Những hành vi có hại cho sức khỏe

TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒNKHOA YHCTLỚP : Y5 - Môn học : Truyền thông – Giáo dục sức khỏeGiáo viên : Võ Thị LìnhHọc viên : Trương Thị Minh ThưBài : Các hành vi có hại cho sức khỏe.1 – Đeo tai nghe khi làm việc :--Tai nghe đeo phía tai ngoài và âm thanh được truyền trực tiếp vào tai trong, kích thích thần kinh tai,thời gian dài có thể làm thính lực suy giảm nghiêm trọng. Nếu đeo tai nghe không vừa vặn sẽ khiếncho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu…Khắc phục : không chỉnh âm lượng quá cao khi đeo tai nghe, không dùng chung tai nghe với ngườikhác để tránh lây nhiễm bệnh như : nhiễm trùng tai, viêm ống tai ngoài. Thời gian tối đa cho mỗi lầnsử dụng tai nghe là 15 phút. Chỉ nên đeo tai nghe dưới 2 giờ/ngày, và không đeo tai nghe khi ngủ.2 – Đánh răng ngay sau khi ăn :--Đánh răng quá sớm sau bữa ăn hoặc uống những loại nước có tính axít có thể ăn mòn răng. Nguyênnhân là vì, nhiều loại thực phẩm – nhất là những đồ uống như sô đa, có hàm lượng axít cao, có thểlàm mềm lớp ngà răng và nếu đánh răng ngay sau bữa ăn, có thể sẽ đẩy axít vào sâu hơn trong menrăng và ngà răng, gây nguy cơ phá hủy các lớp này.Khắc phục : nên đợi ít nhất là nửa giờ, hay tốt nhất là một giờ sau bữa ăn mới đi đánh răng.3 – Cắn móng tay :--Cắn móng tay là một hành vi vô hại, nhưng khi nó được lặp đi lặp lại thì sẽ thành thói quen nguyhiểm, khiến móng nham nhở, da ngón tay bong tróc. Theo bác sĩ da liễu Michael Shapiro (New York,Mỹ), vi trùng từ miệng sẽ đi đến da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng tay cũng có điều kiện lenvào khoang miệng, gây nhiễm trùng nướu và họng.Khắc phục : dừng thói quen này.4 – Vặn cổ, khớp tay chân … phát ra tiếng kêu :--Tiếng kêu phát ra khi vặn cổ, khớp tay, chân là do khí có trong dịch khớp được giải phóng. Sau mỗilần vặn, bẻ khớp, chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng khi lặp đi lặp lại sẽ gây ảnh hưởngxấu tới các dây chằng xung quanh và khiến chúng bị lệch vị trí, gây ảnh hưởng xấu tới bề mặt sụnhoặc đĩa đệm, phá hủy khớp. Về lâu dài, sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ,viêm khớp.Khắc phục : khi bị nhức mỏi, nên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, thư giãn, để duỗi thẳng cơ,xoa bóp nhẹ nhàng ở những chỗ đau với các loại thuốc nước, hoặc dán gel, salonpas…5 – Giận dữ :--Giận dữ làm cho oxy trong máu giảm, đồng thời tăng các độc tố. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đếnda, làm da trở nên xấu xí, nhanh lão hóa. Lúc tức giận cũng là lúc nhiều máu đổ về não. Đây chính lànguyên nhân làm gia tăng áp lực cho các mạch máu não, thiếu máu cục bộ ở các cơ quan, đặc biệtlà tim, gan, phổi, nên nó vừa ảnh hưởng đến não, vừa tăng nguy cơ chấn thương ở các cơ quan nộitạng. Ngoài ra, khi tức giận, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng đang bị làm hư hại.Khắc phục : kiềm chế cảm xúc, tìm nơi yên tĩnh để thư giãn, hít thở không khí trong lành từ thiênnhiên, cây xanh, hoa cỏ….6 – Liếm, cắn môi :--Hành động này khiến các enzyme hỗ trợ tiêu hóa len lỏi vào da môi và dẫn tới viêm niêm mạc môi,gây nứt môi. Được biết, nước bọt có chứa men tinh bột, liếm lên môi giống như có một lớp hồ mỏngtạo cảm giác mềm môi tức thì. Nhưng khi nước bọt bốc hơi hết, thì môi sẽ càng khô hơn. Hơn nữa,trên môi có dính bụi và mầm bệnh nên dùng lưỡi liếm sẽ gây mất vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩncó hại phát triển.Khắc phục : khi bị khô môi, nên dùng các loại son giữ ẩm,…7- Nhai kẹo cao su :--Người nghiện nhai kẹo cao su có thể gặp các vấn đề như mắc TMJ - rối loạn khớp thái dương hàmdo các cơ miệng bị sử dụng với tần suất thường xuyên. Bên cạnh đó, sorbitol – chất làm ngọt nhântạo có trong kẹo cao su, gây ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa (mất cảm giác them ăn, tăng tiết dịch vị vànước bọt trong khi không có thức ăn gây dư thừa axít và viêm loét dạ dày) nếu như ăn quá 18-20viên kẹo cao su mỗi ngày.Khắc phục : ăn trái cây hoặc uống nước lọc thay cho việc nhai kẹo cao su.

Trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe như sau: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”. Ngoài các yếu tố thể chất và tinh thần, các yếu tố xã hội cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Cùng Prudential tìm hiểu các yếu tố xã hội đang ảnh hưởng đến sức khỏe và làm thế nào để chủ động tạo "lá chắn" cho bản mình nhé!

Dịch bệnh và các hệ lụy khó đoán

Dịch Covid-19 bùng phát kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội như thất nghiệp, giảm lương, gián đoạn việc học và gia tăng chi phí y tế. Trạng thái bất ổn này dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng (stress), suy giảm sức đề kháng. Về lâu dài, cơ thể bạn dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh loét dạ dày, cao huyết áp, tai biến mạch máu não hay thậm chí nhồi máu cơ tim.

Để giảm bớt áp lực, lo lắng, bạn nên chủ động thực hiện kế hoạch đối phó với rủi ro. Hãy duy trì quỹ dự phòng trong tình huống khẩn cấp, tham gia bảo hiểm để gia tăng bảo vệ toàn diện là những giải pháp mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. Chưa kể, mức phí tham gia bảo hiểm khi bạn còn trẻ cũng thấp hơn và khoản tiền bạn có thể nhận được từ các gói bảo hiểm dài hạn cũng cao hơn.

Xem thêm:

>>Hiểu đúng bảo hiểm nhân thọ là gì để tham gia kịp thời

>>TOP 12 điều cần biết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ lần đầu

Văn hóa uống rượu bia

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. Thói quen uống rượu, bia khi gặp gỡ bạn bè hay tiếp khách trong thời gian dài gây tác hại lớn cho sức khỏe. Người thường xuyên sử dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ gan, cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan. Không chỉ vậy, nếu lái xe trong trạng thái say xỉn, bạn còn đang đặt cược tính mạng bản thân và người khác.

Hãy học cách từ chối, uống rượu bia có kiểm soát để bảo vệ sức khỏe và an toàn của bản thân.

Thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc là hình ảnh thường thấy từ nhà cho đến công sở. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ tác hại của thói quen phổ biến này chưa?

Thuốc lá chứa hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có hơn 70 chất gây ung thư). Khói thuốc không chỉ là "sát thủ vô hình" cho sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng xấu đến người vô tình hít phải, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc được hút tương đương với 5,5 giây cuộc sống bị mất đi. Bởi thế, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thường ít hơn 5-8 năm so với người không hút thuốc.

Những hành vi có hại cho sức khỏe

Dẫu biết tác hại như thế nhưng hút thuốc lá vẫn là một trong những thói quen "dễ mắc khó bỏ". Hãy đơn giản hóa quá trình cai nghiện thuốc lá bằng việc giảm dần liều lượng, nhai kẹo cao su hoặc tập trung vào một hoạt động giải trí khác để quên đi cảm giác thèm thuốc. Còn nếu bạn là người không hút thuốc, hãy chủ động tránh xa những khu vực có khói thuốc lá để không phải hít khói thuốc thụ động. Đừng ngại ngần đề nghị người đối diện ngưng sử dụng thuốc lá hay di chuyển sang khu vực dành riêng cho người hút thuốc để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Thực phẩm không an toàn

Thực phẩm bẩn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Chưa kể các món ăn ở cửa hàng thường sử dụng nhiều dầu mỡ, ít rau xanh. Bởi thế nếu là người thường xuyên ăn bên ngoài hay gọi món về nhà, bạn sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa cao hơn người nấu ăn tại nhà. Việc thiếu hụt vitamin, chất xơ từ rau xanh hay thừa chất béo trong thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề thừa cân, béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tăng cường tự nấu ăn tại nhà, chọn mua thực phẩm từ các nguồn đảm bảo có chứng nhận đáng tin cậy. Thi thoảng nếu muốn ăn bên ngoài, hãy chọn những nhà hàng, quán ăn chế biến sạch sẽ, an toàn và đừng quên cân bằng lượng rau trong bữa ăn nhé.

Ô nhiễm không khí

Những hành vi có hại cho sức khỏe

Tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại các thành phố lớn ở Việt Nam là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi. Đây là một phần lý do vì sao người dân ở các thành phố lớn thường gặp vấn đề về hô hấp hơn người sinh sống ở nông thôn hay vùng núi.

Để bảo vệ sức khỏe, đừng quên đeo và thay khẩu trang thường xuyên khi ra đường. Thi thoảng, bạn hãy tự thưởng cho bản thân một chuyến đi chơi xa, hòa mình cùng thiên nhiên để tận hưởng không khí trong lành.

Đừng quên dành thời gian dọn dẹp, cải tạo không khí cho ngôi nhà mình thường xuyên. Hãy lên lịch định kỳ lau dọn nhà cửa, thường xuyên vệ sinh cho thú cưng, sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ như chanh, giấm thay cho hóa chất độc hại. Bạn có thể cải thiện không khí trong nhà bằng cách sắp xếp góc vườn nhỏ trên gác mái, trồng thêm cây xanh, trang bị các thiết bị lọc không khí và quạt thông gió chuyên nghiệp.

Các yếu tố xã hội có thể tác động đến sức khỏe chúng ta theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Quan trọng là chúng ta nhận thức được sự tác động của chúng và hành động bảo vệ bản thân bằng cách phối hợp với các yếu tố xã hội tác động tích cực, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực.