Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước việt nam là:

Nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước

Nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? , luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý:

 Luật ngân sách nhà nước 2015.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Nội dung nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước:

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước là một trong những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước đã được thực hiện và quy định chi tiết tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước 2015.

Theo quy định tại Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước như sau:

– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

  •  Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  •  Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

– Bội chi ngân sách địa phương:

  •  Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
  •  Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  •  Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

  •  Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
  •  Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
  •  Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Theo đó, ta có thể thấy, ngân sách nhà nước được cân đối dựa trên các nguyên tắc trên. Vì vậy, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các khoản vay nợ lại được tính vào thu ngân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phương tôn trọng nguyên tắc phải cân bằng thu chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015, song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lại không tính vào trong bội chi ngân sách nhà nước.

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước việt nam là:
Nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước

2.2. Hành vi không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách:

Không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách là vi phạm quy định pháp luật.

Việc không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc của ngân sách nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước. Tại Điều 18 Luật ngân sách nhà nước 2015 có quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước như sau:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

– Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.

– Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.

– Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.

– Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.

– Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.

– Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.

– Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.

– Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.

– Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật

– Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.

-Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, việc cân đối ngân sách nhà nước là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý và vận hành nguồn ngân sách nhà nước. Đảm bảo được việc cân đối nguồn ngân sách sẽ giúp cho nhà nước kiểm soát được việc huy động và quản lý thu chi nguồn ngân sách vào những mục đích nhất định.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website http://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước việt nam là:

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : 

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"