Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Charles Robert Darwin ( 12 tháng 2 , 1809 – 19 tháng 4 , 1882 ) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh . Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên .

Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Tuy nhiên đó chỉ là những điều người ta hay biết tới nhất về ông. Xung quanh ông còn rất nhiều điều thú vị chưa được nhiều người biết tới. Trong bài viết này, Genk xin được đề cập tới những khía cạnh thú vị trong cuộc đời người khai sinh thuyết tiến hóa nổi tiếng.

Darwin đã từng bị phản đối bởi nhiều tôn giáo

Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Tôn giáo thường có nhiều vấn đề và quan niệm mà đi khác  với con đường của khoa học, nhất là trong thời kì ngày xưa khi mà mọi vấn đề khúc mắc của thế giới đều được giải thích qua các truyền thuyết. Các nhà khoa học theo đó đã luôn có một khoảng thời gian bị các tôn giáo (đặc biệt là các tôn giáo độc thần) ghét bỏ. Và Charles Darwin cùng những nghiên cứu của ông cũng đã đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ Kitô giáo, đạo Tin Lành, Do Thái giáo và Hồi Giáo. Hung hăng nhất trong số đó là vài hệ phái bảo thủ của đạo Tin Lành

Trong một cuốn tự truyện của mình, Darwin đã hồi tưởng lại việc mình đã bị chế giễu bởi các sĩ quan tàu HMS Beagle như thế nào. Những người này là tín đồ Thiên Chúa Giáo và họ cho rằng những điều viết trong Kinh Thánh là đúng còn nhà khoa học Darwin chỉ là kẻ điên. Thực ra bản thân Darwin không phải là một tín đồ của bất kì giáo phái nào nhưng ông cũng không có tư tưởng bài trừ tôn giáo, theo lời tự sự, tuổi trẻ ông luôn có một niềm tin vững vàng rằng Chúa có tồn tại và những linh hồn là bất tử. Tuy nhiên sau này khi tới Brazil và tiếp xúc sâu hơn với thiên nhiên, khoa học nghiên cứu, ông đã bắt đầu quãng thời gian khó khăn trong tư tưởng của mình, dần đặt câu hỏi về sự tồn tại của Chúa và những niềm tin thời trẻ cũng lu mờ đi. Sau này, ông miêu tả rằng niềm tin thời tuổi trẻ của mình giống như là cảm giác “mù màu”.

Thích được thử nhiều mùi vị món ăn

Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Ngay từ thời học đại học, Darwin đã tham gia một nhóm gọi là Câu lạc bộ ẩm thực Glutton mà ở đó các thành viên sẽ tới mỗi tuần để “thử” các món ăn kì lạ, những món ăn thường mà chẳng ai muốn ăn. Có lẽ đây cũng là một phần trong niềm đam mê với tự nhiên, hoang dã của ông. Nhóm Glutton không ăn những món tráng miệng hay đồ uông kì lạ mà thường là ăn những loài chim hoang dã khác nhau. Sau quãng thời gian  đại học, đi nhiều vùng trên thế giới trên tàu HMS Beagle, ông vẫn tiếp tục sở thích này của mình. Trong chuyến đi tới nhiều vùng trên thế giới, ông đã thử qua không biết bao nhiêu mùi vị các con vật. Ông còn miêu tả trong hồi kí của mình về một loài gặm nhấm có màu socola là loại thịt ngon nhất ông từng nếm thử. Thậm chí loài chim hoàn toàn mới mang tên ông Rhea Darwinii cũng đã được ông thưởng thức trên bàn ăn của mình.

Sau này khi tới quần đảo Galapagos thậm chí đã cưỡi rùa cạn và uống chất lỏng từ bong bóng của chúng. Thứ này được ông miêu tả là khá trong trẻo và chỉ mang một hương vị đắng rất nhẹ. Khi tới đến khu vực Nam Mỹ, cuộc du hành vị giác của ông còn phong phú hơn, ông thậm chí đã được ăn thịt báo. Càng đi sâu vào thế giới tự nhiên, Darwin càng không ngại ngần thử sức ở những loại thức ăn kì dị hơn. Cho đến bây giờ để kỉ niệm cuộc đời và cuộc phiêu lưu sành ăn của ông, những người hâm mộ đã tổ chức những bữa ăn vào khoảng thời gian tháng hai hằng năm. Đó là những bữa tối làm theo phong cách chế biến từ càng nhiều loài càng tốt từ lớp thú, giáp xác tới côn trùng đều đủ cả.

Nguồn cảm hứng của Karl Marx

Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Một số người đổ lỗi cho lý thuyết của Darwin về căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Một vài người đã nắm lấy lý thuyết chọn lọc tự nhiên và áp dụng nó ngay lập tức cho nền kinh tế xã hội, từ đó sinh ra học thuyết Darwin xã hội. Tín đồ của học thuyết này tin rằng kinh tế thành công hay thất bại của một cá thể con người cũng giống như cuộc đấu tranh của động vật để tồn tại trong rừng. Những người này không khuyến khích sự hỗ trợ của chính phủ cũng như các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo bởi họ tin rằng loài người sẽ phát triển hơn nếu như những người nghèo này không tồn tại. Hai người đàn ông được coi là giàu nhất trong thời kì này Andrew Carnegie và John Rockefeller là tín đồ của học thuyết. Họ thừa nhận rằng lý thuyết chắc chắn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tham làm của chủ nghĩa tư bản trong đầu thế kỉ 20. Do vậy, phần lớn những người phản đối chủ nghĩa tư bản không ủng hộ cho thuyết chọn lọc tự nhiên.

Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại, thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin lại có một sự ảnh hưởng lớn tới mặt bên kia của thế giới. Trong khi học thuyết Darwin xã hội coi lý thuyết của Darwin như một cách để biện minh cho sự tham lam và áp bức thì Karl Marx lại xem chúng là một câu chuyện ngụ ngôn cho đấu tranh giai cấp. Nhà triết học nổi tiếng người Đức đã thấy rằng Nguồn gốc các loài của Darwin là cơ sở sinh học của chủ nghĩa xã hôi. Ông nói rằng cuộc đầu tranh và tồn tại của các loài khẳng định sự tồn tại của đấu tranh tầng lớp mà ông thấy xảy ra trong xã hội. Một tầng lớp cũng giống như một sinh vật, chiến đấu để tồn tại trong một môi trường thù địch, áp bức và bóc lột. Rõ ràng là với cả hai phía, học thuyết Darwin đều có những ảnh hưởng khá quan trọng.

Nhà tâm lý học Charles Darwin

Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Trong chuyến du hành cùng tàu Beagle, Darwin đã có vinh dự được tiếp xúc với rất nhiều các nền văn hóa mang nhiều sắc màu khác nhau trên thế giới. Tất nhiên là ở một số nơi rào cản ngôn ngữ đã ngăn cản ông giao tiếp với người đại phương nhưng những cảm xúc được bày tỏ như niềm hạnh phúc, sự giận giữ, buồn bã hay sợ hãi đều được ông ghi nhớ. Ông đã lưu ý rằng những cảm xúc đến từ nền văn hóa khác nhau được thể hiện rất khác nhau. Và đây chính là nền tảng cơ sở để ông đi vào nghiên cứu một chút trong vấn dề tâm lý học, phát triển ra một khái niệm phổ quát về emotions (cảm xúc). Ông đã thực hiện trao đổi nhiều thư từ với nhiều nhà khoa học để nghiên cứu hiện tượng này, trong đó có một bác sĩ người Pháp tên là Guillaume-Benjamin-Amand Duchenne. Duchenme đã nghiên cứu cơ mặt và cho rằng khuôn mặt con người có thể thể hiện tới 60 loại cảm xúc khác nhau. Trong quá trình trao đổi, Darwin đã không đồng ý rằng 60 là con số đúng. Ông tin rằng chỉ có một vài trong số các cảm xúc là phổ biến với tất cả con người. Để kiếm tra ông đã tiến hành thí nghiệm và hầu như tất cả những người tham gia thể hiện được các cảm xúc chung như tức giận, hạnh phúc sợ hãi nhưng với nhưng cảm xúc còn lại mọi người thể hiện khá khó hiểu và không giống nhau. Điều này đã khẳng định giả thuyết của Darwin rằng chỉ một vài cảm xúc là mọi người có những thể hiện khá giống nhau cũng như con số 60 cảm xúc tổng quát cho cơ mặt con người là không đúng.

Ngoài nghiên cứu về cảm xúc, ông còn quan tâm tới khái niệm lòng từ bi và tin rằng cảm giác của chúng ta về đạo đức và lòng từ bi là xuất phát từ mong muốn tự nhiên để giảm bớt sự đau khổ cho người khác. Và thật trùng hợp là quan điểm này giống với lời dạy trong Phật giáo Tây Tạng.

Darwin và sự cân nhắc trong chuyện hôn nhân

Nhà bác học Đác uyn Anh đã có phát minh nào

Nhà khoa học tài ba này đã có một cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc cùng người bà con Emma Wedgewood. Hôn lễ của họ đã diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 1839. Tuy nhiên một chi tiết không được nhiều người biết tới đó là vài tháng trước khi cầu hôn người vợ của mình, ông đã rất đắn đo trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Ông thậm chí đã lập một bảng danh sách những ưu nhược điểm của việc nếu kết hôn và không kết hôn. Darwin đã miêu tả rằng  "Trẻ con (nếu điều đó làm hài lòng Chúa) - đối tượng để yêu thương và chơi đùa cùng - bằng cách nào đó cũng tốt hơn một con chó". Cuộc sống cũng sẽ thi vị hơn với "một người bạn đời chung thủy", "một người vợ hiền bên bếp lửa với sách và âm nhạc", "một cuộc sống không lo béo phì và bệnh tật"... dù hơi mất thời gian.

Darwin luôn là một con người bay bổng, thích tự do và đặt ra cho mình nhiều kế hoạch du lịch khám phá. Ngoài ra công việc nghiên cứu khoa học cũng rất quan trọng, nếu kết hôn ông sẽ bị bó buộc với trách nhiệm và kiếm tiền. Ông đã lo lắng “tự hỏi” : "liệu mình có thể phải sống ở London như một tù nhân?" và nhiều lần lo sợ một cuộc sống nghèo đói với con cái nheo nhóc. Tuy nhiên thì cuối cùng ông cũng ra quyết định kết hôn và thực hiện việc đó khá nhanh chóng. Darwin đã cùng vợ sống hạnh phúc bên nhau suốt 43 năm cho đến khi ông mất vào năm 1882. Họ đã có với nhau mười mặt con. Cuộc hôn nhân của ông được ví như lời giải nhiệm mầu phá vỡ niềm tin cho rằng tình yêu và công việc không thể cùng tồn tại.