Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường

Học sinh được nhận định là những mầm non tương lai của đất nước, là những thế hệ trẻ mang trong mình trọng trách lớn lao. Học sinh có ở nhiều cấp học như học sinh Tiểu học, học sinh Trung học cơ sở, học sinh Trung học phổ thông. Chắc hẳn rằng ai cũng từng là học sinh nhưng chưa hiểu hết về nhiệm vụ của học sinh và nhiệm vụ của học sinh quy định như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu về nhiệm vụ của học sinh nhé.

1. Quy định về quyền và nhiệm vụ của học sinh

Mỗi đối tượng trong xã hội khi đã được pháp luật điều chỉnh, thông thường sẽ được quy định về những quyền được làm và những nghĩa vụ, nhiệm vụ phải thực hiện. Quyền và nhiệm vụ của học sinh được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, quy định tại Quyết định số 118/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục đào tạo.

Theo đó, quyền hạn của học sinh được ghi nhận tại mục I Quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, khen thưởng và kỷ luật học sinh các trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 1118/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục đào tạo.. Quyền của học sinh gồm những quyền cơ bản như sau:

+ Quyền được tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

+ Quyền được học tập và rèn luyện để trở thành con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người công dân, người lao động, người chiến sĩ tốt,…

+ Quyền được làm chủ, độc lập và sáng tạo trong học tập, rèn luyện, lao động,…

+ Quyền được tham gia công việc chung của trường, lớp, thảo luận và đóng góp ý kiến.

+ Được ứng cử, bầu cử trong các tổ chức học sinh mình đang là thành viên.

+ Được xin nhập học, chuyển trường và những quyền khác.

2. Nhiệm vụ chung của học sinh

Nhiệm vụ chung của học sinh quy định tại mục II Quyết định số 1118/QĐ của Bộ Giáo dục và đào tạo:

+ Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

+ Học sinh trong độ tuổi thanh niên thì phải thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên

2.1. Nhiệm vụ của học sinh Tiểu học (học sinh cấp I)

– Thứ nhất, học sinh Tiểu học phải đi học đúng giờ và đều đặn, xin phép khi nghỉ học. Có trách nhiệm giữ trật tự trong giờ học, lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài. Làm bài và tự học bài trước khi đến lớp. Kiểm tra trung thực, không chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn.

– Làm trực nhật lớp, lao động tập thể đều đặn, làm việc nhà giúp gia đình.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không vứt rác ở trường học, trong lớp và những nơi công cộng.

– Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt Đội, Sao, lớp và hoàn thành công việc được giao.

– Phải vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, nhân viên, cán bộ trong trường học. Kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị, người lớn tuổi và giúp đỡ anh chị, người già, người tàn tật, bố mẹ khi cần thiết. Chào hỏi, nói năng lễ phép và tôn trọng mọi người.

– Biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền người khác.

– Thực hiện các yêu cầu về rèn luyện, lao động và học tập từ các thầy cô giáo một cách đầy đủ, tích cực. Chấp hành các nội quy của nhà trường.

– Đi trên đường đúng luật an toàn giao thông nơi công cộng và trên đường phố.

2.2. Nhiệm vụ của học sinh THCS (học sinh cấp II)

Nhiem vu cua hoc sinh cấp II dựa trên cơ sở thực hiện tốt những nhiệm vụ của học sinh cấp I, gồm có:

– Biết quý trọng mọi người, quý trọng sản phẩm lao động của người khác. Tiết kiệm thời gian, tiền của, bảo vệ tài sản công, tài sản tư. Học sinh không được lấy cắp hay phá hoại bất cứ tài sản nào không phải của mình.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, lớp học và trường học. Bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử.

– Tham gia đều đặn các hoạt động lao động, chuẩn bị nghề, sinh hoạt hướng nghiệp. Tích cực rèn luyện thể thao, giữ gìn sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Không nghe theo, truyền bá những văn hóa đồi trụy, phản động.

– Tham gia hoạt động tình nguyện, công ích của trường. Tuân thủ thực hiện nội quy trường, lớp và pháp luật.

– Có lối sống văn minh, trung thực, khiêm tốn kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi. Giúp đỡ bạn bè, anh chị em và những người khác trong gia đình, ngoài xã hội.

2.3. Nhiệm vụ của học sinh Trung học phổ thông

– Chăm chỉ, tích cực học tập và vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất đời sống.

– Thực hành tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản công. Tích cực đấu tranh chống các hành vi phá hoại đánh cắp tài sản công.

– Tích cực rèn luyện, bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, chính trị – xã hội. Tránh các tư tưởng, văn hóa phản động, đồi trụy.

– Trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, tôn trọng và chân thành với bạn bè. Xây dựng mối quan hệ bạn bè nam nữ lành mạnh. Không hút thuốc, uống rượu, văn minh lịch sự trong giao tiếp.

– Kính trọng thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Là gương để các em nhỏ noi theo.

– Nghiêm túc thực hiện, tuân thủ quy định của các thầy cô giáo, của nội quy nhà trường và quy định của pháp luật.

– Triệt để chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ những nhiệm vụ của học sinh các cấp trường phổ thông mà các bạn cần biết để có thể thực hiện một cách nghiêm túc nhất.

Xem Thêm Giới thiệu về chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán

Tải về Bản in

Theo quy chế học sinh sinh viên thì nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh sinh viên là gì, các hành vi sinh viên không được làm được quy định như thế nào. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Tìm Đáp Án.

  • Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường

  • Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường

  • Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường

  • Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường

1. Quyền của HSSV

– Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường.

– Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường; được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV.

Bạn đang xem: Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh sinh viên

– Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:

+ Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;

+ Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ;

+ Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

+ Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường

+ Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường;

+ Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

– Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được miễn học phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.

– Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV.

– Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác HSSV nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính.

– Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Nghĩa vụ của sinh viên

– Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường.

– Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.

– Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.

– Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhà trường.

– Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định.

– Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường.

– Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.

– Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV, cán bộ, giáo viên trong trường.

– Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

3. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và sinh viên khác.

2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến trường.

4. Làm mất an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong trường hoặc nơi công cộng.

5. Tham gia hoặc tổ chức đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.

6. Tham gia hoặc tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại hóa chất cấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

8. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được phép.

9. Thực hiện những hành vi khác, trái với pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế, quy định, hướng dẫn của nhà trường và đơn vị.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục