Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

Một người bạn của mình vừa có thắc mắc rằng: "Liệu nước chảy ra từ máy điều hòa có thể uống được hay không?". Một câu hỏi cũng khá thú vị và theo ý kiến của Tiến sĩ Andy Martin tại Đại học Standford cùng một số chuyên gia khác thì câu trả lời là: Trên nguyên tắc, nước chảy ra từ máy điều hòa có thể uống được ngoại trừ 3 vấn đề gây hại. Đó là gì? Mời xem nhé.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

Nước chảy ra từ máy điều hòa có uống được không?


Như ta đã biết, trong quá trình làm mát, máy điều hòa ngưng tụ hơi nước trong không khí trong nhà và cho chảy ra ngoài. Lượng nước này tương tự như nước bám xung quanh lon nước ngọt ướp lạnh hoặc nước mưa. Lượng nước này thường khá tinh khiết, không có hại và có thể uống được ngoại trừ 3 vấn đề.

  1. Lượng nước ngưng tụ lại bởi máy điều hòa được cho chảy qua ống dẫn (thường là bằng đồng). Do đó, chúng ta không thể biết được có kim loại, hoặc chất tẩy rửa từ cuộn dây đi vào nước hay không?
  2. Nếu bộ lọc không khí của máy điều hành làm việc không hiệu quả, có thể bụi bẩn và những thứ không an toàn từ không khí sẽ được trộn lẫn với nước chảy ra từ máy lạnh.
  3. Nước trước khi rời dây đồng để chảy ra ngoài phải chảy qua thêm một đoạn ống dẫn nữa và đây có thể là nơi trú ẩn của vi khuẩn, rong rêu,…

Do đó, mặc dù nước được tạo thành từ máy điều hòa là tinh khiết, nhưng quá trình dẫn lượng nước đó ra bên ngoài có thể thêm vào những tác nhân ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Do đó, đây có thể không phải là loại nước thích hợp để uống do đang tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, tuy nhiên, có thể tận dụng nó để tưới cây chẳng hạn

Xem thêm: Máy lọc nước tinh khiết uống ngay tại vòi

Quốc Dũng

Bản quyền thuộc về Công Ty TNHH TM Môi Trường Tân Bình - MST 0311528882 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố HCM cấp ngày 09/02/2012. Copyright © 2022. All rights reserved.

Ở khu công nghiệp lớn, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nên nguồn nước sạch sử dụng đa phần là nước máy. Tuy nhiên nước máy có chứa chất khử khuẩn là Clo, nên có vấn đề cần bàn ở đây là liệu nước máy tưới cây được không? Theo dõi bài viết này để Namix giải đáp thắc mắc nước máy có tưới cây được không nhé.

1. Các loại nước thường dùng để tưới cây

Tùy vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng miền và mỗi khu vực địa lý khác nhau mà mọi người thường sử dụng nước mưa, nước giếng, nước sông ao hồ, nước máy để phục vụ cho việc tưới cây, cây cối hàng ngày. Trong đó nước giếng, nước sông ao hồ được sử dụng để sản xuất ở quy mô lớn, còn nước mưa dự trữ và nước máy chỉ đủ đáp ứng cho quy mô nhỏ theo hộ gia đình.

1. 1. Nước mưa

Nước mưa là nguồn nước tự nhiên mà không mất tiền mua, có thể hứng được bất kỳ lúc nào trời mưa. Nhiều người cho rằng nước mưa là nước từ tự nhiên nên nó trong lành, dùng nước mưa tưới cây nói riêng, hay dùng tưới cây nói chung thì rất tốt. Nhưng đó là ngày xưa, khi xã hội công nghiệp chưa ra đời hoặc khi còn mới xuất hiện.

Bây giờ nước mưa không còn thật sự tinh khiết như thời đó nữa, vì các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều nên lượng khói độc, khí thải hóa học lên bầu trời càng nhiều khiến không khí bị ô nhiễm. Từ đó trong quãng đường nước mưa rơi xuống đất đã hòa tan nhiều khí độc, khiến nước mưa chứa nhiều axit độc, có thể gây nguy hại đến cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, vào thời điểm đầu mùa mưa, nước mưa có chứa nhiều độc tố trong không khí như HNO3, H2SO4,… Bên cạnh đó, việc hứng và lưu trữ nước mưa mà không che đậy cẩn thận còn dễ tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và cộng đồng xung quanh.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

1.2. Nước ao hồ, sông suối

Với một đất nước có hệ thống sông ngòi dày đặc thì nước ao hồ, sông suối được xem là nguồn nước tự nhiên miễn phí. Tuy nhiên nếu bạn muốn lấy chúng để tưới cây thì cần tìm hiểu kỹ xem nguồn nước đó có bị ô nhiễm hay không bằng cách xem xung quanh đó có nguồn nước nào thải ô nhiễm nào ra đó hay không như từ các nhà máy xí nghiệp, các vườn cây ăn quả sử dụng thuốc hóa học nhiều,… Nếu như nước bị ô nhiễm nhẹ có thể không hại đến cây, như nếu ao hồ, sông suối bị nhiễm phèn, độ cứng hay nhiễm mặn, nhiễm kim loại nặng thì tốt nhất là không lấy để tưới cây. Kẻo cây chậm phát triển lại có khi còn gây hại đến sức khỏe con người hoặc bạn chấp nhận cây của bạn không còn là cây an toàn nữa.

1.3. Nước giếng

Nước giếng là nguồn nước ngầm dưới lòng đất, nguồn nước này đã được lọc qua các lớp đất cát nên trong lành hơn các nguồn nước trên, vậy nên việc dùng tưới cho cây, hoa, cây cối đều tốt. Có nhiều khu vực được thiên nhiên ưu ái cho nguồn nước giếng nhiều và tốt nên tạo ra được sản phẩm trồng trọt tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những vùng nguồn nước ngầm hiếm hoi nên thiếu nguồn nước tưới hay nước bị nhiễm phèn, mặn, độ cứng,… ảnh hưởng đến việc tưới cây và sản xuất. Cách để biết nguồn nước ngầm có an toàn không là lấy mẫu nước giếng đi phân tích xem có gây hại cho cây trồng hay không rồi hãy sử dụng.

2. Nước máy có tưới cây được không?

Ngày xưa, nguồn nước mưa và nước giếng là nguồn nước tự trong lành và tinh khiết nên được sử dụng trong mọi sinh hoạt, ăn uống cũng như để tưới cây. Thế nhưng trong xã hội công nghiệp phát triển như ngày nay, thì nước mưa và nước giếng ở nhiều nơi không còn sạch và tinh khiết như trước nữa.

Do đó, nước máy được nghiên cứu và ra đời đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân ở những khu công nghiệp, nơi nước đã bị ô nhiễm. Ưu điểm của tưới cây bằng nước máy là nhanh gon do không cần phải hứng chờ trời mưa, sạch sẽ và tiện lợi, luôn có dù thời tiết nắng hay mưa. Nước máy cũng không cần phải tốn thời gian và công sức đào giếng, chỉ cần vặn vòi là có ngay.

Tuy nhiên trong có chất khử khuẩn Clo có thể gây ngộ độc cho cây vậy nước máy tưới cây được không. Thật ra Clo trong nước máy được dùng ở trong mức độ cho phép an toàn cho sức khỏe và thiên nhiên, mức độ Clo trong nước máy đủ để khử trùng và không ảnh hưởng đến con người và mọi sinh vật khác.

Nếu nước máy có hàm lượng Clo trong mức tiêu chuẩn là 0,3-0,5mg/lít thì nước sẽ sạch sẽ và an toàn, dưới khoảng đó sẽ dễ bị nhiễm vi sinh, còn hàm lượng Clo vượt quá khoảng an toàn có thể gây ngộ độc cho người và một số sinh vật khác. Vậy nên có thể tưới cây bằng nước máy, nhưng việc tưới cây bằng nước máy lâu ngày sẽ khiến Clo tích lũy trong đất dần dần thành một lượng lớn sau mỗi lần tưới, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của cây. Vậy nên để sử dụng nước máy tưới cây an toàn hãy áp dụng cách tưới cây bằng nước máy sau đây.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

3. Nước máy có tưới cây được không? Cách tưới cây bằng nước máy

Vậy nước máy tưới cây được không? Các bạn có thể tưới cây bằng nước máy thoải mái, nhưng để tưới cây an toàn, đem lại hiệu quả tưới tiêu tốt có thể xem vài lưu ý sau đây.

3.1. Giảm bớt hàm lượng Clo có trong nước máy tưới cây

Để không tích lũy Clo nhiều trong đất thì điều đầu tiên là bạn cần tiến hành loại bỏ Clo trong nước máy. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng ít nhất bạn cần phải làm giảm bớt dư lượng Clo trước khi đem nước tưới cho cây.

Cách để nước máy tưới cây giảm Clo đơn giản và dễ làm nhất là dự trữ nước máy vào thùng, xô hay bể chứa nào đó rồi để vài ngày cho khí Clo bay hơi bớt. Từ đó bạn có thể múc nước để tưới cho cây.

3.2. Tận dụng nước máy sử dụng trong sinh hoạt tưới cây

Ngoài giải đáp câu hỏi nước máy có tưới cây được không, Namix vừa mách bạn những mẹo nhỏ để tiết kiệm nước đó là sử dụng nước sạch trong sinh hoạt để tưới cây. Thay vì bình thường rửa tay, rửa rau, rửa trái cây bạn xả nước máy trực tiếp thì nay bạn có thể hứng phía dưới một cái xô hoặc cái chậu dự trữ lại, sau đó sử dụng lại nước đó để tưới cây. Những loại nước này không chỉ sạch mà còn có khả năng cung cấp dưỡng chất tốt cho cây, vậy nên bạn có thể tận dụng lại để tưới cây, tuy tiết kiệm không bao nhiêu tiền nước nhưng nó sẽ tiết kiệm khá lớn lượng nước sạch cho môi trường đó.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

Tuy nhiên bạn cần lưu ý không hứng nước chứa các chất tẩy rửa như xà bông rửa tay hay xà bông rửa chén, không chứa dầu mỡ, không chứa chất hóa học, không lấy nước rửa thịt cá, chất dầu mỡ lại để tưới cây. Những nước có chất tẩy rửa sẽ làm cây bị ngộ độc, còn nước có dính chất béo, thịt cá sẽ làm cây bị thối, thu hút vi khuẩn tới tấn công cây.

Thay vào đó bạn có thể sử dụng một số nước tưởng chừng như bỏ đi mà lại cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây như nước vo gạo, nước luộc rau, nước luộc trứng,… Bạn có thể tham khảo rõ hơn tại đây: Tưới nước cho rau bằng 7 loại nước không nên bỏ phí

3.3. Tưới nước tập trung ở gốc cây

Do nước máy dùng nhiều cũng tốn kém chi phí khá lớn, nên Namix chia sẻ thêm cho bạn một mẹo tưới cây bằng nước máy tiết kiệm hơn là tưới nước tập trung dưới gốc cây. Rễ là bộ phận hút nước chủ yếu của cây nên rễ là nơi cần được tiếp xúc với nước tưới nhiều nhất. Vậy nên bạn chỉ cần tập trung tưới nước cho cây vào thẳng vùng gốc cây và rộng dưới tán cây. Hạn chế việc tưới lên lá cây vì lá là bộ phận thoát nước nên khi bạn tưới nước lên lá chỉ gây lãng phí nước mà thôi, chứ không có tác dụng gì. Hơn thế ở một số loại cây có thân và lá mọng nước, nếu làm ẩm lá sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh sinh sôi nảy nở và tấn công cây trồng.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

3.4. Khi nào thì tưới nước cho cây

Ở mức độ nguy cấp, cây khô héo, lá nhăn nhúm lại thì bạn nên cung cấp nước cho cây ngay lập tức. Còn bình thường để không lãng phí nước bạn nên tưới nước cho cây khi đất bắt đầu khô, khi này mới thật sự cần tưới nước. Muốn biết khi nào cần tưới nước cho cây, bạn đâm 2 đốt ngón tay xuống đất và cảm nhận thử. Nếu bạn cảm thấy đất khô ở đầu ngón tay thì bắt đầu tưới nước là được, còn nếu ở đầu ngón tay vẫn còn ẩm thì cứ từ từ tưới nước sau nhé.

3.5. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tưới nước máy cho cây

Các giọt nước trên lá có bề cong giống như những chiếc kính lúp, nó có tính chất khúc xạ ánh sáng và truyền nhiệt. Từ đó nếu sau khi tưới nước, mà nước đóng trên lá lâu khô thì ánh sáng mặt trời sẽ bị nước khúc xạ tập trung nhiệt độ rồi truyền trực tiếp lên lá, thân cây, nơi dính nước tưới mà vẫn chưa khô. Nếu nước trên cây trong khoảng thời gian ngắn thì không sao, nhưng kéo dài quá nước sẽ là phương tiện để mặt trời đốt cháy lá. Đây cũng là lý do mà chúng ta không nên tưới nước cho cây dưới trời nắng gắt như vào buổi trưa.

Tuy nhiên bạn cũng không nên tưới cây vào buổi tối, buổi tối cây chủ yếu hấp thụ CO2 và thải ra nước và khí O2. Buổi tối cây chủ yếu thoát hơi nước và hút nước ít, nước được tưới vào cây chỉ giữ lại trong đất để sáng hôm sau cây hấp thụ là chủ yếu. Ngoài lãng phí ra, việc tưới nước vào buổi tối sẽ tạo môi trường ẩm thấp, thích hợp cho nấm bệnh phát triển tấn công cây.

Vậy nên chọn thời điểm nào để tưới nước cho cây? Tất nhiên là vào buổi sáng, đây là thời gian mát mát mẻ trong ngày, có ánh sáng đầy đủ nên cây có thể hấp thu nước dễ dàng. Nước tưới trên bề mặt đất và độ ẩm không khí được ánh sáng mặt trời làm khô bớt nên sẽ ít bị nấm bệnh. Đây cũng là khoảng thời gian tốt để cây hấp thụ nước đầy đủ vào cơ thể để chuẩn bị tinh thần chống chọi với cái nắng gắt buổi trưa.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

Vừa rồi là giải đáp thắc mắc nước máy tưới cây được không? Hy vọng sau bài viết bạn sẽ biết cách xử lý nước máy và biết cách tưới nước để tiết kiệm nước máy hơn nhé.

Nước thải máy lạnh có tưới cây được không

Khách hàng mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: Nhắn tin Fanpage Namix

Làm Đại lý, mua số lượng lớn: 0902612348 / 0938492348 hoặc Nhắn tin Zalo