Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

Đáp án:

Nhện hoạt động chủ yếu thường vào ban đêm, có các tập tính thích nghi với việc săn bắt mồi sống như: tập tính chăng lưới và bắt mồi.

Chăng lưới: Chăng dây tơ khung và dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi.
 Bắt mồi: trói chặt mồi treo vào lưới, chích nọc độc rồi tiết dịch tiêu hóa

Giải thích các bước giải:

Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau: Chăng dây tơ khung → Chăng dây tơ phóng xạ → Chăng các sợi

Cùng Top lời giải tìm hiểu về loài nhện nhé.

Bạn đang xem: Quá trình chăng lưới ở nhện

1. Nhện là gì?

Nhện danh pháp khoa học là Araneae, là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp hình nhện. Cơ thể của chúng chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, đôi kìm có tuyến độc, miệng không hàm nhai, không cánh. Các bộ khác trong lớp hình nhện bao gồm bọ cạp, ve bét,...

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loài khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.

Ngoài 150 loài nhện thuộc họ Uloboridae, Holarchaeidae và Mesothelae, tất cả các loài khác đều có khả năng tiêm nọc độc khi cắn - hoặc do tự vệ hoặc để giết mồi. Tuy nhiên, chỉ có 200 loài có nọc độc gây hại cho con người. Nhiều loài nhện to, cắn đau nhưng không làm độc hay tử vong.

2. Nhện chăng tơ như thế nào?

Nhện chăng tơ chủ yếu là vào ban đêm để dễ bắt mồi (các loài côn trùng chủ yếu hoạt động về đêm).

Xem thêm: Soạn Văn Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Ngắn Gọn, Soạn Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

a. Đặc điểm cấu tạo

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì
Cấu tạo ngoài của nhện

- Bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.

Các phần cơ thể

Tên bộ phận quan sát thấy

Chức năng

Phần đầu – ngực

Đôi kìm có tuyến độc

Bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)

Cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò

Di chuyển và chăng lưới

Phần bụng

Phía trước là đôi khe thở

Hô hấp

Ở giữa là một lỗ sinh dục

Sinh sản

Phía sau là các núm tuyến tơ

Sinh ra tơ nhện

b. Tập tính

* Chăng lưới.

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

Quá trình chăng lưới diễn ra như sau: Chăng dây tơ khung -> Chăng dây tơ phóng xạ -> Chăng các sợi tơ vòng -> Chờ mồi.

+ Một số kiểu màng nhện: 

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

* Bắt mồi.

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

- Các hành động bắt mồi của nhện khi con mồi sa lưới: Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc -> Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi -> Trói chặt mồi vào lưới để một thời gian -> Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì
Một số kiểu bắt mồi ở nhện

@[email protected]@[email protected]@[email protected]@[email protected]

2. Sự đa dạng của lớp Hình nhện

a. Một số đại diện

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

\(\rightarrow\)Sự đa dạng hình nhện về số lượng loài, lối sống và cấu tạo cơ thể.

b. Ý nghĩa thực tiễn

STT

Các đại diện

Nơi sống

Hình thức sống

Vai trò

Kí sinh

Ăn thịt

Lợi

Hại

1

Nhện chăng lưới

Vườn, tường, hang

X

X

2

Nhện nhà

Khe tường, vườn

X

X

3

Bọ cạp

Hang, khô ráo, kín đáo

X

X

4

Cái ghẻ

Da người

X

X

5

Ve bò

Cỏ, da động vật

X

X

- Trừ một số đại diện (cái ghẻ, ve bò, …) gây bệnh cho người và động vật còn đa số nhện đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại, làm thực phẩm, …

- Biện pháp bảo vệ Hình nhện có lợi:

+ Nuôi để gia tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt.

+ Khai thác hợp lí, tránh nguy cơ tuyệt chủng.

+ Lai tao giống mới.

- Biện pháp tiêu diệt Hình nhện có hại:

+ Dùng thiên địch (bọ rùa).

+ Thuốc hóa học diệt trừ.

+ Biện pháp thủ công như bắt và tiêu diệt.

@[email protected]@[email protected]

Nhện chăng lưới nhằm mục dịch gì

Chọn đáp án đúng

Các bộ phận nào dưới đây thuộc phần đâu-ngực của nhện?

A. Đôi kìm, đôi chân xúc giác, đôi khe thở

B. Đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò

C. Đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò, đôi khe thở

D. Đôi chân xúc giác, đôi khe thở, lỗ sinh dục

(Xem gợi ý)

Đáp án B

Nhện gồm:

+Phần đầu-ngực: Đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò

+Phần bụng: Phía trước là đôi khe thở, ở giữa là một lỗ sinh dục, phía sau là các núm tuyến tơ

Chức năng của đôi chân xúc giác là gi?

A. Tiết ra tơ nhện

B. Chăng lưới

C. Cảm giác về khứu giác và xúc giác

D. Dùng để bắt mồ và tự vệ

(Xem gợi ý)

Chức năng đúng như tên gọi của nó

Đáp án C

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) có chức năng cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò có chức năng tiết ra tơ nhện đúng hay sai?

(Xem gợi ý)

Chức năng đúng như tên gọi của nó

Đáp án B

4 đôi chân bò có chức năng di chuyển và chăng lưới

Bộ phận nào của nhện có chức năng tiết ra tơ nhện?

