Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì

Richard Kabanda, 25 tuổi, là một trong số rất nhiều người trẻ tuổi sống bằng nghề lái “xe ôm” ở Uganda. Trước khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở quốc gia châu Phi này, mỗi ngày anh có thể kiếm được khoảng… 2USD. Nhưng từ khi chính phủ đưa ra lệnh cấm các phương tiện vận chuyển công cộng hoạt động và kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh, cũng như nhiều tài xế khác, Richard Kabanda bỗng dưng thành người thất nghiệp. Nỗi lo của anh giờ đây không chỉ là phải tìm cách tránh xa loại virus nguy hiểm đang hoành hành khắp thế giới mà còn làm sao để kiếm tiền nuôi sống gia đình của mình. Và khi khoản tiền dành dụm cũng đã cạn kiệt, Richard Kabanda buộc phải trông chờ vào chương trình phân phát thực phẩm mà chính phủ phát động nhằm hỗ trợ khoảng 1,5 triệu người Uganda có hoàn cảnh khó khăn nhất.

Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì
Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì
Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì
Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì
Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì
Phân phát lương thực cho những người có hoàn cảnh khó khăn ở Abuja, Nigeria. Ảnh:Reuters.

Trên thực tế, Richard Kabanda chỉ là một trong những ví dụ điển hình cho thấy khó khăn mà nhiều người Uganda nói riêng và người dân châu Phi nói chung đang phải trải qua. Hãng tin BBC nhận định, các biện pháp phong tỏa giúp giảm sự lây lan của visus SARS-CoV-2, song cũng bắt đầu để lại những tác động tiêu cực đối với người dân của “lục địa đen”, đặc biệt là người nghèo và những người trước đây lấy buôn bán làm kế sinh nhai. “Nếu người dân không làm việc, họ chẳng biết sống bằng gì”, Ronak Gopaldas, Giám đốc của công ty quản lý rủi ro Signal Risk có trụ sở tại Nam Phi chia sẻ về thực trạng này.

Cũng theo BBC, đại dịch Covid-19 khiến chính phủ các quốc gia ở châu Phi, trong đó có Uganda, phải đối mặt với bài toán nhức nhối về chính sách, đó là vừa áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại để đối phó với dịch bệnh, vừa phải quan tâm giải quyết những hệ lụy và tác động tiêu cực mà các biện pháp này để lại đối với đời sống thường nhật của người dân.

Để có thể hoàn thành “mục tiêu kép” đó, các chính phủ, ngân hàng lớn ở châu Phi đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp. Điển hình như ở Nam Phi-nền kinh tế được coi là phát triển nhất của khu vực, Tổng thống nước này Cyril Ramaphosa mới đây đã công bố gói cứu trợ kinh tế toàn diện trị giá 26 tỷ USD, trong đó có 2,6 tỷ USD được dùng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nhất theo hình thức cứu trợ bằng tiền mặt. Thế nhưng, theo chuyên gia Jane Barrett thuộc tổ chức Wiego, hiện làm việc tại Nam Phi, số tiền nói trên chẳng thấm tháp gì, và cũng chẳng ai dám khẳng định nó đủ để giúp người dân Nam Phi vượt qua tình thế nan giải hiện tại.

Còn ở Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi với dân số khoảng 200 triệu người, chính phủ nước này cũng đề ra một số biện pháp cứu trợ về thuế nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp đang phải ngừng hoạt động vì đại dịch, đồng thời kêu gọi các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp tục thuê lại nhân công sau thời gian đóng cửa. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc, những chính sách này chỉ đến được với một số ít người. Và ngay cả khi Tổng thống Muahammadu Buhari quyết định nâng số gia đình được hưởng chính sách cứu trợ về tiền mặt (13 USD/tháng) từ 2,6 triệu hộ lên 3,6 triệu hộ, thì cũng chỉ có khoảng dưới 10% dân số Nigeria được tiếp cận với chính sách ưu tiên này.

