Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật

Cập nhật lúc: 17:03 21-09-2016 Mục tin: Sinh học lớp 11

I. CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT

Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Ví dụ : Trời rét, mèo xù lông.

Phân biệt đặc điểm cảm ứng:

Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hế thần kinh

 * Chưa có hệ thần kinh.

 * Hình thức cảm ứng: Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

2. Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh

* Đã có hệ thần kinh.

* Hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản  xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh)

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm)

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)

Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật

Hình 1 : Cung phản xạ 

Có các loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống)

Bảng 1 : Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Tính chất

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Tính chất bẩm sinh

Có tính chất bẩm sinh, di truyền được

Phản xạ này không di truyền

Được học được trong quá trình sống

Tính chất loài

Có tính chất loài, vĩnh viễn

Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố

Trung tâm phản xạ

Là hoạt động phần dưới vỏ não

Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.

Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích

Tuỳ thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ

Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ

Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác

Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, đặc điểm phản ứng của sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.

Bảng 2: So sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch 

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh dạng lưới

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Đại diện

Động vật đối xứng toả tròn: Ngành ruột khoang

Động vạt đối xứng hai bên : Ngành giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.  

Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh

Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh → mạng lưới

Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.  

Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển .

Các hạch thần kinh được nối với nhau → chuỗi hạch thần kinh

Đặc điểm phản ứng

Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác.

Phản ứng mang tính chất định khu (tại vùng bị kích thích), chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.


Hiện tượng cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

                                             Hiện tượng cảm ứng ở ngành động vật dạng chuỗi hạch 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật
Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật

Câu 4 trang 104 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Phản ứng chưa thật chính xác. Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật

Hãy so sánh hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau.

Xem lại So sánh cảm ứng ở hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch

Phản biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật

Hãy so sánh hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau.

TT

Nhóm động vật

Hình thức cảm ứng

Giống nhau

Khác nhau

Quảng cáo

1

Có thần kinh dạng lưới

– Kích thích chuyển thành xung thần kinh.

– Phản ứng chưa thật chính xác

– Bị kích thích một điểm, nhưng toàn thân phản ứng.

2

Có thần kinh dạng chuỗi hạch

– Phản ứng nhanh, kịp thời

– Phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác.

– Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển một vùng xác định, tiết kiệm được năng lượng truyền xung.

– Hạch não nhận kích thích và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể chính xác hơn.

Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

* Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.

* Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.

* Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.