Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai như thế nào

Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2[1] là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 (dương lịch). Cuộc chiến tranh lần này diễn ra sau cuộc chiến giữa hai nước lần thứ nhất khoảng 27 năm.[2] Trong lần này, quân Nguyên huy động lực lượng đông đảo gấp cả chục lần so với cuộc chiến lần trước. Nhưng dù cho quân Nguyên Mông hùng mạnh và có nhiều Vương hầu của triều Trần mang tư tưởng cầu an, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt thời đó.[3]

Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2
Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai như thế nào

Vua Trần rút vào Thanh Hóa để củng cố, tổ chức lại lực lượng. Trong lúc đó quân Nguyên của Thoát Hoan ở ngoài Bắc không hợp thủy thổ và thời tiết mùa hè nóng bức, bị mưa lớn, phát sinh bệnh tật, lại bị thiếu lương. Toa Đô mang quân mỏi mệt từ Thiên Trường, cùng Ô Mã Nhi lại vào Thanh Hóa truy kích vua Trần nhưng không tìm được, phải dừng lại kiếm lương.[49]

Nắm được tình hình địch đang gặp khó khăn, tháng 4, vua Trần trở lại miền Bắc tấn công quân Nguyên, tập trung tấn công vào các mục tiêu của quân Nguyên ở khúc sông Hồng chảy qua Khoái Châu (Hưng Yên). Chiếm được vùng này, quân Trần sẽ từ đây đánh vào Thăng Long.[49]

Trận Hàm Tử - Tây KếtSửa đổi

Lúc đó Thanh Hóa có cánh quân Toa Đô đóng giữ. Sau một thời gian không bắt được vua Trần, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi mang quân trở lại phía bắc để phối hợp với Thoát Hoan.

Có những giả thuyết khác nhau về cử động của Toa Đô và quân Trần. Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng: Toa Đô và Ô Mã Nhi ngày 7 tháng 5 âm lịch mới ra bắc, vì vậy hai tướng không dự trận Hàm Tử mà chỉ dự trận Tây Kết.[50] Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm ủng hộ thuyết này.[51] Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng, Toa Đô và Ô Mã Nhi từ Thanh Hóa ra Bắc từ tháng 4 âm lịch, do đó hai tướng dự trận Hàm Tử và Tây Kết.[52] Trần Xuân Sinh ủng hộ thuyết này.[53] Riêng Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim không rõ căn cứ từ nguồn tài liệu nào cho rằng, Toa Đô bị Trần Quang Khải cầm chân ở Nghệ An suốt từ khi tiến từ Chiêm Thành ra, không ra bắc bằng đường bộ được, phải cùng Ô Mã Nhi đi đường biển ra bắc.[47]

Do theo thuyết Toa Đô ra bắc vào tháng 5 âm lịch, mà một loạt trận đánh ở Bắc Bộ diễn ra từ tháng 4, Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm cho rằng Trần Hưng Đạo chủ trương đưa quân vượt biển ra bắc, cắt đôi hai đạo quân Nguyên giữa Toa Đô và Thoát Hoan, không để tập hợp lại.[49]

Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương[54] và Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đánh quân Nguyên ở Hàm Tử. Trần Trọng Kim và Trần Xuân Sinh cho rằng Toa Đô đụng độ với Trần Nhật Duật ở Hàm Tử.[55] Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm theo Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng Trần Nhật Duật đánh một đạo quân Nguyên nhưng không rõ tướng chỉ huy. Nhưng các nguồn tài liệu đều thống nhất rằng trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng. Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.[50]

Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở Hàm Tử quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc (đoạn sông Hồng ở Hưng Yên) và tìm cách liên lạc với Thoát Hoan. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết (Khoái Châu). Ngày 24 tháng 6 năm 1285, Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa Đô và Ô Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị quân Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhi thì chạy thoát về Thanh Hóa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm liệm tử tế.[50]

Sử liệu dẫn khác nhau về các tướng tham chiến. Có tài liệu cho rằng Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Triệu Trung cùng đánh trận Hàm Tử, có tài liệu dẫn rằng chỉ có Trần Nhật Duật và Triệu Trung đánh Hàm Tử, còn Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản đánh trận Tây Kết.[56]

Trận Chương Dương ĐộSửa đổi

Trần Nhật Duật sai Trần Quốc Toản về Thanh Hoá báo tin thắng trận. Trần Quốc Tuấn bàn với Trần Nhân Tông quyết định mang toàn quân ra bắc đánh Thoát Hoan để lấy lại Thăng Long. Trần Quang Khải ở Nghệ An mới ra được cử làm chánh tướng, Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản làm phó tướng; lại truyền lệnh cho Trần Nhật Duật phải ngăn không cho Toa Đô hợp binh được với Thoát Hoan.

Đại quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long cũng trong tình trạng lương thực sắp cạn, các chiến thuyền đóng ở bến Chương Dương.

Trần Quang Khải tiến ra bắc khá thuận lợi. Quân Trần nhanh chóng diệt nhiều đồn nhỏ của quân Nguyên, kết hợp dụ hàng quân người Hoa bỏ hàng ngũ quân Nguyên. Trong khi đó thì Trần Nhật Duật cũng giữ lại số quân để cầm chân Toa Đô, còn chia một số sang hợp với cánh quân Trần Quang Khải. Nhiều toán quân Trần trước kia bị tản mát, chưa tìm được vào Thanh Hoá, lúc đó gặp quân Trần Quang Khải đã cùng gia nhập nên lực lượng càng mạnh lên. Quân Trần chiếm được nhiều thuyền của địch ở bến đò.[57]

Quân Trần tiếp tục ngược sông Hồng phản công quân Nguyên. Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản đã tấn công quân Nguyên ở Chương Dương (huyện Thường Tín).[58] Quân Nguyên thường thấy quân Trần bị thua, khi đó thấy quân Trần đánh mạnh nên bị bất ngờ, tan tác bỏ chạy. Phần lớn các chiến thuyền quân Nguyên bị quân Trần đốt cháy hoặc chiếm.

Giành lại Thăng LongSửa đổi

Sau các trận phản công thắng lợi trên sông Hồng, quân Trần quyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long. Lực lượng tham gia gồm các đơn vị thủy bộ chủ lực do Trần Quang Khải chỉ huy. Các đơn vị dân binh các địa phương lân cận do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy. Sau khi đánh bại đơn vị quân Nguyên ngoài thành do Mã Vinh chỉ huy, quân Trần bắt đầu bao vây và công thành.

Tài liệu thời Nguyên chép rằng:

"Thủy lục đến đánh đại doanh, vây thành mấy vòng, tuy chết nhiều nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông, quan quân sớm tối đánh rất khốn đốn, thiếu thốn, khí giới đều hết"[59] và "Người Giao chống đánh quan quân, tuy mấy lần thua tan, nhưng quân tăng càng đông, quan quân mỏi mệt, tử thương cũng nhiều, quân mã Mông Cổ không thể nào thi thố tài năng được".[60]

Trước sức tấn công mạnh mẽ và bền bỉ của quân Trần, quân Nguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ở bờ Bắc sông Hồng (khoảng Gia Lâm ngày nay).[61] Tại đây, đồn trại của quân Nguyên vẫn liên tục bị tấn công.

Trận sông Thiên MạcSửa đổi

Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc[62] và tìm cách liên lạc với Thoát Hoan. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết.

Có tài liệu căn cứ vào Nguyên sử cho rằng Toa Đô sau trận thua ở Hàm Tử quan lại tiến vào Thanh Hoá đánh vua Trần lần nữa, nhưng không thu được kết quả nên lại trở ra tìm Thoát Hoan. Trận Tây Kết này còn được coi là trận Tây Kết thứ hai.[63]

Ngày 24 tháng 6 năm 1285, quân Trần do đích thân vua Trần chỉ huy tấn công đạo quân Nguyên này. Tướng Nguyên là Trương Hiển (chức tổng quản) đầu hàng quân Trần và dẫn đường cho quân Trần tấn công Toa Đô ở Tây Kết. Quân Nguyên bị giết rất nhiều. Toa Đô cũng bị tử trận. Ô Mã Nhi và Lưu Khuê đi thuyền nhỏ trốn thoát ra biển.[64]

Trận này một số sách sử chép khác nhau. Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) cho biết Nguyên sử chép rằng: Toa Đô không tin Thoát Hoan đã rút, nên tiến quân lên tới tận Thăng Long, thấy không còn quân mình thì mới tin, đành rút quân lên phía Bắc, gặp quân Trần chặn đánh ở sông Càn Mãn (tức sông Thị Cầu) và tử trận tại đây.[64]

Quân Trần truy kích quân NguyênSửa đổi

Ngày 10 tháng 6 năm 1285, Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh vương Trần Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên cử Lưu Thế Anh dẫn quân ra đối phó, nhưng đại bại. Quân Nguyên rút chạy về phía Bắc.[65]

Khi rút chạy đến sông Như Nguyệt (sông Cầu), quân Nguyên bị đơn vị của Trần Quốc Toản chặn đánh. Quân Nguyên thua, không sang sông được, phải chạy về phía Vạn Kiếp. Chỉ huy quân Trần là Trần Quốc Toản đã hy sinh trong trận này.[66]

Chạy đến sông Sách (tức đoạn sông Thương chảy quan Vạn Kiếp), quân Nguyên bắc cầu phao định vượt sông, nhưng bị quân Trần do Trần Quốc Tuấn chỉ huy ập vào đánh. Lý Hằng đẩy lui được mũi quân Trần tấn công vào lưng quân Nguyên, chém được tướng Việt là Trần Thiệu. Nhưng một mũi quân Trần khác lại đánh vào sườn đội hình quân Nguyên đang vượt cầu phao. Quân Nguyên xô nhau chạy, cầu phao đứt, nhiều binh sĩ bị chết đuối.[67]

Sau khi vượt qua sông Sách, quân Nguyên chạy về hướng Tư Minh. Lý Hằng được cử chặn hậu, đề phòng quân Trần truy kích. Đến Vĩnh Bình, quân Nguyên lại bị quân Trần do Trần Quốc Hiến (Trần Quốc Nghiễn) chỉ huy chặn đánh. Lý Hằng bị trúng tên độc. Tương truyền, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng để chạy trốn. Khi về đến Tư Minh, Lý Hằng ngấm thuốc độc chết, thọ 50 tuổi.[68]

Cánh quân Vân Nam của Nasirud Din chạy về Vân Nam, đến địa phận huyện Phù Ninh đã bị các lực lượng của Hà Đặc và Hà Chương tấn công. Quân Nguyên thua chạy, nhưng Hà Đặc tử trận.[69]

Tông thất, tướng sĩ nhà Trần hàng nhà NguyênSửa đổi

Xem chi tiết: Trần Ích Tắc, Lê Tắc

Trong cuộc chiến lần thứ hai, nhà Trần đã có một số tông thất và tướng sĩ đi theo nhà Nguyên.

Người đầu tiên là Trần Di Ái, em vua Trần Thái Tông, chú vua Trần Thánh Tông. Di Ái được cử đi sứ nhà Nguyên, được Hốt Tất Liệt phong luôn làm An Nam quốc vương để có cớ đưa "vua mới" về nước. Di Ái bị quân Trần đón đánh ở đầu địa giới phải bỏ chạy.

Người thứ hai là Trần Ích Tắc, con thứ của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông. Ích Tắc có tài, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Trước khi quân Nguyên kéo sang, Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Khi quân Nguyên Mông tiến sang, ngày 15 tháng 3 năm 1285, Ích Tắc đem cả gia đình theo hàng, với hy vọng được lập làm vua.

Quân Nguyên thất bại chạy về nước, Ích Tắc được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, phong làm An Nam quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Hai năm sau (1287), Ích Tắc theo Thoát Hoan sang Đại Việt lần thứ ba.

