Nguyên tắc phân biệt phải thu của khách hàng, phải trả người bán và phải thu phải trả khác là gì

Nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa,sản phẩm đã cung cấp trong một khoảng thời gian xác định. Cùng Luanvan1080 tìm hiểu về chủ đề Nợ phải trả trong bài viết sau đây:

Tham khảo thêm các bài viết tương tự khác:

Lập kế hoạch kiểm toán là gì? Nội dung các bước lập kế hoạch kiểm toán

+ Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán: 104 Tên Đề Tài và Mẫu tham khảo

Nguyên tắc phân biệt phải thu của khách hàng, phải trả người bán và phải thu phải trả khác là gì
Cơ sở lý luận về kế toán nợ phải trả và các khoản nợ phải thu

Mục lục [Ẩn] 

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ… mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.[1]

Các khoản phải thu trong doanh nghiệp bao gồm:

- Các khoản phải thu của khách hàng

- Các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Các khoản phải thu nội bộ

- Các khoản tạm ứng của công nhân viên

- Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ

- Các khoản phải thu khác

1.2 Nguyên tắc hạch toán các khoản nợ phải thu

Theo quy định tại điều 17, thông tư 200/2014/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải thu như sau:

- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác;

+ Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

+ Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua - bán, như:

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả các khoản được phả á ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1283; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 244, khoản tạm ứng ở TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.

- Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

1.3 Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu

- Ghi chép phản ánh kịp thời chặt chẽ các khoản nợ phải thu khách hàng theo từng đối tượng, thời hạn thanh toán , chiết khấu

- Kế toán phải thu khách hàng phải nắm bắt về tình hình phải thu, chính sách bán chịu, thanh toán quốc tế. Định kỳ tiến hành lập báo cáo về tình hình phải thu khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên cuối kỳ tiến hành đối chiếu công nợ

- Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác minh bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản thu này.

- Các khoản phải thu chủ yếu có số dư bên nợ , nhưng trong quan hệ đối với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên có. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu , phải trả cho phép lấy số dư chi tiết các khoản nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên “ Tài Sản” và bên “ Nguồn vốn” của bảng cân đối kế toán.

2. Lý luận chung về khoản nợ phải trả

Nguyên tắc phân biệt phải thu của khách hàng, phải trả người bán và phải thu phải trả khác là gì

2.1 Khái niệm và phân loại các khoản nợ phải trả

2.1.1. Khái niệm nợ phải trả

Nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa,sản phẩm đã cung cấp trong một khoảng thời gian xác định. Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh nghiệp.

2.1.2 Phân loại nợ phải trả

- Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, mua hàng mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các chủ nợ. Nếu phân loại theo thời gian hạch toán, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

+ Nợ dài hạn là các khoản nợ và các nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà doanh nghiệp phải trả sau một khoảng thời gian từ một năm trở lên kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán

+ Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảng thời gian từ một năm trở xuống.Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả

2.2 Nguyên tắc hạch toán các khoản nợ phải trả

Theo quy định tại điều 50, thông tư 200/2014/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ kế toán nợ phải trả doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả như sau:

- Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

+ Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

+ Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung ấp hàng hóa dịch vụ:

- Khi lập Báo cáo tài chính , kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

- Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

- Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

2.3 Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của kế toán các khoản phải trả

-  Kế toán theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả.

- Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải căn cứ vào khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.

- Cuối niên độ kế toán phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng loại chiết khấu và phụ trội khi xác định chi phí đi vay để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.

3. Nội dung công tác kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp

Nội dung công tác kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.1  Kế toán phải thu khách hàng

3.1.1. Chứng từ sử dụng

- Hợp đồng kinh tế

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu xuất kho

- Phiếu thu

- Giấy báo có

- Biên bản bù trừ công nợ

- Biên bản xoá nợ…

3.1.2 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản phải thu khách hàng. Kế toán sử dụng TK131” Phải thu khách hàng”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ.

3.2 Kế toán nợ phải thu tạm ứng

- Giấy đề nghị tạm ứng

- Phiếu chi

- Báo cáo thanh toán tạm ứng và các chứng từ thể hiện các khoản chi tiêu đã thực hiện bằng tiền tạm ứng

3.2.1 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK141 “ Tạm ứng” để phản ánh tình hình giao tạm ứng và thanh toán các khoản tạm ứng

3.2.2 Kế toán nợ phải thu tạm ứng

- Giấy đề nghị tạm ứng

- Phiếu chi

- Báo cáo thanh toán tạm ứng và các chứng từ thể hiện các khoản chi tiêu đã thực hiện bằng tiền tạm ứng

3.2.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK141 “ Tạm ứng” để phản ánh tình hình giao tạm ứng và thanh toán các khoản tạm ứng

Các cách phân loại và khái niệm về Chi phí sản xuất là gì

4. Nội dung công tác kế toán nợ phải trả trong doanh nghiệp

Nội dung công tác kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.1 Kế toán phải trả người bán

4.1.1 Chứng từ sử dụng

- Hợp đồng kinh tế

- Hóa đơn GTGT

- Hóa đơn bán hàng

- Phiếu nhập kho

- Phiếu chi

- Giấy báo nợ...

4.1.2 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản phải trả người bán, kế toán sử dụng TK331- “ Phải trả người bán”

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa , người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký.

4.1.3 Phương pháp kế toán nợ phải trả người bán

Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ:

- Trường hợp mua trong nội địa, ghi:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

+ Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

- Trường hợp nhập khẩu, ghi:

+ Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế BVMT (nếu có), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213

Có TK 331 - Phải trả  hộ người bán

Có TK 3332 - Thuế TTĐB (nếu có)

Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).

- Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ ghi:

- Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, 156, 611,...

4.2  Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước

4.2.1 Chứng từ sử dụng

- Các tờ khai thuế( GTGT, TNDN, XNK)

- Thông báo nộp thuế

- Biên lai nộp thuế

- Giấy nộp tiền vào kho bạc

4.2.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Nội dung và kết cấu của tài khoản 333 theo chế độ hiện hành như sau:

Nguyên tắc phân biệt phải thu của khách hàng, phải trả người bán và phải thu phải trả khác là gì

Trong trường hợp cá biệt TK 333 có thể có số dư bên nợ- Phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

4.2.3 Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Nguyên tắc phân biệt phải thu của khách hàng, phải trả người bán và phải thu phải trả khác là gì
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo PP khấu trừ

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho SXKD hàng hóa, dich vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT mà hạch toán riêng được thì chỉ hạch toán vào TK

133 khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (số thuế GTGT của đầu vào dùng để SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT). Trường hợp không hạch toán riêng được thì toàn bộ số thuế GTGT đầu vào dùng chung vẫn được phản ánh vào bên Nợ TK 133, đến cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào dùng chung.

4.3 Nội dung công tác kế toán các khoản phải trả công nhân viên

4.3.1 Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công

- Bảng lương

- Bảng thanh toán tiền lương

- Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu khoán… 1.3.3.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

4.3.2 Phương pháp kế toán các khoản phải trả công nhân viên

- Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ các TK 642…

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Tiền thưởng trả cho công nhân viên:

+ Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341)

Có các TK 111, 112,...

- Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 154, 642…

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Các khoản phải k ấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh ng ệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 - Phải thu khác.

- Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).

- Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,...

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê và giá làm luận văn thạc sĩ của Luận Văn 1080.

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Luanvan1080, nơi giúp bạn giải quyết khó khăn.