Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam

  

Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam

*Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc:

     -Văn học dân gian là trí khôn của nhân dân .tri thức trong văn hóa dân gian rất phong phú đa dạng thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên  và con người .

     -Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân ,vì vậy có sự khác biệt so với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời ,đặc biệt về các vấn đề lịch sử xã hội .

     -Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại.

vd:  Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

       Ngày tháng mười chưa cười đã tối

   *Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người :

     -Quan trọng nhất là truyền thống nhân đạo của dân tộc mà văn học dân gian đã thể hiện sâu sắc và nhất quán trong các thể loại.

     -Văn học dân gian góp phần hình thành cho các thế hệ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về tinh thần yêu nước lòng vị tha ,óc thực tiễn ,tinh thần đấu tranh chống cái sấu trong xã hội .

vd:   Công cha như núi thái sơn 

        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

        Một thời thờ mẹ kính cha 

        Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

   *Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn ,góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc .

      -Văn học dân gian là kết tinh ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3 (Trang 19 - SGK) Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian.


1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)

  • Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân  đúc kết từ thực tiễn.
  • Tri thức dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người

  • Văn học dân gian là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người với quan niệm của dân gian “ở hiền gặp lành”, yêu thương con người và đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức bất công, bất hạnh.
  • Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:
    • Tình yêu quê hương, đất nước.
    • Lòng vị tha, đức kiên trung.
    • Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

  • Văn học dân gian là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.
  • Khi văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.
  • Khi văn học viết phát triển, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song song, làm cho văn học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.


Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

I. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC.

1. Giá trị nội dung

– Phản ánh chân thực cuộc sống lao động , chiến  đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.

– Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.

– Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân.

– Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người  với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.

Ví dụ: Đăm Sănàtinh thần bất khuất, dũng cảm,…

– VHDG là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. VHDG là “kho” lưu trữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật.

II. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC.

1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội.

– VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,…

– VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.

2. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc.

– Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.

VD: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu,…

– VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,..

Trí thức trong văn học dân gian Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống: xã hội, con người, tự nhiên được nhân dân đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn.

Ví dụ: Tục ngữ về thiên nhiên:

“Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”…

Vì là trí thức dân gian nên nó có sự khác biệt về nhận thức với giai cấp thống trị.

Văn học dân gian Việt Nam có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

Văn học dân gian Việt Nam giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Đồng thời hình thành phẩm chất tốt đẹp như: yêu quê hương, đất nước, vị tha, kiên trung, cần kiệm…

Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám giáo dục con người về: tinh thần nhân đạo, vị tha qua đạo lí “ở hiền gặp lành”.

Văn học dân gian Việt Nam có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người không bao giờ cạn và là cơ sở cho văn học viết. Đồng thời, nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực nghệ thuật cho chúng ta học tập.

Ví dụ:

“Thằng Tây chớ cậy xác dài,
Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày!
Thằng Tây chớ cậy béo quay,
Mày thức hai buổi là mày dở hơi.
Chúng tao thức bốn đêm rồi.
Ăn cháo ba bữa, chạy mười chín cây.
Bây giờ mới gặp mày đây,
Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao.”

(Ca dao kháng chiến Đồng Tháp)