Nghị định xử lý xả rác nơi công cộng

Điểm mới của Nghị định 45/2022/NĐ-CP là dùng hình ảnh, video người dân cung cấp để xử phạt hành vi xả rác.

Cụ thể, sử dụng kết quả, dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong đó có hành vi xả rác) được quy định:

Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ.

Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính.

Ngoài dữ liệu do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp thu thập được từ việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường và dữ liệu do các cá nhân, tổ chức sau đây cung cấp để phát hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính:

Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;

Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát.

Ngày 24-5, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định 55). Trong đó, đáng lưu ý là hạ mức tiền phạt đối với nhiều hành vi vi phạm như: xả rác, đi vệ sinh, đổ nước thải tại nơi công cộng, khu dân cư…

Nghị định xử lý xả rác nơi công cộng
Từ ngày 10-7, theo quy định mới, mức phạt tiền đối với hành vi vứt, thải rác sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị sẽ được giảm từ 5-7 triệu đồng, xuống còn 1-2 triệu đồng. Trong ảnh: Một bảng tuyên truyền mức xử phạt đối với hành vi trái quy định về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành tại P.Hố Nai (TP.Biên Hòa). Ảnh: Đông Hồ

* Giảm tiền phạt nhiều hành vi

Nghị định 55 (có hiệu lực thi hành từ ngày 10-7) đã giảm nhẹ mức phạt tiền đối với các hành vi thu gom, thải rác sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường như: vứt mẩu thuốc lá, đi vệ sinh không đúng nơi quy định, đổ nước thải ra đường, xả rác xuống cống... Đây là những vi phạm thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, xảy ra tại khu dân cư, nơi công cộng.

Theo quy định hiện hành tại Điều 20, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với các hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị phạt từ 500 ngàn đến 7 triệu đồng (tùy hành vi). Nhưng theo Nghị định 55, mức phạt tiền sẽ hạ xuống còn 100 ngàn đến 2 triệu đồng (tùy hành vi).

Nghị định 55 còn quy định các hành vi vi phạm như vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá chỉ bị phạt 100-150 ngàn đồng (mức hiện hành là 500 ngàn đến 1 triệu đồng); vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải sẽ bị phạt 500 ngàn đến 1 triệu đồng (mức hiện hành là 1-2 triệu đồng). Riêng với các hành vi vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm mất mỹ quan đô thị như: vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định hoặc tại nơi công cộng sẽ bị phạt từ 150-250 ngàn đồng.

Ngoài ra, Nghị định 55 quy định mức phạt tiền đối với hành vi thải rác sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố từ 1-2 triệu đồng (theo quy định hiện hành là 5-7 triệu đồng). Hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông cũng được hạ mức tiền phạt còn 2-4 triệu đồng (theo quy định hiện hành phạt từ 7-10 triệu đồng).

* Phù hợp với thẩm quyền xử phạt của cấp xã

Theo lãnh đạo một địa phương trong tỉnh, sau hơn 4 năm áp dụng, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã tạo sự chuyển biến tích cực đối với người dân trong các khu dân cư. Đặc biệt, do mức phạt cao, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm nên việc vi phạm trên lĩnh vực môi trường trong khu dân cư đã giảm, nhiều nơi trước đây có tình trạng xả rác bừa bãi nay đã không còn. Tuy nhiên, do mức phạt tiền cao nên việc xử phạt của UBND cấp xã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khi xử phạt những người xả rác nơi công cộng.

Lãnh đạo UBND xã Lâm San (H.Cẩm Mỹ) cho hay, chính quyền địa phương đã từng mời làm việc, xử phạt một số cá nhân xả rác ra nơi công cộng, tuy nhiên mức phạt hiện hành lên đến 7 triệu đồng là rất cao so với thu nhập của người dân nông thôn. Do đó, hầu hết người bị camera ghi hình hành vi xả rác, đổ nước thải trái quy định đều được mời đến cơ quan chức năng để cảnh cáo, làm cam kết không tái phạm là chính. Việc giảm mức phạt tiền giúp cơ quan chức năng dễ xử phạt hơn, tăng cường hiệu quả thực thi các quy định bảo vệ môi trường.

Tương tự, lãnh đạo UBND P.Long Bình (TP.Biên Hòa) cho rằng, việc giảm mức tiền phạt đối với các hành vi thu gom, thải rác sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường thường gặp sẽ giúp UBND cấp xã dễ xử lý hơn. Vì mức phạt tiền cá nhân đến 2 triệu đồng mới thuộc thẩm quyền xử lý của chủ tịch UBND cấp xã (theo Điều 38, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Chính quyền cơ sở có thể xử phạt ngay khi bắt quả tang tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Mức phạt lên đến 7 triệu đồng theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP lại thuộc thẩm quyền xử phạt của UBND TP.Biên Hòa, UBND cấp xã không thể xử phạt ngay mà phải kiến nghị lên thành phố.

Nghị định 55 đã sửa đổi 36 điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua đó, kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015; Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13-5-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường cho phù hợp với thực tiễn.

Đông Hồ

.