Nhìn tổng thể, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo sự bùng phát của đại dịch Covid-19 sẽ khiến khu vực tiểu Sahara châu Phi lần đầu tiên rơi vào suy thoái trong vòng 25 năm qua và tất cả quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, trong đó Nigeria, Nam Phi và Angola có thể sẽ là 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tình cảnh hiện tại phần nào cho thấy, ngay cả khi đại dịch Covid-19 bị dập tắt, thì nỗi lo mưu sinh của Richard Kabanda và nhiều người lao động ở châu Phi cũng chẳng vơi đi. Thậm chí, bài toán “cơm áo gạo tiền” ám ảnh "lục địa đen" lâu nay xem ra sẽ ngày càng nhức nhối.

ANH VŨ

Đi đòi “bản sắc châu Phi”

Cha là giáo sư toán học còn mẹ là một nhà quản lý giáo dục, không ai nghĩ Adichie sẽ trở thành nhà văn. Cha mẹ gửi cô vào đại học để theo đuổi ngành y, nhưng chỉ sau một năm Adichie đã quyết định từ bỏ và chuyển sang Mỹ sống cùng chị gái. Tại đây, cô đăng ký học truyền thông, khoa học chính trị và bắt đầu sáng tác.

Nhớ lại bước ngoặt ấy, Adichie cho rằng, việc sống trong căn nhà cũ của C.A-chê-bê (Chinua Achebe, người được coi là cha đẻ của nền văn học hiện đại châu Phi, với cuốn tiểu thuyết “Quê hương tan rã” ra đời năm 1958 từng được dịch sang 45 thứ tiếng) đã có ảnh hưởng sâu sắc tới mình. “Ông ấy là một người đặc biệt. Theo tôi, ông chính là hình mẫu của các nhà văn”, Adichie nói.

Sau khi cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay “Cây dâm bụt tía” vào năm 2003, Adichie nhanh chóng được vinh danh là người kế thừa xuất sắc những di sản mà Achebe để lại, là “cô con gái thế kỷ XXI của Chinua Achebe”. Tác phẩm ấy cũng giúp cô giành giải Nhà văn khối Thịnh vượng Chung, và lọt vào chung khảo Orange - một trong những giải thưởng hàng đầu thế giới dành cho các cây bút nữ.

Khởi đầu khá thuận lợi, thế nhưng, gốc gác Nigeria vẫn không ít lần trở thành rào cản đối với sự nghiệp viết lách của Adichie. Khi bản thảo “Cây dâm bụt tía” được giới thiệu tới “làng văn Mỹ” vào năm 2003, một nhà xuất bản thẳng thừng: “Tôi thích cuốn sách của cô, cách viết của cô. Nhưng cuốn này khó bán lắm, vì vấn đề thị hiếu”. Trong khi đó, một người khác khuyên Adichie nên đặt lại bối cảnh câu chuyện ở Mỹ, và loại bỏ yếu tố châu Phi khỏi tác phẩm.

Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Adichie tiết lộ: Một đại diện văn học phương Tây khác còn phê bình tác phẩm của cô không có chất “châu Phi đích thực” vì các nhân vật biết lái xe hơi và xem ti-vi. “Họ không ăn thịt người và không nhảy múa quanh đống lửa, nên hẳn không phải là châu Phi thực thụ!”, một lời bình luận choáng váng.

Với lòng tự ái của một trí thức châu Phi trẻ tuổi từng trải nghiệm hai nền văn hóa, hai nếp sống hoàn toàn đối nghịch nhau, Adichie thẳng thắn thể hiện cái nhìn không mấy ve vuốt với những quan điểm lạc hậu và rập khuôn của phương Tây về Lục địa đen: “Người Mỹ cứ tưởng các nhà văn châu Phi chỉ biết viết về cuộc sống hoang dại, nghèo đói và dịch AIDS”.

Bằng nỗ lực của mình, Adichie đã chứng minh, châu Phi không phải là trại tị nạn khổng lồ - mà là một lục địa sinh động. Trong cuốn tiểu thuyết thứ hai “Một nửa Mặt trời vàng”, nữ văn sĩ đã mở ra bức tranh về một châu Phi khác - châu Phi bị chối bỏ. Câu chuyện kể về hai chị em sinh đôi trong một gia đình kinh doanh giàu có - “những người có xe hơi và không bị chết đói”, như cách cô mỉa mai giới bình luận - nhưng phải lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh Nigeria - Biafra những năm 1967-70, cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của ba triệu người.

