Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật nsnn

[VPLUDVN] Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia vào một số quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể đặc biệt. Tư cách chủ thể của Nhà nước không đặt ra như tư cách chủ thể của các chủ thể khác.

Nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự, kinh tế nói riêng bởi các lẽ sau:

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nén tảng là liên minh giai cấp cổng nhằn với nông dân và tầng lớp tri thức (Điều 2 Hiến pháp năm 1992). Nhà nước nấm quyổn lãnh dạo thống nhất, toàn diện vể chính trị, kinh tế, văn hổa, đối ngoại theo (lịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là người dại diộn cho toàn dân và là một tổ chức chính trị – quyền lực.

Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp nám 1992; Điều 200 BLDS).

– Nhà nước tự quy định cho mình các quyển trong các quan hệ mà Nhà nước tham gia, trinh tự, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ đó.

Nhà nước là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Nhà nước trực tiếp nắm quyền định đoạt tối cao đối với các tài sản mà pháp luật quy định thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Những tài sản có I nghĩa quyết định đến nền tảng kinh tế của toàn xã hội, đến an ninh, quốc phòng như: đất đai, rừng núi, sông hổ, biển cả, các tài nguyên thiên nhiên khác.

Nhà nước giao quyén của minh cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyén quản lý các tài sản, giao cho các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội các tổ chức khác, cá nhân thực hiện các quyển chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Nhà nước; quy định về trinh tự, giới hạn thực hiện các quyền đó.

Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế như: ngân hàng, kho bạc, phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu, công trái.

Nhà nước là chủ sở hữu các tài sản vô chủ,tài sản bị trưng thu, trưng mua.

Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Pháp luật ngân sách nhà nước (tiếng Anh: Law on State Budget) là tập hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lí, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật nsnn

Hình minh họa (Nguồn: thukyluat)

Khái niệm

Pháp luật ngân sách nhà nước trong tiếng Anh là Law on State Budget.

Pháp luật ngân sách nhà nước là tập hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lí, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước.

Phân loại Pháp luật ngân sách nhà nước

Căn cứ vào nội dung của các quan hệ ngân sách nhà nước thì những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước bao gồm:

- Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân cấp quản lí ngân sách nhà nước

- Thứ hai, quan hệ phát sinh trong quá trình lập, quyết định, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Đây là quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc lập, quyết định, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đối với nhau hoặc giữa các cơ quan này với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước.

- Thứ ba, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập quĩ ngân sách nhà nước.

Những quan hệ này thường phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong lĩnh vực thu nộp ngân sách nhà nước như cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước,... với bên kia là tổ chức, cá nhân đóng góp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.

Chẳng hạn, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp các khoản thuế, phí, lệ phí,... vào ngân sách nhà nước.

- Thứ tư, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng quĩ ngân sách nhà nước.

Những quan hệ này phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước như cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước,... với bên kia là các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Thứ năm, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước.

Một số đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước

- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lí, sử dụng ngân sách nhà nước luôn gắn liền với quyền lực của nhà nước (quyền lực chính trị công đặc biệt) và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước;

- Quĩ ngân sách nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, ít nhất một bên chủ thể trong quan hệ ngân sách nhà nước là cơ quan nhà nước - nhân danh quyền lực nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước là các hoạt động cụ thể của Nhà nước, là việc xử lí các mối quan hệ lợi ích cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia;

- Quan hệ phát sinh trong hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

- Những đặc điểm cơ bản trên của quan hệ ngân sách nhà nước - thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước quyết định đến phương pháp điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước - phương pháp mệnh lệnh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

T.H

Trong bất cứ ngành luật nào, đối tượng điều chỉnh nói chung được hiểu là những quan hệ xã hội xác định các đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Đối với luật hành chính, đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, trong đó chưa đựng tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của cơ quan hành chính nhà nước.

Có thể nói, đây là một lĩnh vực đặc thù thể hiện qua việc có ít nhất một bên tham gia quan hệ là bên có thẩm quyền, là chủ thể thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của nhà nước. Vậy, chủ thể và khách thể trong quan hệ pháp luật hành chính có những nét đặc trưng nào?

1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính:

Trong quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật hành chính là dạng quan hệ chứa đựng những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành điều hành giữa một bên là đối tượng quản lý và bên còn lại có mang tính quyền lực nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này phải chịu sự điều chỉnh của những quy phạm pháp luật hành chính. Như vậy có thể nói, trong mối quan hệ này, quyền của bên này sẽ tương ứng là nghĩa vụ của bên còn lại và ngược lại.

Trong quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm mang tính đặc trưng cơ bản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ có tính đặc thù, quan hệ này chỉ phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước và gắn liền với các hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Thứ hai, đối với quan hệ pháp luật hành chính, các bên chủ thể tham gia vào quan hệ này rất đa dạng và nhiều thành phần. Tuy nhiên cần lưu ý trong đó phải đảm bảo có ít nhất một bên còn lại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc những tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý, nhân danh cho nhà nước thực hiện hoạt động quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc, quan hệ pháp luật hành chính là mối quan hệ thể hiện tính quyền lực hành chính của nhà nước.

Thứ ba, đối với các tranh chấp phát sinh trong quan hệ này được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước.

2. Chủ thể của pháp luật hành chính:

Có thể hiểu một cách khái quát, những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính là những chủ thể của quan hệ pháp luật này. Theo đó, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể chỉ là các cá nhân, tổ chức tham gia các mối quan hệ xã hội, hoặc là những cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền. Những chủ thể này phải bảo đảm có đầy đủ năng lực, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng. Điều đặc biệt cơ bản của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ pháp luật này là phải có ít nhất một bên tham gia với vai trò là chủ thể có thẩm quyền trong hành chính nhà nước.

Yếu tố thể hiện thẩm quyền trong hành chính nhà nước của chủ thể quản lý hành chính – những tổ chức, cá nhân mang quyền lực hành chính nhà nước, nhân danh cho nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Điều này được thể hiện qua hai đặc trưng cơ bản sau đây:

Xem thêm: Năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính

– Một là, chủ thể tham gia phải là những chủ thể được pháp luật quy định có thẩm quyền trong quản lý về hành chính nhà nước.

– Hai là, những chủ thể được xác định có thẩm quyền khi tham gia vào quan hệ này phải với chính tư cách đó chứ không phải tư cách cá nhân hoặc không vượt ra khỏi thẩm quyền quản lý nhà nước đã được quy định.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C là chủ tịch UBND xã A, trong quá trình tham gia giao thông có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật hành chính đã được xác lập nhưng bên đại diện cho quản lý hành chính nhà nước là bên có thẩm quyền xử phạt hành vi của ông A. Ngược lại, mặc dù ông A là người được quy định có thẩm quyền trong quản lý hành chính nhưng trong mối quan hệ này, tư cách tham gia của ông A là tư cách cá nhân.

Như vậy, có thể thấy, cùng là một chủ thể nhưng tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật lại được xác định khác nhau.

Thứ hai, trong quan hệ pháp luật hành chính, một trong những đặc trưng cơ bản để làm cơ sở phân biệt quan hệ này với các quan hệ pháp luật khác chính là việc trong quan hệ này luôn luôn có một bên chủ thể bắt buộc là bên có quyền nhân danh Nhà nước để đơn phương ra những mệnh lệnh (thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật hoặc các mệnh lệnh cụ thể để giải quyết công việc cụ thể) buộc phía bên kia phải có nghĩa vụ thực hiện.

Như ở trên đã đề cập, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể được xác định là hai bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cụ thể như sau:

Một là, đối với bên chủ thể đóng vai trò là đối tượng được quản lý trong quan hệ hành chính có thể là tổ chức, cá nhân. Bên chủ thể này phải đảm bảo phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính, cụ thể như sau:

– Chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật hành chính: Đây là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân.

Xem thêm: Năng lực pháp luật hành chính là gì? Phát sinh từ khi nào?

– Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại. Năng lực hành vi hành chính của các nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính…quan trọng hơn trong nhiều trường hợp, nó phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước.

Ví dụ: người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xilanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Tuy nhiên, năng lực hành vi hành chính của các cá nhân này trong điều khiển phương tiện vừa nêu không mặc nhiên phát sinh khi họ đủ 18 tuổi mà năng lực này chỉ được nhà nước thừa nhận khi họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe phù hợp đối với phương tiện đó.  

Hai là, đối với bên chủ thể đóng vai trò là bên quản lý nhà nước, là các tổ chức hoặc cá nhân được giao quyền hoặc nhân danh nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tuy nhiên, cần phân biệt quan hệ pháp luật hành chính với quan hệ chỉ đạo công tác trong nội bộ một cơ quan.

Ví dụ: Quan hệ pháp luật giữa Uỷ ban nhân dân Tỉnh B với Uỷ ban nhân dân Huyện N tương ứng trực thuộc là quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên, quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với văn thư của cơ quan đó qua hành vi phân công văn thư soạn thảo công văn thì không phái là quan hệ pháp luật hành chính. Nó dựa trên quan hệ pháp luật hành chính, nhưng là quan hệ công tác nội bộ của cơ quan.

– Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước.

– Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi các nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ mày nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó.

– Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính- sự nghiệp… phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lí hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể.

Xem thêm: Luật hành chính là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?

Do không có chức năng quản lí nhà nước nên các tổ chức nêu trên thường tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường. Cá biệt trong một số trường hợp, khi được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong một số công việc cụ thể, các tổ chức này có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật nsnn

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

3. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính:

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính được xác định chính là trật tự quản lý hành chính trong từng lĩnh vực. Khi các bên tham gia vào các mối quan hệ này đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới là những lợi ích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sự hình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính.