Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Nướu bị sưng cũng là dấu hiệu chính của việc mọc răng khôn. Phần nướu bị sưng không chỉ ở phía bên trên răng mà còn ở xung quanh răng. Đó là do nướu ở người trưởng thành cứng chắc, khi răng mọc cao, phản ứng đầu tiên là nướu cũng giản ra và phồng cao lên. Đến ngưỡng nhất định nó sẽ trở nên căng tức và sưng đau. Lúc răng tách nướu là lúc những phần xung quanh cũng dễ bị sưng to. Nhưng khi răng mọc ổn định, phần lợi sưng sẽ trở lại bình thường.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

3.Bị sốt nhẹ:

Bị sốt nhẹ là hiện tượng thường xảy ra khi răng khôn đang trong giai đoạn nhú lên. Tuy nhiên, những cơn sốt thường nhẹ, hiếm khi sốt nặng và kéo dài.

Nguyên nhân sốt là do lúc răng khôn mọc làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, cảm giác đau nhức là cho nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị sốt. Giống như sưng nướu, cơn sốt có thể qua nhanh hoặc đến khi răng khôn mọc trồi lên thì cảm giác sốt mới hết.

4.Hàm cử động khó khăn

Khi răng không mọc lên, bệnh nhân sẽ có cảm giác khung hàm nặng nề hơn, cử động không nhanh nhẹn, thoải mái. Tình trạng nặng nhất là không thể há miệng được để ăn nhai đến khi mà răng trồi hẳn lên và dứt hẳn cơn đau.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Một chiếc răng khôn được chỉ định nhổ khi nó đang trực tiếp gây ra vấn đề hoặc để ngăn chặn vấn đề phát sinh trong tương lai. Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn là:

-Răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng...

-Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc nhai, gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng.

-    Nhổ răng khôn theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình.

Nhổ răng khôn tại phòng nha

Việc thực hiện cách nhổ răng khôn sẽ được thực hiện tại phòng khám hoặc trung tâm nha khoa. Có một số trường hợp nhổ răng sẽ phải phẫu thuật nếu tất cả các răng khôn của bạn đều có vấn đề gây nguy cơ biến chứng cao. Nếu trong lúc chẩn đoán phải nhổ răng mà bạn đang bị nhiễm trùng (có cảm giác đau ở răng) thì phẫu thuật thường bị trì hoãn cho đến khi nhiễm trùng đã được giải quyết hoặc nha sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn.

Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh. Để loại bỏ các răng khôn, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số dùng chỉ tự tan, một số cần tháo chỉ sau vào ngày.

 

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn, chảy máu có thể xuất hiện vài giờ đầu. Sưng cũng có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ tuỳ thuộc độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, cường độ đau tuỳ thuộc cơ địa mỗi người.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẩu và lành thương được thuận lợi.

Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.

Bảng giá nhổ răng khôn tại Nha Khoa 3T:

BẢNG GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN MỚI NHẤT GIÁ (VNĐ) Đơn vị
1.Nhổ Răng Thường 300.000-500.000 1 răng
2.Nhổ Răng Khôn Hàm Trên 500.000-800.000 1 răng

3.Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới:

-Mọc Lệch Mức độ 1

-Mọc Lệch Mức độ 2

1.500.000

2.000.000

1 răng

Quyết định loại bỏ răng khôn không phải lúc nào cũng rõ rang mà cần cân nhắc lợi và hại khi nhổ răng khôn. Hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để có thể kiểm tra cho răng khôn và biết được điều trị nào là tốt nhất cho tình huống răng khôn của bạn nhé.

Nha Khoa 3T - địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại TPHCM

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ:

Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ

Trang chủ > Kiến thức nha khoa


Một chế độ chăm sóc tốt sau khi nhổ răng tiểu phẫu giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể có đau sau phẫu thuật, rỉ máu nhẹ tại vết thương trong vòng vài giờ sau mổ.

Thường có sưng, vết bầm và khó há miệng trong vài ngày sau mổ.

Những điều cần chú ý sau nhổ răng tiểu phẫu:

Cắn chặt gạc trong vòng 30 phút.

Không đẩy lưỡi hay đưa các dụng cụ vào vết thương, không khạc nhổ liên tục, không súc miệng nhất là với nước muối trong vòng 8 giờ sau mổ. Đánh răng và súc miệng nhẹ vào ngày hôm sau.