Thứ ba là Trần Kiện. Trần Kiện là con thứ của Trần Quốc Khang, phục vụ dưới quyền Trần Ích Tắc cùng theo Ích Tắc hàng Toa Đô. Toa Đô sai đưa bọn Kiện về Yên Kinh thì bị thổ hào người Tày ở châu Ma Lục (Lạng Sơn) là Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh chặn đánh. Trần Kiện bị gia nô của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô bắn chết, Trần Ích Tắc đem xác Kiệt để lên mình ngựa trốn đi đêm, đến Khâu Ôn chôn tại đấy.[70] Một tướng khác là Lê Tắc cũng hàng quân Nguyên, trong cảnh quân Nguyên hỗn loạn bỏ chạy, Lê Tắc đã chỉ đường giúp nhiều tướng sĩ nhà Nguyên chạy thoát về bên kia biên giới.[71]

Một số tông thất dưới quyền Trần Ích Tắc theo sang Trung Quốc còn có Trần Văn Lộng và Trần Tú Viên.

Kết quả và ý nghĩaSửa đổi

Như vậy là cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần Thánh Tông và Nhân Tông đã toàn thắng, thể hiện "Hào khí Đông A" của Đại Việt thời ấy.[3] Nhà Trần lần thứ hai đánh đuổi được quân Mông Nguyên, lần này với quy mô lớn hơn nhiều và hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều. Nhà Tống ở phương bắc đã mất, không còn lá chắn, Đại Việt phải trực tiếp đối đầu với nhà Nguyên trên toàn tuyến biên giới phía bắc. Diệt được Nam Tống, sức mạnh của nhà Nguyên cũng tăng lên so với trước.

Theo sử cũ Việt Nam, quân Nguyên chết rất nhiều, thây nằm ngổn ngang, máu chảy thành suối. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng Lý Quán thu tàn quân chỉ còn lại 5 vạn người so với 50 vạn khi bắt đầu sang Đại Việt, tức là có tới 45 vạn quân Nguyên đã chết hoặc bị bắt.

Tháng giêng năm Bính Tuất, niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (26/1 – 24/2/1286), vua Trần cho thả tù binh Nguyên vừa bị bắt về nước. "Trần đại vương bình Nguyên thực lực" chép rằng nhà Trần đã khắc chữ lên mặt 5 vạn hàng binh rồi cho về, răn rằng kẻ nào lại sang, nếu bắt được thì chém. Như vậy, số tù binh mà quân Trần bắt được chí ít cũng phải 5 vạn (chưa kể số tù binh đã chết trong quá trình giam giữ, đã bỏ trốn hoặc không muốn trở về nước)

Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần đặt nghi vấn về con số 45 vạn quân Nguyên đã chết hoặc bị bắt. Bằng chứng là ngay khi quân Nguyên thua chạy về, chỉ 2 tháng sau Hốt Tất Liệt đã có ý định cho sang đánh phục thù ngay. Như vậy lực lượng quân Nguyên còn sống trở về khá đông đảo để có thể tiếp tục một cuộc chinh phạt mới. Sau đó Hốt Tất Liệt phải hoãn việc dùng binh ngay vì thiếu lương thảo chứ không phải thiếu quân. Lực lượng mà vua Nguyên bổ sung thêm cho lần đánh Đại Việt thứ 3 cũng chỉ chừng gần 10 vạn người, nhằm bổ sung tổn thất cho đội quân vừa rút về nước.[72] Như vậy, tổng tổn thất của quân Nguyên có lẽ không tới 45 vạn, mà vào khoảng 10-20 vạn chết hoặc bị bắt.

Tham khảoSửa đổi

  • Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, bản in lại năm 2003.
  • Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải Phòng
  • Quốc Chấn chủ biên (2006), Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần, Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Vũ Ngọc Khánh (2008), Người "có vấn đề" trong sử nước ta, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
  • Đỗ Trình chủ biên (2003), Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập IV: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ XIII - XIV), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Theo cách gọi khác ở Việt Nam là Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2
  2. ^ Đúng ra thì năm 1258, Đại Nguyên vẫn chưa được thành lập.
  3. ^ a b “Xuân Mậu Tý - nhớ hào khí vua Trần Thánh Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 121.
  5. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 122-124.
  6. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 125-127.
  7. ^ Quảng Trị ngày nay, theo Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972).
  8. ^ Tây Bắc đảo Hải Nam, theo Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972).
  9. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 125-127 dẫn lại từ Nguyên sử quyển 209 phần An Nam truyên.
  10. ^ Nguyên sử thời Minh phiên âm là Thoát Hoan. Nguyên sử giải nghĩa thời Thanh phiên âm là Thác Hoan. Tên gọi Thoát Hoan thường được biết tới ở Việt Nam
  11. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), chương VI.
  12. ^ Sau đó đạo quân này được tăng viện thêm 1,5 vạn quân do Qutuqu, Ô Mã Nhi Batur, Lưu Quân Khánh dẫn đầu. Đến Chiêm Thành tìm nơi đóng quân của Toa Đô chưa được thì gặp bão tan tác hết, không rõ còn bao nhiêu.
  13. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), Chương V.
  14. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 183-184.
  15. ^ a b https://1thegioi.vn/nha-nguyen-tinh-dung-ca-trieu-nguoi-danh-dai-viet-dan-han-lam-than-16966.html
  16. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 186-187. Bình Than theo Lê Tắc trong An Nam chí lược và Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) là chỗ hợp lưu của sông Kinh Thầy với sông Thái Bình.
  17. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 196.
  18. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5.
  19. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 198 dẫn lại Nguyên sử quyển 209.
  20. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 204-205.
  21. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 222-223.
  22. ^ sông Xa Lý, huyện Sơn Động ngày nay
  23. ^ Huyện lỵ huyện Sơn Động ngày nay
  24. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 206.
  25. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 207.
  26. ^ Vạn hộ là cấp chỉ huy một đơn vị gồm 1 vạn quân.
  27. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 212-216.
  28. ^ Phả Lại
  29. ^ Quế Võ, Bắc Ninh
  30. ^ Tiên Du, Từ Sơn, Bắc Ninh
  31. ^ a b Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 216-217.
  32. ^ Nguyên sử, quyển 209.
  33. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 217-222.
  34. ^ Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ngày nay
  35. ^ Tức bãi Mạn Trù ở Khoái Châu, Hưng Yên
  36. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 227-228.
  37. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) cho rằng ải Hải Thị có thể là nơi sông Luộc hợp lưu với sông Hồng.
  38. ^ Trần Nhật Huyên là tên dùng của vua Trần Nhân Tông trong ngoại giao với nhà Nguyên.
  39. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) dẫn lại Nguyên sử quyển 3.
  40. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 235-236.
  41. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 212.
  42. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 214, dẫn theo An Nam chí lược.
  43. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 215.
  44. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 216.
  45. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 217, dẫn theo Nguyên sử.
  46. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 215-216.
  47. ^ a b Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 151
  48. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 150
  49. ^ a b c Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 223.
  50. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 5
  51. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 222.
  52. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 7
  53. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 191
  54. ^ Không rõ tên
  55. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 151. Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 192
  56. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 249.
  57. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 194
  58. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 251.
  59. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) trích dẫn Kinh tế đại điển tự lục.
  60. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) trích dẫn Nguyên sử quyển 209.
  61. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 251-253.
  62. ^ Khúc sông Hồng chảy qua Khoái Châu
  63. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 199
  64. ^ a b Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 260-261.
  65. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 254.
  66. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 254-255.
  67. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 255-256.
  68. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 256-257.
  69. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 257-259.
  70. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, 2004, tr 506
  71. ^ Vũ Ngọc Khánh, sách đã dẫn, tr 84
  72. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 206, 214

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà Trần
  • Kháng chiến chống Nguyên Mông
  • Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1/1258)
  • Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3 (12/1287 - 4/1288)
  • Hành cung Vũ Lâm