Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

II. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

1. Vị trí

Trải dài từ vùng duyên hải vảo đất liền đến kinh tuyến 105oĐ.

Từ kinh tuyến 105oĐ trở vào phía Tây.

2. Địa hình

Có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

3. Khí hậu

Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

Phía Bắc: Ôn đới gió mùa.

Ôn đới lục địa khắc nghiệt.

4. Sông ngòi

Hạ lưu của các con sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang.

Thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông: Hoàng Hà, Trường Giang.

5. Khoáng sản

Phong phú và đa dạng

Dầu khí, than

Đồng, sắt, thiếc, mangan,…

Dầu mỏ, than

Sắt, thiếc, đồng,…

6. Đánh

giá

Thuận lợi

Dân cư tập trung đông.

Nông nghiệp trù phú.

Công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp khai thác và thủy điện.

Khó khăn

Bão và lũ lụt.

Thiếu nước, khô hạn.

Địa hình núi cao hiểm trở, GTVT khó khăn.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 - Xem ngay

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

- Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì).

- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.

- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Tự nhiên Trung Quốc đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây.

1. Miền Đông

- Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn.

- Sông ngòi: hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước.

- Khoáng sản có nhiên liệu, quặng sắt, quặng kim loại màu…

2. Miền Tây

- Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.

- Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao.

- Sông ngòi ít, nguồn sông tập trung ở một vài vùng núi và cao nguyên.

- Khoáng sản dầu mỏ, than, sắt, thiếc, đồng…

3. Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới.

- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.

- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

b) Khó khăn

- Bão lụt ở miền Đông.

- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.

- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

a) Dân số

- Dân số đông nhất thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, song số người tăng hàng năm vẫn cao.

→ Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng.

→ Khó khăn: gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.

→ Giải pháp: vận động nhân dân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; xuất khẩu lao động.

- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

b) Phân bố dân cư

- Dân cư phân bố không đều:

+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh.

+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.

→ Ở miền Đông, người dân bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Ở miền Tây lại thiếu lao động trầm trọng.

→ Giải pháp: Hỗ trợ vốn phát triển kinh tế ở miền Tây.

2. Xã hội

- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005) → đội ngũ lao động có chất lượng cao.

- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:

+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.

+ Nhiều phát minh quý giá: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn…

→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.

TIẾT 2: KINH TẾ

I. KHÁI QUÁT

- Công cuộc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

- Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.

- Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.

- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.

- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.

- Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.

- Công nghiệp hóa nông thôn.

2. Nông nghiệp

- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.

- Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.

- Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.

- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.

- Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.

- Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.

- Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.

III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM

- Trung - Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.

- Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.



Page 2

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

SureLRN

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Thuận lợi:

   + Lãnh thổ lớn, trải dài theo chiều B-N và Đ-T, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

   + Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

   + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

   + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.

– Khó khăn:

   + Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ, quản lí các đơn vị hành chính.

   + Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế- đời sống giữa khu vực phía Đông và phía Tây.

   + Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền -→ vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp.

   + Vùng nội địa khô hạn, khắc nghiệt.

– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

– Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

– Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

* So sánh miền Đông và miền Tây:

Tiêu chí Miền Đông Miền Tây
Địa hình

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

Sông ngòi – Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

– Thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:

– Thuận lợi:

   + Địa hình:

      • Đồng bằng châu thổ phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…

      • Đồng cỏ lớn phía Tây thuận lợi chăn thả gia súc.

   + Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

   + Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .

-→ phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.

   + Diện tích rừng ở phía Tây giàu có -→ phát triển lâm nghiệp.

   + Khoáng sản phong phú, nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn -→ phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.

– Khó khăn:

   + Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho giao thông, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt.

   + Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt (Hoa Nam).

– Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục.

– Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, dân số thành thị tăng nhanh hơn.

– Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Dân cư phân bố không đều:

   – Giữa miền núi và đồng bằng:

      + Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông, nhiều thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải…).

=→ Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

      + Miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2..

=→ Địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt.

      + Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa và ngày nay có tuyến đường sắt chạy qua.

   – Giữa thành thị- nông thôn:

      + Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 60%).

      + Số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh.

Đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc:

Miền Đông Miền Tây

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

– Nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

Miền Đông Miền Tây
Thuận lợi

– Nông nghiệp:

+ Đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào

=> phát triển nông nghiệp trù phú.

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa

=> đa dạng cây trồng vật nuôi.

– Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào

=> thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy…

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

=> công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng…

– Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn

=> Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

– Công nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt…

=> phát triển nhiều ngành công nghiệp

+ Thượng nguồn các sông lớn

=> thủy năng dồi dào.

Khó khăn – Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

– Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

– Giao thông khó khăn.

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

   – Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân.

   – Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

   – Miền Đông là vùng đồng bằng, điều kiện tự nhiên thuận lới, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển nên dân cư đông đúc.

   – Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt.

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.

Kết quả:

   – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm (năm 2005 là 0,6%).

   – Chênh lệch giới tính (nam nhiều hơn nữ).

   – Hội chứng tiểu hoàng đế.