A. Đôi kìm

B. Đôi khe thở

C. Đôi chân xúc giác

D. Các núm tuyến tơ

(Xem gợi ý)

Chức năng ứng với tên gọi của bộ phận đó

Đáp án D

Các núm tuyến tơ nằm ở phía sau phần bụng có chức năng tiết ra tơ nhện

Đôi kìm của nhện có chức năng gì ?

A. Bắt mồi và tự vệ

B. Cảm giác về khứu giác và xúc giác

C. Di chuyển và chăng lưới

D. Sinh ra tơ nhện

(Xem gợi ý)

Kẹp con mồi và phòng tránh kẻ thù

Đáp án A

Đôi kìm có tuyến độc nằm ở phần đầu-ngực có chức năng bắt mồi và tự vệ

Nhện chăng lưới nhằm mục đích gì?

A. Thu hút bạn tình

B. Chờ rình bắt con mồi

C. Phòng tránh kẻ thù

D. Di chuyển

(Xem gợi ý)

Mạng nhận rất dính, côn trùng đang bay lao vào sẽ bị dính chặt vào lưới

Đáp án B

Nhện chặng lưới để rình bắt con mồi. Nhện thường nằm chờ mồi ở trung tâm lưới đợi con mồi sa vào lưới

Tập tính chăng lưới rình mồi của Nhện gồm bao nhiêu bước?

(Xem gợi ý)

Đáp án D

Tập tính chăng lưới của Nhện theo thứ tự sau: Chăng bộ khung lưới => Chăng tơ phóng xạ => Chăng các sợi tơ vòng => Chờ mồi

Khi có con mồi sa lưới Nhện sẽ làm gì đầu tiên ?

A. Hút dịch lỏng ở con mồi

B.  Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc

C. Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi

D. Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

(Xem gợi ý)

Nhện sẽ cố định con mồi, làm cho con mồi tê liệt

Đáp án B

Sau khi con mồi sa lưới, nhện di chuyển đến chỗ con mồi, ngoạm chặt mồi, chích nọc độc làm cho con mồi tê liệt

Đâu dưới đây là tập tính của nhện?

A. Chăng lưới, đào hang đẻ trứng

B. Chăng lưới, phun hỏa mù để chạy trốn kẻ thù

C. Chăng lưới, bắt mồi

D. Bắt mồi, phun hỏa mù để chạy trốn kẻ thù

(Xem gợi ý)

Đáp án C

-Tập tính của Nhện là: 

+Chăng lưới: Chăng bộ khung lưới => Chăng tơ phóng xạ => Chăng các sợi tơ vòng => Chờ mồi

 +Bắt mồi: Khi con mồi sa lưới nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc => Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi => Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian => Nhện hút dịch lỏng ở con mổi 

Tất cả loài nhện đều có thể chăng lưới đúng hay sai?

(Xem gợi ý)

Đáp án A

Tập tính của Nhện là chăng lưới và bắt mồi. Tất cả các loài nhện đều có khả năng chăng lưới

Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài?

A. 34000 loài

B. 35000 loài 

C. 36000 loài

D. 37000 loài

(Xem gợi ý)

Đáp án C

Lớp Hình nhện đã biết có khoảng 36000 loài, là các chân khớp ở cạn đầu tiên.

Đặc điểm của Ghẻ cái gây bệnh cho con người ?

A. Hút máu con người

B. Là vật chủ của các loài giun sán gây bệnh cho người

C. Chui qua da xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, gây rối loạn chức năng của các cơ quan đó

D. Đào hang và đẻ trứng dưới da của cơ thể con người

(Xem gợi ý)

Ghẻ cái gây ngứa và sinh mụn ghẻ ở cơ thể con người

Đáp án D

Ghẻ gây bệnh ghẻ ở người. Ghẻ cái đào hang dưới da, đẻ trứng gây ngứa và sinh mụn ghẻ

Phần nào của Bọ cạp mang nọc độc? 

A. Phần cuối đuôi

B. Tuyến nước bọt

C.4 đôi chân

D. Chân kìm

(Xem gợi ý)

Bọ cạp dùng đuôi chích nọc độc vào con mồi

Đáp án A

Phần cuối đuôi của bọc cạp gồm có: Một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc

Loài nào dưới đây thuộc lớp hình nhện?

A. Châu chấu, nhện, bọ cạp

B. Bọ cạp, ong, ghẻ 

C. Nhện, ve sầu, ve bò

D. Ve bò, nhện, bọ cạp

(Xem gợi ý)

Dáp án D

-Loài thuộc lớp hình nhện là: Bọ cạp, nhện, ve bò, ghẻ

-Châu chấu, ve sầu, ong thuộc lớp sâu bọ

Nhện có mấy đôi phần phụ? 

(Xem gợi ý)

Đáp án A

Nhện có 6 đôi phần phụ bao gồm: Đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò

Điểm của bạn.Mỗi câu trả lời đúng được

Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp

Trả lời đúng trong khoảng thời gian quy định bạn sẽ được + số điểm như sau:
Trong khoảng 5 phút đầu tiên + 5 điểm
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút + 4 điểm
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút + 3 điểm
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút + 2 điểm
Trên 20 phút + 1 điểm

Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)

Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý