồng.

Tìm hiểu thêm Kích thước, cách bố trí tủ quần áo theo phong thủy để tụ cát khí giúp vợ chồng thêm thuận hòa, hạnh phúc.

IV. Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới hỏi

Ngày cưới được xem là ngày trọng đại, khởi đầu cho một cuộc sống lứa đôi mới. Vì vậy, sẽ cần có những lưu ý và kiêng kỵ với ý nghĩa tránh điều xui rủi. Mỗi địa phương sẽ có những kiêng kỵ trong ngày cưới hỏi khác nhau nhưng về cơ bản sẽ có một số kiêng kỵ quan trong sau:

  • Kiêng phụ nữ góa chồng, trai góa vợ, phụ nữ mang thai vào phòng tân hôn.

  • Kỵ cho người khác ngồi lên giường cưới trước khi cô dâu vào phòng ngồi lên, trừ các bé trai kháu khỉnh.
  • Ngày cưới, kỵ cô dâu xấu hiện trước chú rể trước khi làm thủ tục xin dâu, đón dâu. Nên thường trước giờ xin dâu, đón dâu cô dâu sẽ ở trong phòng riêng, chờ tới khi chú rể vào đón.
  • Kỵ xe đón dâu hay cô dâu quay đầu, về lại nhà gái trong ngày khi đã đón dâu.
  • Tránh tổ chức cưới hỏi vào các ngày xấu, đại kỵ để tránh vận không may.

Đồng thời, hãy thể hiện thái độ hòa nhã và kính trọng với người lớn hay trong quan hệ với người xung quanh để tránh xảy ra những chuyện cãi cọ không hay.

Trên đây là những chia sẻ về xem phong thủy ngày cưới và những phong tục tập quán, thủ tục nghi thực cho ngày cưới cùng những kiêng kỵ giúp bạn có được một lễ cưới trọn vẹn và cuộc sống hôn nhân, gia đình về sau viên mãn.