Nên uống bình thường khi thuốc tê hết tác dụng, nên dùng thức ăn lạnh, lỏng, mềm trong ngày đầu sau can thiệp, tránh nhai mạnh tại vùng mổ.

Ngày đầu đắp nước đá ngoài má hay môi.

Không hút thuốc, uống rượu sau mổ, không chùi màng trắng nơi vết may.

Uống thuốc đúng theo đúng toa Bác sĩ, một tuần trở lại cắt chỉ, tái khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như chảy máu nhiều và sưng lớn.

(Nha khoa Vạn Hạnh 207 Điện Biên Phủ)


  • Currently 7.62/10
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10

Lời dặn sau nhổ răng tiểu phẫu - Xếp hạng: 9.2414 out of 10 based on 29 votes

Nhổ răng tiểu phẫu là gì
 Các tin khác

    
Nhổ răng tiểu phẫu là gì
Cách giữ gìn răng sứ lâu bền
    
Nhổ răng tiểu phẫu là gì
Niềng răng có tác dụng gì
    
Nhổ răng tiểu phẫu là gì
Nguyên nhân cơ chế điều trị bệnh sâu răng
    
Nhổ răng tiểu phẫu là gì
Những loại nước uống làm răng xỉn màu

Răng khôn còn được gọi bởi những cái tên khác nhau như răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3. Răng khôn mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, khi tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh. 

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trên cung hàm

Răng khôn sẽ mọc từ khoảng 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng có răng khôn. Thời gian mọc răng có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm mới hoàn thành. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng như: đau nhức, sưng tấy ở phần nướu và gây khó khăn trong việc ăn uống. 

1. RĂNG KHÔN MỌC LỆCH VÀ NGẦM

Khác với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng khôn chỉ mọc khi con người bước sang tuổi trưởng thành. Ở thời điểm này, cấu trúc xương hàm và lợi đã cứng chắc, ổn định. Dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm trong quá trình răng mọc. Điển hình là biến chứng mọc lệch, mọc ngầm.

Thường có những kiểu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm phổ biến sau đây: 

  • Răng khôn mọc lệch về phía trước

Đây là tình trạng hay gặp nhất của răng khôn mọc lệch. Trục răng khôn nghiêng về phía phía răng số 7 một góc khoảng 45 độ. Nhìn bằng mắt sẽ thấy chiếc răng này vẫn mọc trồi lên trên nướu nhưng tì vào răng số 7 bên cạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây chèn ép và xô lệch răng số 7.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Răng khôn mọc lệch về phía trước

  • Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng

Răng khôn mọc thẳng nhưng do thân răng quá to không thể nhú lên, dẫn đến đau nhức, khó chịu. Một vài trường hợp khác, răng mọc tương đối thẳng và đã nhú lên trên khung hàm nhưng kẽ răng không chuẩn làm thức ăn dễ bị giắt ở kẽ răng số 7 và số 8. Hậu quả gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng...Răng khôn mọc lệch về phía sau

Thường gặp ở răng khôn hàm dưới, hay còn gọi là răng khôn hàm dưới lệch xa. Răng khôn mọc ngược phía răng số 7, phá hoại các mô mềm và làm ảnh hưởng các dây thần kinh. Những trường hợp này phải chụp phim mới phát hiện và được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ sớm.

  • Răng khôn mọc ngầm nằm ngang 

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Răng khôn mọc ngầm nằm ngang 

Răng mọc theo phương nằm ngang tạo góc 90 độ với răng số 7. Đa số trường hợp này răng mọc ngầm dưới xương hàm nên chỉ nhìn thấy khi chụp X - quang toàn hàm. Răng nhú dài thêm sẽ đâm ngang vào răng bên cạnh. Để lâu ngày rất nguy hiểm, dễ gây nang quanh răng dẫn đến u nang, thậm chí là hỏng chân răng số 7.

  • Răng mọc ngầm trong niêm mạc miệng

Răng bị lợi che phủ. Khi một vạt nướu đè lên phía trên khiến răng khôn không thể trồi hẳn lên được.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Răng khôn bị lợi che phủ

  • Răng mọc ngầm trong xương hàm

Đây là tình trạng răng khôn bị xương hàm bọc kín, không thể thoát ra ngoài được. Răng khôn mọc sai vị trí, mọc lệch hoặc ngầm thường kèm theo các triệu chứng sưng lợi, nướu, đau buốt và cứng hàm. 

2. TÁC HẠI CỦA RĂNG KHÔN MỌC LỆCH, MỌC NGẦM

Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và gây sưng đau kéo dài, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau đây:

Răng khôn mọc lệch, chèn vào răng bên cạnh sẽ tạo ra khoảng trống làm nhét thức ăn. Ở vị trí này rất khó để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu dần tăng kích thước và phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng đến những răng khác.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Răng khôn gây sâu răng nghiêm trọng

  • Các bệnh về nướu, viêm nha chu

Khi thức ăn tích tụ lâu ngày ở các kẽ quanh răng khôn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu ngày sẽ gây ra các bệnh viêm nướu, viêm nha chu...

  • Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm

Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Tình trạng còn kéo theo cả việc sốt cao, nhiễm trùng. 

Răng khôn mọc lệch làm xô lệch những răng bên cạnh. Những trường hợp răng mọc lệch sau niềng răng có thể gây ra tình trạng chen chúc tái phát. 

Răng khôn mọc ngang làm ảnh hưởng đến chân răng số 7, làm lung lay, thậm chí gây mất răng.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Răng khôn mọc lệch có thể gây u nang

Răng khôn mọc lệch không được xử trí kịp thời có thể gây u nang xương hàm. Diễn biến phức tạp còn làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Trường hợp nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.  

  • Rối loạn phản xạ và cảm giác

Răng khôn mọc lệch chèn ép, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Răng khôn còn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.

3. QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Quy trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn an toàn, không đau tại nha khoa I-Dent bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị cho quá trình nhổ răng khôn

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng. Về tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi (nếu có) … từ đó đưa ra kế hoạch điều trị an toàn nhất.

Tiếp theo sẽ chụp X - Quang toàn bộ hàm để xác định vị trí chân răng, hướng mọc và tình trạng xương hàm xung quanh răng khôn. Nếu răng đã có tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, bác sĩ buộc phải kê đơn thuốc và dời ngày nhổ răng khi sức khỏe răng miệng đã đảm bảo. 

  • Bước 2: Sát trùng, vệ sinh khoang miệng

Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Khoang miệng được vệ sinh cẩn thận để đảm bảo quá trình phẫu thuật không bị vi khuẩn tấn công. Vùng miệng và vùng răng cần nhổ được sát trùng cẩn thận.

Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và gây tê vùng tại vị trí răng khôn cần nhổ.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dao rạch nướu mở rộng phẫu trường, bộc lộ thân răng. Những trường hợp răng mọc ngầm hoặc bị giữ trong xương hàm thì buộc phải cắt xương để tạo đường thoát cho răng. Phần thân và chân răng sẽ được chia ra làm nhiều phần và được nhổ bổ bằng kìm nhổ răng. Cuối cùng, sau khi răng khôn đã được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hàm, vết thương sẽ được khâu lại và kèm bông đông máu. 

Sau khi nhổ răng khôn được 1 tuần, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để bệnh nhân quay lại kiểm tình trạng lành thương.

4. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý SAU TIỂU PHẪU RĂNG KHÔN

● Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê đau ở vị trí vết thương vừa nhổ răng. 

● Nếu bệnh nhân nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rỉ thêm vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngưng chảy máu hẳn.

Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Sau khi nhổ răng nên ngậm chặt bông gòn để cầm máu hẳn

● 2 - 3 ngày sau tiểu phẫu, răng miệng của bệnh nhân sẽ sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Bệnh nhân có thể sử dụng đá lạnh để chườm ngoài vết thương. Khi máu đông tan dần thì sẽ hết tình trạng sưng tấy.

● Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn vệ sinh, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài. 

● Không súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

● Không khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau phẫu thuật.

● Không dùng lưỡi hoặc các dụng cụ khác khều vào vị trí nhổ răng.

● Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn mềm như cháo và uống nhiều nước.

● Nghỉ ngơi và không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn. 

● Nếu đã áp dụng các biện pháp cầm máu nhưng sau 24h máu vẫn chảy thì cần đến gặp bác sĩ để tái khám và điều trị ngay.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ nhổ răng khôn mà vẫn chưa biết được phương án nào phù hợp với mình, thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ: CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

              CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh