Phân tích các nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở tiêu học

Ngày cập nhật : 27/05/2021

Mặc dù còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ nhưng với tinh thần vì HS thân yêu, một số trường học vùng khó khăn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực đổi mới.

Sau khi bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mô đun 1, 2,3 phục vụ Chương trình GDPT 2018, các trường linh hoạt ứng dụng vào quá trình giảng dạy đem lại hiệu ứng tích cực.

Chuyển giao hoạt động hợp lý

Trường THCS Phong Cốc, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với tinh thần tiên phong đổi mới nhà trường từng bước nỗ lực bắt nhịp. Cô giáo Nguyễn Hoàng Kim Thanh- Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, từ năm học 2017 – 2018 đến nay, nhà trường đã triển khai và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Việc tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS được thể hiện rõ trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều có những ưu điểm và tác dụng khác nhau, do vậy nhà trường yêu cầu thầy cô cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học và năng lực HS. Nhưng dù lựa chọn phương pháp dạy học nào, thì GV vẫn phải là người luôn tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý. Vì thế, GV cần vận dụng linh hoạt phương pháp, không lạm dụng, độc tôn một phương pháp nào cả. Một số phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học được nhà trường khuyến khích thực hiện như: Dạy học theo trạm, Dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, chuyên gia, góc, …

Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Bởi vậy GV phải xác định mục tiêu dạy học theo định hướng năng lực cho mỗi bài học. Từ mục tiêu, xác định nội dung, phương pháp dạy học và cách kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu đó. Tích cực tổ chức cho HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học, GV quan sát, nhận xét, đánh giá, phản hồi một cách chính xác để giúp HS điều chỉnh mình ngay trong quá trình học; đồng thời dựa vào kết quả HS đạt được, GV điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật, phương tiện cho phù hợp.

Mặt khác, chương trình GDPT tổng thể đã quy định các năng lực chung, chương trình các môn học quy định các năng lực đặc thù mà mỗi môn học góp phần phát triển cho HS. Trong chương trình môn học có những mô tả cụ thể yêu cầu cần đạt về năng lực cho mỗi lớp. Nhà trường sẽ yêu cầu GV phân tích chương trình, nắm vững các yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực ở từng khối lớp để xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho HS, cô Thanh cho hay.

Phân tích các nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở tiêu học

HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Cô giáo Phạm Thị Chương - GV môn Hóa học, Trường THCS Phong Cốc nhận định, so với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn, nghiên cứu các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực để áp dụng cho phù hợp. Ngoài các thiết bị dạy học đã có, thầy cô cần sáng tạo thêm các thiết bị dạy học khác phù hợp với các hoạt động học mà mình thiết kế để phát triển năng lực, phẩm chất và tăng tính hứng thú học tập cho HS. Mặt khác, GV cũng cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.

Quá trình dạy học môn Hóa, cô Chương đã chủ động áp dựng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Theo cô, sự thay đổi phương pháp khiến giờ học thêm sôi nổi, hào hứng, HS được “trao quyền” chủ động hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.

Cô Chương ví dụ, qua bài dạy “Axit- Bazơ- Muối (tiết 2) môn Hóa học lớp 8 để giúp HS hiểu được khái niệm muối, công thức, cách phân loại và gọi tên các muối cô Chương đã xây dựng các hoạt động nhằm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em. Sau phần mở đầu, HS được cô dẫn vào hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức mới.

Để trò nắm được khái niệm muối, cô giáo đã chiếu lại câu hỏi 1 ở phần mở đầu, yêu cầu HS giải thích lựa chọn. GV chiếu bảng phân tích thành phần phân tử 3 chất, yêu cầu HS nhận xét. Sau đó các em tự nhận xét khái niệm muối, bằng các quan sát, phân tích, thảo luận cùng nhau và đưa ra câu trả lời. Sau khi HS trả lời cô sẽ nhận xét, kết luận.

Tương tự với các hoạt động khác trong bài dạy cô Chương cũng chuyển giao nhiệm vụ cho HS một cách linh hoạt dưới sự điều hành của GV khiến HS rất thích thú và chủ động học tập, tương tác. Cách dạy trên đã phát huy năng lực cho HS, bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. HS tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tính toán. Đồng thời có năng lực chuyên biệt, biết sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán hóa học, thực hành thí nghiệm, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống...Từ đó phát triển phẩm chất cho các em như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; tăng cường tính hứng thú học tập cho HS.

Nỗ lực đổi mới

Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Thượng Yên Công là trường học vùng sâu của TP Uông Bí với 58.7% HS dân tộc thiểu số. Nhà trường còn nhiều khó khăn về đội ngũ khi thừa, thiếu GV cục bộ, không đồng đều về cơ cấu chuyên môn. Khắc phục những hạn chế đó, nhiều GV trong trường đã chủ động, sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho HS.

Theo cô giáo Dương Thị Hồng Luyến- Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù tỉ lệ HS dân tộc thiểu số nhiều, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế nhưng quá trình dạy học nhiều năm trước nhà trường đã áp dụng  một số phương pháp mới để phát triển năng lực cho HS như: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm; đóng vai, trò chơi ….

Phân tích các nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở tiêu học

GV phải là người tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý.

Cô Trần Thị Thương-  GV Toán, Tiếng Việt lớp 5, Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, để những bài dạy thực sự thu hút được HS giúp các em nắm được kiến thức, phát triển năng lực thì người GV cần nắm chắc kỹ thuật dạy học.

Cô Thương xây dựng giáo án và tương tác với HS bằng các câu hỏi trò chơi, sử dụng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng, trưng bày các sản phẩm của trò, tạo hoạt động nhóm và tăng độ tương tác giữa thầy trò.

Để có những bài dạy hiệu quả, GV phải có động lực đổi mới, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cực.

Bên cạnh đó, thầy cô phải thành thạo ứng dụng CNTT, tận dụng tối đa thiết bị dạy học đa phương tiện, dành nhiều thời gian cho soạn bài, chuẩn bị giáo án trước khi đến lớp. Biết động viên khích lệ học sinh, linh hoạt trong ứng xử tình huống, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp HS.

Theo GD&TĐ

Nêu và phân tích các nguyên tắc dạy học1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục:Nội dung nguyên tắc:Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải vũ trang cho người học những tri thức khoahọc chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dầngiúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việcmột cách khoa học. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảmvà những phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại.Dạy học không chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung cấp cho người học một khối lượngkiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao học tập một cách nghiêm túc. Thiếuđiều đó thì cuộc sống không thể nào là một cuộc sống xứng đáng và hạnh phúc.Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành không tránh khỏi của dạy học. Song từ đósẽ không đúng khi cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động như nhau đến học sinh và sự nỗ lựcmột cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục không có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chấtgiáo dục của dạy học, phương hướng tư tưởng và sức mạnh ảnh hưởng của nó tới học sinh là donội dung, phương pháp dạy học, sự tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách ngườigiáo viên quyết định.Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tắc này cần phải:- Vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp cho họ nắmđược quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn và thái độ hành động đúngđắn đối với hiện thực.Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, nhữngtruyền thống tốt đẹp trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước của dân tộc ta qua hàngngàn năm, đặc biệt truyền thống đó ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sư lãnh đạo củaDảng. Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong học tập và tu dưỡng.Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mứcnhững thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khácnhau về một vấn đềVận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làmquen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếpcận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứukhoa họcVí dụ: Khi dạy học sinh bài VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP, GV cầnphải giúp HS biết được:Về kiến thức:- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.Chẳng hạn:Bối cảnh- Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiếntranh và xây dựng, phát triển đất nước.- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậuThành tựu- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùivà kiềm chế ở mức một con số.- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).Về kĩ năng:- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội trithức mới.Về thái độ:Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước.Như vậy:Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục được đảm bảo.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắnliền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước.Nội dung nguyên tắc:Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học, kỹthuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện: Thứ nhất tri thức là những điểm có hệ thống, quan trọngvà then chốt hơn cả. Thứ hai tri thức đó phải được vận dụng trong thực tiễn để cải tạo hiện thực,cải tạo bản thân. Thông qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đờisống, với thực tiễn, với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành cho họ những kỹnăng vận dụng chúng ở những mức độ khác nhau mà mức độ cao nhất là góp phần phát triển kinhtế xã hội và văn hoá khoa học của đất nước.Bản thân nội dung “ Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã phản ánh nội dung “học đi đôi với hành”.Theo Hồ Chí Minh thì “ Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lýluận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lungtung cũng như không có tên. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời phải hành”.Theo Bác, học phải toàn diện: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà cònphải có đạo đức cách mạng”. Còn “ hành” theo Người là vận dụng những điều đã học vào việcgiải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra. “Hành” đối với Người không chỉ là những việc to lớnmà cả trong những việc bình thường, ai cũng làm được. Song việc làm đó có ý nghĩa xã hội, ýnghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hànhvi đẹp đẽ, góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, của dân tộc từ những công việc bình thườnghàng ngày.Từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành quện vào nhau, đan kết chặt chẽ vớinhau. Trong nội dung học có nội dung hành và ngược lại, trong nội dung hành đã có nội dunghọc, thể hiện ở động cơ, mục đích, thái độ và cách học: Học làm người.Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng giáo dục Hồ ChíMinh. Theo Bác, “ thống nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác –Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệvới thực tiễn là lý luận suông”. Một mặt, Người chống lại lý luận suông, nhưng mặt khác Ngườicũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lý luận: “ Có kinh nghiệm mà không cólý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:Khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học và những tri cơbản, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xây dựng và phát---triển kinh tế – xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vàocông cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốccủa những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phươnghướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, của địa phương; phải phảnámh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.Về phương pháp dạy học cần khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, để đặt ra vàgiải quyết những vấn đề lý luận. Cần vận dụng có đổi mới những phương pháp như thínghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học sinh nắm nhanh vànắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyếtnhững tình huống khác nhau. Thông qua đó, bước đầu giúp học sinh làm quen với nhữngphương pháp nghiên cứu khoa họcVề hình thức tổ chức dạy học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặcbiệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, thực tập ởphòng thí nghiệm, ở các trung tâm kĩ thuật tổng hợp.Dạy học kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động công ích là điều kiện quan trọng để thựchiện hiệu quả nguyên tắc nàyg thí nghiệm, ở các trung tâm kỹ thuật tổng hợp…Ví dụ: Giáo viên dạy về phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây NguyênVề lí thuyếtCho học sinh đọc SGK nắm lí thuyết về phát triểt cây công nghiệp như:Các loại cây công nghiệp lâu năm về diện tích, sản lượng, phân bốVề điều kiện thuận lợi: khí hậu, thổ nhưỡng,thị trường, nguồn vốnTình hình phát triểnVề thực tiễnCho học sinh quan sát át lát.Giới thiệu các hình ảnh về các loại cây công nghiệp.Cho học sinh xem đoạm phim về giá trị sản phẩm của các loại cây công nghiệp.Giới thiệu các thông tin qua báo, tin tức ở ti vi, internet được cập nhật hằng ngày.GV cho học sinh hoạt động nhómCho học sinh làm sơ đồ minh họaHọc sinh quan sát bản đồKhai thác thực tiễn bên ngoài thông qua các hình ảnh minh họa ,đoạn phim để vận dụng cho bàihọcKết quả đạt được của học sinhBiết quan sát và trình bày nội dung bài họcNắm được lí thuyết và hiểu bài hơnVận dụng vào làm các bài tập một cách nhanh chóngLàm cho tiết học hứng thú hơn3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.Nội dung nguyên tắc:Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật,hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý thuyết;ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiệntượng cụ thể sau.Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lạigiữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.Từ đó ta có thể nhận thấy rằng: Đầu tiên tính trực quan có thể là điểm xuất phát chủ yếu ở các lớptiểu học. Thứ hai tuỳ theo mức độ vận động của trẻ từ các lớp dưới lên các lớp trên thì điểm xuấtphát của quá trình dạynhọc là sự tiếp cận lịch sử đối với sự phát minh một quy luật nào đó. Lúcđầu nêu lên vấn đề, tiếp theo là trình bày lịch sử giải quyết vấn đề đó và cuối cùng là trạng tháihiện nay. Sau đó cần phải tiến hành công tác thực hành hoặc làm thí nghiệm. Đó là con đường cótính quy nạp – lịch sử trong việc nghiên cứu tri thức. Ở đây tính trực quantham gia hai lần như làminh hoạ sự phát minh, nghĩa là sự phát minh đó diễn ra trong lịch sử khoa học như thế nào vàvạch ra cách giải quyết vấn đề hiện nay ra sao. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc trình bày theoquan điểm lịch sử mất nhiều thời gian học tập và không phải bao giờ cũng cần thiết. Cơ sở xuấtphát có thể là những luận điểm lý thuyết, tiên đề, hệ thống khái niệm đã được lĩnh hội ở nhữnggiai đoạn dạy học trước đây hoặc thậm chí được đưa vào bằng con đường lý luận. Chỉ sau khi đãnắm được những định luật có tính chất lý luận đó, trực quan được sử dụng để minh hoạ sự vậndụng chúng hoặc dưới hình thức công việc ở phòng thí nghiệm khi bài tập nhận thức được giảiquyết bằng con đường thực nghiệm.Ngay cả học sinh tiểu học cũng tiến hành dạy học từ cái chung đến cái riêng nhằm phát triển tưduy lý luận cho trẻ.Để thực hiện nguyên tắc này cần:Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện vànguồn nhận thức.Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan và lời nói sinh động, diễn cảm, nghĩa làkết hợp hai hệ thống tín hiệu.Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có đểhình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan nêu trên phù hợp với lứa tuổi, nộidung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành và phát triển tư duy lý thuyết cho họ.- Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.- Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cáicụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.Ví dụ: Tư duy cánh chim bay lên trời và conngười cũng có thể đi trên không, sáng chế ramáy bay giúp con người đi trên khônglĩnh hội khái niệm tư duy, trừu tượng, khoa họcở trên lớp và về nhà mới cụ thể, chi tiết.Cần kết hợp tư duy cụ thể và tư duy trừu tượngCụ thể: những mặt, những thuộc tính có quanhệ với hiện tượng của hiện thực khách quan(hiện tượng, sự vật tự nhiên: trời, mây, mưa,gió, chim bay trên trời, nước chảy…)Trừu tượng:là bộ phận của cái toàn bộ được tách ra và cô lập với mối quan hệ và sự tương tác giữa các thuộctính, các mặt của toàn bộ ấy, cho phép lĩnh hội gián tiếp4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềmdẻo của tư duy.Nội dung nguyên tắc:Nguyên tắc này đòi hỏi học sinh nắm chắc bản chất vấn đề trong sự hòa trộn với khinh nghiệmbản thân. Mặt khác, học sinh cần phải nhớ lâu, nhớ nhiều, nhớ nhanh, nhớ chính xác kiến thứcphù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả từng tình huống cụ thể.Quá trình nắm kiến thức liên quan mật thiết đến các phẩm chất tư duy. Tư duy mềm dẻo, linh hoạttrong lĩnh hội, đồng thời phải cơ động trong việc vận dụng giải quyết những tình huống quenthuộc và tình huống mới.Tâm lý học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là haimặt của một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau. Khi lĩnh hội những tri thức khoa học thì trínão đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, và cùng với điều đó, năng lựcnhận thức của học sinh được phát triển.Trong cách hiểu như trên, nguyên tắc này cần phải kết hợp với nguyên tắc tự giác, tích cực, độclập, sáng tạo của học sinh, nghĩa là phải làm cho họ nhớ lại điều đã học một cách tự giác, đã đượcsuy ngẫm, tránh lối học thuộc l òng một cách máy móc và thiếu suy nghĩ sâu sắc về tài liệu đó, vàdo vậy chẳng hiểu được điều mình học.Để thực hiện nguyên tắc này cần:- Cần làm nổi bật cái cơ bản, bản chất của vấn đề.- Học sinh phải biết sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ: ghi nhớ chủ định, ghi nhớ không chủđịnh, ghi nhơ máy móc, ghi nhớ có ý nghĩa. Tuy nhiên, ghi nhớ có chủ định có tầm quantrọng đặc biệt, vì nó là cơ sở của sự học thuộc và nhớ lâu.- Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, cần hướng dẫn các em biết cáchsưu tầm và tra cứu tài liệu tham khảo.- Trong quá trình dạy học, chú ý ôn tập cho học sinh. Song, trong ôn tập phải yêu cầu học sinhnắm được tính hệ thống của kiến thức, thấy được cái mới, đồng thời tạo điều kiện cho họcsinh vận dụng kiến thức vào nhiều tình huống thực tiễn khác nhau. Điều đó có tác dụng làmcho học sinh vừa nắm chắc kiến thức, vừa rèn luyện phẩm chất linh hoạt trong tư duy.Ví dụ:Đối với học sinh lớp 10 khi học về bài “DÒNG BIỂN”Học sinh gặp một số khó khăn trong quá trình tiếp nhận tri thức:Khó nắm quy luật hoạt động của các dòng biểnkhó nhớ tên cũng như vị trí của các dòng biểnGiáo viên giúp học sinh hình thành hệ thống tri thức:Các dòng biển nóng thường di chuyển từ vĩ độ thấp đến vĩ độ caoCác dòng biển lạnh thì ngược lạiỞ BBC, Các dòng biển di chuyển theo hướng cùng chiều kim đồng hồỞ NBC, thì ngược lạiCác dòng biển nóng lạnh đối xứng nhau qua xích đạoĐặc tính của các dòng biển:Dòng biển nóng mang đặc tính ẩm và gây mưa nhiều, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát cho nơinó đi qua.Dòng biển nóng thì ngược lại ,mang khí hậu khô và lạnh cho vùng nó đi qua.→ Qua đó học sinh hình thành các kĩ năng, kĩ xảo về đọc bảng đồ về các dòng biển, bảng đồ thếgiới…Từ bài học trên, khả năng tư duy của học sinh cũng được hình thành. Lúc này học sinh vận dụngtính mềm dẻo của tư duy để giải thích các hiện tượng liên quan đến các dòng biển:Khí hậu của các nơi khác nhau khi có dòng biển chạy qua.