Thay cho những chi tiết đẫm máu, Adichie đã đào sâu cuộc xung đột chính trị này, khắc họa những căng thẳng về kinh tế, sắc tộc, văn hóa và tôn giáo, để rồi sau đó làm bật lên những hậu quả nặng nề về tình cảm và những tổn thương tâm lý đối với mỗi nhân vật. Quan trọng hơn cả, cây bút ấy khiến bạn đọc thổn thức trước vẻ đẹp của tình yêu, thích thú trước nền văn hóa châu Phi phong phú sắc màu và cảm nhận thật rõ ràng sự tàn bạo, ghê tởm của chiến tranh phi nghĩa.

“Một nửa Mặt trời vàng” ra đời “bởi tôi mất cả hai người ông trong chiến tranh, và bởi nó làm thay đổi lịch sử của dân tộc chúng tôi. Tôi lớn lên trong nỗi ám ảnh của cuộc chiến - một chủ đề mà chúng tôi không tự hào, không muốn nhắc đến. Nhưng điều quan trọng nhất với tôi là những cảm xúc có thực, mãnh liệt. Tôi muốn viết một cuốn sách về con người, chứ không đơn thuần là tái hiện các sự kiện lịch sử”.

Người ta nói châu Phi là lục địa đen cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng điều đó có nghĩa là gì

Tiếng nói nữ quyền

Nigeria thường được xem là thí dụ điển hình về tình trạng bất bình đẳng giới trên toàn cầu. Bất bình đẳng xã hội, những hủ tục trong văn hóa (tệ tảo hôn, tục cắt âm vật bé gái...) cùng với xung đột vũ trang và tình trạng bạo lực khiến phụ nữ dường như bị gạt sang bên lề xã hội. Trong bối cảnh đó, Adichie luôn tự vấn với một câu hỏi đầy trăn trở “Làm thế nào để đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ Nigeria?”.

Trong chương trình diễn thuyết nổi tiếng tại hội nghị toàn cầu TEDx, Adichie kể: Lần đầu tiên cô bị một bạn trai gọi là “nhà nữ quyền” khi cô mới 14 tuổi. “Đó không phải là lời khen. Giọng nói của cậu ta bộc lộ điều gì đó kinh khủng, kiểu như “bạn là người ủng hộ chủ nghĩa khủng bố”!” - Adichie cười chua chát - “Một số người cho rằng, phụ nữ phụ thuộc vào đàn ông vì cội nguồn văn hóa của chúng ta như vậy. Nhưng, người ta quên rằng văn hóa cũng đang thay đổi từng ngày”.

Mang những uẩn ức đó, Adichie hoàn thành tác phẩm “Tất cả chúng ta nên là những nhà nữ quyền” ngay sau thành công vượt bậc của buổi diễn thuyết tại TEDx. Với độ dài 52 trang và lối viết lôi cuốn, ngôn ngữ nhẹ nhàng, gần gũi, cuốn sách như một lời tự truyện hóm hỉnh để truyền tải lại thông điệp đơn giản về nữ quyền: đó là một phong trào mong muốn đem lại cho nam nữ một môi trường với quyền lợi bình đẳng, không bị trói buộc bởi những khuôn mẫu gò bó, áp đặt. Thông điệp chính mà Adichie gửi gắm: Nếu từ bây giờ, chúng ta bắt đầu giáo dục bản thân và các thế hệ sau về việc xóa bỏ đi những kìm kẹp vô hình đó, xã hội sẽ trở nên công bằng hơn, nam và nữ giới đều sẽ có thêm cơ hội để hạnh phúc và sống thật với bản thân hơn.

Mỗi người châu Phi đều là một nhà kể chuyện thiên bẩm. Người Nigeria lại càng giàu có tư chất đó. Bởi mọi nhu cầu giải trí thiết yếu đều bị kìm hãm, mọi giấc mơ đều bị nén chặt, nơi duy nhất con người biến được thất bại thành chiến thắng, biến sợ hãi thành sức mạnh, biến khổ nhục thành kiêu hãnh… là trong những câu chuyện hư cấu.

Nỗi buồn và sự cay đắng đã từng khiến Adichie rời bỏ đất nước, thế nhưng chính những điều đó lại trở thành nguồn cảm hứng lớn. Để qua ngòi bút sống động của Adichie, độc giả có thể chạm tới được những nỗi đau và niềm vui của đất nước Nigeria.

Uyển Thanh