Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Để tiến hành được hợp lý, chủa đầu tư cần chú ý đến quy định về căn cứ và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu dưới đây.

Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Điều 34 Luật đấu thầu 2013 có đưa ra các căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với toàn bộ dự án và dự toán mua sắm như sau:

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án

Bao gồm các căn cứ:

– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

– Nguồn vốn cho dự án;

– Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

– Các văn bản pháp lý liên quan.

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên

Bao gồm các căn cứ:

– Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

– Quyết định mua sắm được phê duyệt;

– Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

– Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);

– Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).

Xem thêm: Những chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu mới nhất

Luật đấu thầu 2013 quy định ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu cần đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu 2013, bao gồm:

Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm.

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

Giá gói thầu

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên.

Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu.

Trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. 

Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

Loại hợp đồng

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hay hợp đồng theo thời gian để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Xem thêm: Các phương thức lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện nay

Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về căn cứ và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Bạn đang tìm hiểu về những quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đây được xem là quá trình lựa chọn nhà thầu để thỏa thuận và ký kết hợp đồng cung cấp những dịch vụ, tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa,…. Vậy việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần tuân thủ những quy định nào? Bạn đọc hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau, để hiểu chi tiết hơn nhé.

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì việc tuân thủ nguyên tắc luôn là điều cần thiết. Và việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng không phải là ngoại lệ. Theo quy định tại Điều 33 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:

  • Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án và dự toán mua sắm. Trường hợp chưa có đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án hay dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một vài gói thầu để thực hiện trước.
  • Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải ghi rõ số lượng gói thầu, nội dung của từng gói thầu.
  • Việc phân chia dự án và dự toán mua sắm thành các gói thầu cần phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án và dự toán mua sắm, quy mô gói thầu hợp lý.

Theo đó, khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải tuân theo các nguyên tắc trên và bên cạnh đó cũng phải xem xét đến những căn cứ dưới đây.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập ngay sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc có thể là đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định về phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu dựa trên những căn cứ quy định tại Điều 34 Luật đấu thầu 2013.

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án

Bao gồm các căn cứ như sau:

  • Quyết định về phê duyệt dự án hoặc là Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì cần căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc là người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong những trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
  • Nguồn vốn cho dự án trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
  • Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với những dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi;
  • Những văn bản pháp lý liên quan.

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên

Bao gồm các căn cứ như sau:

  • Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và tổ chức, đơn vị và cán bộ, viên chức, công chức, trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế và mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
  • Quyết định mua sắm cần được phê duyệt;
  • Nguồn vốn và dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
  • Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
  • Kết quả thẩm định giá của cơ quan và tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc là báo giá (nếu có).

Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng loại gói thầu cần đảm bảo những nội dung quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu 2013, bao gồm:

Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất và nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với những nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm.
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, thì trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

Giá gói thầu

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc là dự toán (nếu có) đối với dự án và dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên.
Giá gói thầu được tính đúng và đầy đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và cả thuế trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu được cập nhật trong thời gian 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết; Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư và sơ bộ tổng mức đầu tư;

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì cần ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu cần phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn và thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu.
Trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, gồm có vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu

Đối với mỗi gói thầu cần phải nêu rõ hình thức và phương thức kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay là quốc tế.

Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu cần được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.
Đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi được phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

Loại hợp đồng

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải xác định rõ loại hợp đồng là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian hay hợp đồng theo đơn giá cố định để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm và hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, ký kết hợp đồng, hồ sơ yêu cầu.

Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo đúng quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

A. Thông tin chung: 1. Tên cơ quan/đơn vị đăng ký thông báo: …………………………………………………. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………….. Fax: …………………………………………… Email: ……………………………………………………………………………………………. 2. Tên dự án: …………………………………………………………………………………… 3. Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: …………………………………. 4. Chủ đầu tư: …………………………………………………………………………………. 5. Tổng mức đầu tư: …………………………………………………………………………..

B. Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

TT Tên gói thầu Giá gói thầu (Việt Nam đồng) Nguồn vốn Hình thức lựa chọn nhà thầu Phương thức đấu thầu Thời gian lựa chọn nhà thầu Hình thức hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng
1
2
3
Tổng cộng

XEM THÊM: Chỉ định thầu rút gọn theo quy trình đúng quy định nhất
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ trên đây về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, mà chúng tôi đề cập ở trên. Hy vọng, bạn đọc có thể tìm được những thông tin hữu ích về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.