Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 74

Thực hành tiếng Việt trang 74

  • Câu 1 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 2 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 3 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 4 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 5 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 6 trang 75 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 74gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm một cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm động từ khác.

Xem đáp án

- Các cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: làm nứt nẻ đất ruộng, làm giòn khô những chiếc lá rơi, chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng, không bước xuống giường, thu tay vào trong bọc, đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò, để pha nước chè, đã mặc áo rét cả rồi, nhìn ra ngoài sân, làm bốc lên những làn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô, vội vơ lấy cái chăn, trùm lên đầu…

- Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác: Gợi ý

CĐT

ĐTTT

Ba cụm động từ mới

làm nứt nẻ đất ruộng

làm

làm bài tập về nhà, làm trời trở rét, làm gió mát hơn…

chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng

chơi

chơi đá bóng ở sân trường, chơi cờ vua ở trong lớp, chơi bóng chuyền với bạn…

không bước xuống giường

bước

bước khập khiễng trên phố, bước nhanh như gió, bước vội vàng đến trường…

(Chú thích: CĐT: cụm động từ; ĐTTT: động từ trung tâm)

Câu 2 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.

a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Xem đáp án

Câu

CĐT

ĐTTT

Ý nghĩa mà ĐT được bổ sung

a

nhìn ra ngoài sân

nhìn

hướng, vị trí của thể của hành động "nhìn"

b

lật cái vỉ buồm

lật

đồ vật cụ thể được hành động "lật" tác động lên

lục đống quần áo rét

lục

đồ vật cụ thể được hành động "lục" tác động lên

c

chạy về nhà lấy áo

chạy

địa điểm, mục đích cụ thể mà hành động "chạy" hướng đến

Câu 3 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ, chẳng hạn: Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan. Hãy tìm thêm trong văn bản này hai câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó.

Xem đáp án

- Câu có vị ngữ là 1 chuỗi cụm động từ trong văn bản:

  • Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.
  • Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
  • Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.

→ Tác dụng của cách diễn đạt này:

  • Diễn đạt một loạt cách hành động diễn ra liên tiếp, không bị ngắt quãng
  • Tạo sự dồn dập, vội vàng, liền mạch của các hành động trong câu

Câu 4 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Với tính từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra cụm tính từ khác.

Xem đáp án

- Các cụm tính từ có trong truyện Gió lạnh đầu mùa: đã cũ, rách tả tơi, còn lành lặn, trong hơn mọi hôm, rất nghèo...

- Tạo các cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm:

CTTTTTTCTT mới
đã cũrất cũ, cũ quá, cũ quá đi...
rách tả tơiráchrách quá, hởi rách, rách hết rồi...
còn lành lặnlànhvẫn lành lặn, đã lành rồi, còn lành nguyên...
trong hơn mọi hômtrongtrong trẻo quá, đã trong hơn, đã hết trong rồi...
rất nghèonghèonghèo quá, đã nghèo rồi, hơi nghèo...

(Chú thích: CTT: cụm tính từ; TTTT: tính từ trung tâm)

Câu 5 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung.

a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như gần.

b. Sơn bây giờ mới nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.

Xem đáp án

CâuCTTTTTTÝ nghĩa TT được bổ sung
atrong hơn mọi hômtrongMức độ của đặc điểm "trong" so với những ngày khác
brất nghèonghèoMức độ, cường độ của tình trạng "nghèo"

(Chú thích: TT: tính từ; CTT: cụm tính từ; TTTT: tính từ trung tâm)

Câu 6 trang 75 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

a. Gió rét

b. Tòa nhà cao

c. Cô ấy đẹp.

Xem đáp án

CâuTT làm VNCTT
arétrất rét, rét quá, siêu rét, rét dữ dội, rét căm căm...
bcaocao quá, rất cao, siêu cao, cao chót vót...
cđẹpđẹp quá, rất đẹp, đẹp lắm, đẹp hơn, đẹp ngất ngây...

(Chú thích: TT: tính từ; VN: vị ngữ; CTT: cụm tính từ)

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn Con chào mào

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 74trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

  • Tài liệu học tập lớp 6
  • Kết nối tri thức với cuộc sống THCS: Giáo án, tài liệu dạy và học miễn phí

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Chào bạn Ngữ văn lớp 6 trang 72 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Download.vn muốn cung cấp đến bạn đọc bài Soạn văn 6: Cô bé bán diêm, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.

Hy vọng có thể giúp ích cho học sinh lớp 6 khi tìm hiểu về tác phẩm này. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 6: Cô bé bán diêm

  • Soạn bài Cô bé bán diêm
    • 1. Tác giả, tác phẩm
    • 2. Hướng dẫn đọc

a. Tác giả

- An-đéc-xen (1805 - 1875) là nhà văn người Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Nhiều truyện của ông được biên soạn lại từ những truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông sáng tạo ra.

- Một số tác phẩm quen thuộc như: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…

b. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển Nye Eventyr (Những truyện cổ tích mới) với nhan đề Den Lille Pige Med Svovlstikkerne (Cô gái bé nhỏ với những que diêm).

- Bố cục: Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra ”. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Họ đã về chầu thượng đế ”. Các lần em bé quẹt que diêm và mộng tưởng thành sự thật.
  • Phần 3. Còn lại. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

- Tóm tắt: Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội - người yêu thương em nhất cũng đã qua đời. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.

Xem thêm Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm

2. Hướng dẫn đọc

Câu 1. Chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng sau:

Các yếu tố của truyện

Cô bé bán diêm

Đề tài

Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh.

Nhân vật

Em bé bán diêm, người bà, người bố

Sự việc

Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.

Chi tiết tiêu biểu

Lần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.

Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay.

Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra.

Lần thứ tư: Bà mỉm cười hiền hậu.

Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

Thương xót, đồng cảm với số phận của cô bé bán diêm.

Chủ đề

Tác phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.

Câu 2. Từ việc đọc các văn bản trên, em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi đọc truyện ngắn.

Khi đọc truyện ngắn, chúng ta cần chú ý tìm hiểu về đề tài, chủ đề, chi tiết và sự kiện quan trọng. Sau khi đọc xong truyện, người đọc cần rút ra ý nghĩa, bài học của truyện...

Cập nhật: 12/04/2022