Nghề giáo viên cấp 3 lương bao nhiêu

Con số lương hơn 3 triệu đồng/tháng này sẽ càng thấy éo le hơn nếu so sánh với mức hỗ trợ sinh hoạt phí mà sinh viên sư phạm đang được lãnh hằng tháng: 3.630.000đ/tháng!

Đời không như là mơ!

Cũng mới đây thôi, báo Tuổi Trẻ có bài viết về Nữ sinh 29,25 điểm đang là cô công nhân 18 tuổi, lương 4,2 triệu đồng. Cô gái 18 tuổi Nguyễn Thị Thúy đang làm công nhân tại một khu công nghiệp ở Hà Nam để kiếm tiền chuẩn bị cho việc học đại học của mình với mức lương 4,2 triệu đồng, nếu tính cả tăng ca là hơn 6 triệu đồng. 

Nguyện vọng của nữ sinh này là được học khoa ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội để biến ước mơ trở thành cô giáo đã ấp ủ từ ngày bé trở thành hiện thực. 3 triệu - 3,63 triệu - 4,2 triệu thật là những con số đáng suy ngẫm, đặc biệt là đối với những ai đang và sẽ là giáo viên! 

Được trở thành thầy cô giáo là ước mơ đẹp của rất nhiều học sinh, nhất là các em nhà nghèo, ở vùng sâu vùng xa, nhưng trong bối cảnh tiền lương nhà giáo như hiện nay và nhiều giáo viên dù đã gắn bó nhiều năm với nghề cũng đành "dứt áo ra đi" thì có lẽ cần giúp các em biết được rằng đời không như mơ!

Theo điều 4 nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực từ 15-11-2020, bắt đầu áp dụng cho sinh viên khóa tuyển sinh 2021 thì sinh viên sư phạm được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. 

Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường (mỗi năm học 10 tháng).

Lương không đủ sống

Trong khi đó, hiện nay mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo nghị định 38/2019/NĐ-CP. Mức lương mới ra trường của giáo viên các cấp như sau:

(đơn vị: triệu đồng/tháng)

STT

Giáo viên

Hệ số

Mức lương

Căn cứ

1

Mầm non hạng II

2,34

3,4866

Thông tư liên tịch số 20/2015

2

Mầm non hạng III

2,1

3,129

3

Mầm non hạng IV

1,86

2,7714

4

Tiểu học hạng II

2,34

3,4866

Thông tư liên tịch 21/2015

5

Tiểu học hạng III

2,1

3,129

6

Tiểu học hạng IV

1,86

2,7714

7

THCS hạng I

4,0

5,96

Thông tư liên tịch số 22/2015

8

THCS hạng II

2,34

3,4866

9

THCS hạng III

2,1

3,129

10

THPT hạng I

4,4

6,556

Thông tư số 23/2015

11

THPT hạng II

4,0

5,96

12

THPT hạng III

2,34

3,4866

Còn lương của giáo viên, giảng viên mới ra trường dạy tại các trường dân lập thì căn cứ quy định tại nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương của giáo viên, giảng viên đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 

Cụ thể, mức lương của giáo viên, giảng viên mới ra trường dạy tại các trường dân lập sẽ là:

Địa bàn giảng dạy

Mức lương tối thiểu

Vùng I

4.729.400 đồng

Vùng II

4.194.400 đồng

Vùng III

3.670.100 đồng

Vùng IV

3.284.900 đồng

Như vậy, mức lương thấp nhất của giáo viên mới ra trường trong khu vực công sẽ là 2.771.000 đồng đối với giáo viên mầm non và tiểu học hạng 4; cao nhất là 6.556.000 đồng đối với giáo viên trung học phổ thông hạng I. 

Trường hợp giảng dạy trong khu vực tư, mức lương thấp nhất cho giáo viên mới ra trường có thể là 3.284.400 đồng trường hợp giảng dạy ở khu vực IV. Đó là lương, ngoài ra giáo viên còn có phụ cấp đứng lớp và sau 5 năm công tác sẽ có phụ cấp thâm niên, nhưng riêng trong năm thử việc thì chỉ được nhận 85% lương. 

Trong 5 năm đầu công tác, sau khi trừ đi các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn phí và các khoản đóng góp khác thì có lẽ tổng thu nhập hằng tháng của giáo viên còn không bằng khoản hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm!

Nghề giáo viên cấp 3 lương bao nhiêu
Lương giáo viên mới ra trường 3 triệu đồng thì sao đủ sống?

TTO - Giờ làm tăng, lương giáo viên thấp cùng với bất cập khi vừa thiếu 94.000 lại vừa thừa trên 10.000 giáo viên các cấp là những vấn đề đặt ra trong phiên giải trình được Ủy ban Văn hóa, giáo dục Quốc hội tổ chức sáng 25-2.

Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng. Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

  • Nghề giáo viên cấp 3 lương bao nhiêu

    Chi tiết mức lương của công chức, viên chức áp dụng từ ngày 1/7/2023ĐỌC NGAY

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.