Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Là một thành viên Tự Lực văn đoàn nhưng khác các nhà văn trong nhóm như Nhất Linh hay Khái Hưng, Thạch Lam chọn cho mình một lối đi riêng đầy ấn tượng.

Bạn đang xem: Những câu nói hay về thạch lam

Ngòi bút của ông không hề thoát ly hay xa rời hiện thực cuộc sống mà trái lại có khuynh hướng bám sát vào đợi sống thực tế. Có lẽ nhờ thế mà những sáng tác của Thạch Lam dù không nhiều nhưng luôn được giới chuyên môn đánh giá cao.


Vài nét về gia đình và cuộc đời của Thạch Lam

Ông sinh vào tháng 7 năm 1910 trong một gia đình công chức gốc quan lại, cha ông là Nguyễn Tường Nhu từng làm Thông phán Tòa sứ, mẹ ông là bà Lê Thị Sâm, con gái của quan võ huyện Cẩm Giàng Lê Quang Thuật.

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Những câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Ảnh bìa tập truyện ngắn Gió đầu mùa

Thạch Lam chưa bao giờ dữ dội nhưng những câu văn đầy thâm trầm và kín đáo lúc nào cũng gây ấn tượng và ám ảnh cho người đọc. Đằng sau những dòng chữ lặng lẽ và nhẹ nhàng ấy lại là một nỗi niềm và trăn trở rằng làm sao để có thể thức tỉnh những điều đẹp đẽ của nhân cách con người.

“Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức.”

Bởi vậy mà dù bị ảnh hưởng nhiều của trường phái văn học lãng mạn nhưng văn phong của ông luôn tươi sáng và lạc quan. Thạch Lam luôn đi tìm cái đẹp và khao khát sống từ những điều bé nhỏ, bình phàm nhất của cõi đời thường.

Xem thêm: Saigon Smile Spa - Sài Gòn Smile Spa

Văn chương của Thạch Lam trong trẻo và nhẹ nhàng giống như giọt sương mai đầy tinh khiết có thể thanh tẩy và gột rửa những u buồn và vẩn đục của hiện thực cuộc sống.

Quan điểm sáng tác của Thạch Lam

Trong lời đề tựa của tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Thạch Lam đã từng tâm sự quan niệm của mình về nghề văn:

“Đối với tôi, văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”

Đó có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật mà trong suốt cuộc đời cầm bút ngắn ngủi ông luôn tôn trọng và theo đuổi.

Bản thân Thạch Lam đã thoát ra khỏi tư tưởng thoát li hiện thực của Tự lực văn đoàn, tìm ra ánh sáng từ những u tối của văn học hiện thực để có thể đấu tranh cho cái đẹp đẽ và tích cực của cuộc sống.

Ông đã lấy hiện thực làm cánh buồm, đem ngôn từ lãng mạn thành dòng chảy trong sáng mát lành để khơi dòng, đưa con thuyền nghệ thuật của mình đổ vào trăm sông nghìn suối của văn học nước nhà.

thạch Lam:“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến chongười đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giớithanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế gi ớigiả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.*****Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Nếu ta có thể chia ra haihạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôiquả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở mà người khác dùng tư tưởng,dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách gi ản d ịcái cảm giác của ‘ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư t ưởng của tác giả vàcủa độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có cái ta cảm thấy màkhông thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta”****Thế Lữ khẳng định:"“Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu t ư t ưởngcũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí,cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút,Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời”****Nguyễn Tuân:"“Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềmthuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở trong t ương lai…ĐọcHai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát vàsâu kín .”****Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai đứa trẻ, truyện của xung đột giữa bóngtối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơthoáng qua.”****Nhà nghiên cứu Văn Tâm chú ý tính dân tộc của hồn văn Thạch Lam: “S ức hấpdẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc. Cái ng ữđiệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn d ễrung động như cánh bướm non”****

Quan điểm sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của ông: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. 

Một nhà văn trong Tự Lực văn đoàn mà phát biểu như vậy thật là lạ lùng. Thạch Lam bằng tác phẩm và lí luận đã thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của tự lực văn đoàn, “tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết”. Thạch Lam hướng dẫn một thứ văn chương gắn bó mật thiết với đời sống, không thoát li thực tại và tích cực hơn còn góp phần đấu tranh cho cái thiện toàn thắng, làm cho con người sống tốt đẹp hơn.

 

Thạch Lam quan niệm: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”. Phát biểu như vậy, Thạch Lam đã bút chiến với quan niệm nghệ thuật tiêu cực của dòng văn học lãng mạn bấy giờ (1930-1945). Một nhà văn chán ghét thực tại đen tối, xấu xa, lại hướng văn học đến quan điểm thoát li. Khi thì họ thoát lên tiên giới, khi thì thoát vào tình ái mộng ảo, “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì cả”. Có nhà thơ còn muốn trốn vào tinh cầu giá lạnh, “Một vì sao trơ trọi cuối trời xa. Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh, những ưu phiền đau khổ với buồn lo”. Có nhà văn lại đưa người đọc chìm đắm vào những cơn say, những cuộc truy hoan mê loạn điên cuồng để cho quên, quên hết, “rượu, rượu nữa và quên quên hết”. Xét đến cùng thì đây cũng là những biểu hiện phản ứng của các nhà văn đối với xã hội giả dối và tàn ác đương thời nhưng yếu đuối và bất lực. Đứng trong tự lực văn đoàn, nhưng quan điểm văn chương của Thạch Lam gần với Vũ Trọng Phụng, “văn chương phải là sự thực ở đời”, gần với Nam Cao, “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

 

Sau khi phản bác lại thứ văn chương thoát li, Thạch Lam phát biểu trực tiếp quan điểm văn chương tiến bộ của ông: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

 

Là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhị của tư tưởng, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Từ sức mạnh tinh thần, nó có thể chuyển thành sức mạnh vật chất. Bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh là những áng văn chương bất hủ, có sức mạnh lay động cổ vũ lòng người, sức mạnh ấy không kém gì những đạo binh hùng tướng mạnh. Người ta kể lại rằng, trong đại chiến thế giới lần thứ II, Mỗi bài văn của Erenbua (Nga) có sức mạnh bằng một trung đoàn, cho nên có thể nói quan điểm văn chương của Thạnh Lam là quan điểm của các nhà văn lớn trong nền văn học của dân tộc và nhân loại. Nguyễn Đình Chiểu cũng từng viết:

 

“Chờ bao nhiêu đạo thuyền không khẳm


Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” 

Như vậy, cụ Đồ Chiểu cũng quan niệm văn chương là vũ khí sắc bén. Thạch Lam còn nói cụ thể hơn “Văn chương là một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực”. vì đây là một thứ vũ khí tinh thần, Thạch Lam dùng khái niệm “vũ khí thanh cao” để phân biệt với vũ khí giết người như gươm, giáo, súng, đạn... như Nguyễn Trãi nói là thứ vũ khí dùng để “mưu phạt tâm công”, nghĩa là vũ khí “đánh vào lòng người”. Quan niệm văn chương của Thạch Lam gần với quan niệm văn chương của các nhà văn hiện thực phê phán đương thời. Nhưng Thạch Lam không bế tắc. Nhiều nhà văn lớn thời đó như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao đã lớn tiếng tố cáo cái xã hội giả dối và tàn ác đó nhưng cuối cùng vẫn không có lối thoát. Tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của văn chương, Thạch Lam quan niệm văn chương, tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác... Phải nói rằng quan niệm văn chương của Thạch Lam sâu sắc và toàn diện hơn, tuy ông cũng chưa hình dung được diện mạo của thế giới mới. Phải “thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác” là quan niệm của một nhà văn lớn. Nhiều nhà văn lớn cùng thời ấy với ông như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Tố Hữu... đã góp phần thay đổi bộ mặt xã hội. Nhìn ra thế giới, những nhà văn lớn thời phục hưng (Phương Tây), thời kì ánh sáng (Pháp), thời kì cách mạng tháng Mười (Nga)... đã làm thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác. Nhà Văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) cũng có quan điểm văn chương gần với Thạch Lam. Ông đã bỏ nghề thuốc, chọn nghề viết văn để chữa bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa. Theo ông, bệnh tinh thần còn nguy hại hơn bệnh thể xác. Văn chương của ông có tác động đến cách mạng Trung Quốc to lớn biết chừng nào.

 

Quan niệm văn chương của Thạch Lam đạt đến sự toàn diện. Nhà văn vừa quan tâm đến những vấn đề xã hội, “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, vừa quan tâm đến sự tác động của văn chương đối với tâm hồn, tình cảm của con người “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Làm thay đổi thế giới bên trong của con người, đó là khả năng huyền diệu của văn chương. Từ thời cổ đại, Arixtôt đã quan niệm bi kịch có khả năng “thanh lọc” tâm hồn con người. Các nhà văn hiện đại càng quan tâm đến sự hoàn thiện nhân cách của con người. Nhà thơ Tago đã viết trong bài thơ “Vô biên tâm hồn” (bài thơ 28):

 

“Đôi mắt lo âu của em buồn


Đôi mắt em nhìn vào tâm tưởng của anh.
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Em biết rõ tất cả đời anh
Anh không giấu em một điều gì
Ấy vì thế mà em không biết gì tất cả về anh” Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã viết: 

“Đầu tin tưởng chung một đời một mộng


Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lí Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật” Các nhà thơ đã viết về sự kì diệu của thế giới tâm linh làm cho ta thấy được tâm hồn con người phong phú hơn. 

Thạch Lam đã bộc lộ quan điểm văn chương của ông trong sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông như “Hai đứa trẻ”, “Gió lạnh đầu mùa” đã thể hiện được khát vọng muốn “Thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, hướng con người tới cái thiện và sự cao cả.

 

Thạch Lam là nhà văn lãng mạn bám rễ sâu vào hiện thực. Cảm hứng lãng mạn của ông như một cánh diều mà sợi dây bền chặt là hiện thực cuộc sống. Quan niệm về văn chương của Thạch Lam thuộc dòng tư tưởng lớn của các nhà văn của dân tộc và nhân loại. Giữa lúc các nhà văn lãng mạn cùng trào lưu với ông đang say sưa với văn học thoát li mà ông quan niệm văn chương như vậy là tích cực. Quan niệm văn chương của Thạch Lam sẽ còn tác dụng tích cực bền lâu trong nền văn học dân tộc.