Phần tích phim Catch Me If You Can

Phim Catch Me If You Can của đạo diễn Steven Spielberg đã giới thiệu đến khán giả nhân vật Frank Abagnale – một trong những kẻ lừa đảo khét tiếng nước Mỹ, thế nhưng bộ phim đã thay đổi vài chi tiết đáng chú ý trong câu chuyện của ông ấy và thêm vào một số yếu tố để mang lại trải nghiệm điện ảnh kịch tính hơn. Trong Catch Me If You Can, những bước ngoặt cuộc đời của Frank Abagnale lần lượt được thể hiện lại trên màn ảnh.

Phần tích phim Catch Me If You Can

Bộ phim kể về hành vi phạm tội của ông từ khi còn là một thiếu niên đến lúc trưởng thành và đỉnh điểm là khi ông ta cuối cùng có thể sử dụng tài năng của mình để làm việc đúng đắn – hỗ trợ FBI. Các diễn biến này bám sát quyển sách cùng tên được xuất bản năm 1980 của Stan Redding – người đã viết Catch Me If You Can sau nhiều cuộc phỏng vấn trực tiếp với Abagnale.

Thế nhưng, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về độ chính xác của quyển sách do sự phóng đại và cách mà Redding đã “drama hóa” tác phẩm của mình.

MỤC LỤC

  • Phim chính xác hơn 80% so với câu chuyện trong đời thực
  • Người cha của Frank Abagnale?
  • Quan hệ tình cảm với những người phụ nữ?
  • Frank Abagnale từng giả dạng một giáo sư
  • Pha trốn thoát khỏi máy bay khác với thực tế

Phim chính xác hơn 80% so với câu chuyện trong đời thực

Trên thực tế, các nhà làm phim đã tham khảo sách nhưng không hỏi ý kiến của Abagnale, thế nên ông không thể hoàn toàn xác nhận được chi tiết nào là thực tế, chi tiết nào là cường điệu được bắt nguồn từ quyển sách. Bộ phim với sự tham gia của Leonardo DiCaprio, kể về câu chuyện của một chàng trai trẻ khác thường – bỏ nhà đi ở tuổi 16 để bắt đầu cuộc sống như một kẻ lừa đảo.

Abagnale từng “phù phép” những tấm séc giả để đi du lịch và ở trong các khách sạn sang trọng mà chẳng phải tốn tiền, rồi nhanh chóng bày ra những mánh khóe phức tạp hơn như giả làm bác sĩ, luật sư, phi công… Cuối cùng, đến khi bị bắt và bị dẫn độ trở lại Hoa Kỳ để hầu tòa, ông ta trốn thoát, dính thêm nhiều tội danh khác, để rồi phải ngồi tù 4 năm trước khi được thả để làm cố vấn nghiệp vụ cho FBI.

Phần tích phim Catch Me If You Can
Một Frank Abagnale trẻ tuổi trên phim và ngoài đời thật.

Hầu hết các sự kiện chính trong phim đều là dựa trên thực tế, tái hiện lại những thời điểm quan trọng đã làm nên tên tuổi của Abagnale, bộ phim sau đó được giật tít là “câu chuyện có thật về những trò lừa đảo“. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2003, Abagnale đã trả lời một câu hỏi về tính xác thực, nói rằng bộ phim chính xác đến 80%. Trong lời mở đầu cho bộ phim, ông đã sửa đổi tuyên bố trước đó của mình, cho rằng bộ phim chính xác đến 90% và “trình bày một câu chuyện đúng với thực tế đã diễn ra”.

Tuy nhiên, đã có những chi tiết không được đưa vào phim hoặc bị thay đổi để phục vụ cho ý đồ của nhà làm phim, một trong số đó lại là tình tiết rất quan trọng đã thực sự xảy ra trong đời thực.

Người cha của Frank Abagnale?

Frank Abagnale thực sự chịu ảnh hưởng từ cha mình là Abagnale Sr., trong phim, ông học từ cha cách làm thế nào để trở nên thuyết phục và thao túng kẻ khác. Theo kiểu: “để lừa được một người, ta phải cho họ một chút sự thật rồi bẻ cong nó”, sự lém lỉnh của Abagnale đã được hình thành như vậy. Thực ra, ở ngoài đời thật thì Abagnale Sr. là một ông bố đáng kính và thành thật, thậm chí ông còn không cho phép con mình lấy trộm đồ ở cửa hàng tạp hóa hoặc lừa phỉnh người khác.

Phần tích phim Catch Me If You Can

Phim cũng giữ nguyên chi tiết cha mẹ của Frank Abagnale ly dị, điều này đã làm ông tổn thương và phần nào thúc đẩy ông bỏ nhà ra đi để tự lập và trở thành một kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, phim đã thay đổi một số chi tiết, ví dụ như việc mẹ ông đã có chồng khác và có con riêng. Trên thực tế, mẹ của Abagnale ngoài đời thật đã không tái hôn và bà sống với những người anh em khác của Abagnale, chứ không phải con riêng.

Một chi tiết cần chú ý nữa là Abagnale chưa bao giờ gặp lại cha mình sau khi bỏ nhà ra đi, thế nhưng các nhà biên kịch đã thay đổi điều này trên phim, để họ gặp nhau trên màn ảnh, nhằm nhấn mạnh ảnh hưởng của người cha đối với sự nghiệp của con trai. Mặc dù phim hơi lệch so với đời thực, nhưng Abagnale đã không bài xích những thay đổi này của ê-kíp làm phim, ông đã thích thú khi thấy cha mình được khai thác theo chiều hướng tích cực.

Quan hệ tình cảm với những người phụ nữ?

Phim miêu tả Abagnale có nhiều mối quan hệ ngang trái với phụ nữ, thậm chí phải lòng một cô hộ lý do Amy Adams thủ vai. Chính những mối quan hệ này đã khiến ông ta bị bắt quả tang. Ngoài đời thật, một tiếp viên hàng không mà Abagnale từng “lừa tình” đã phát hiện ông ở Pháp và báo cảnh sát.

Một tình nhân khác tên là Brenda Strong (xuất hiện cả trong sách và phim) cũng gần như đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông. Bởi trong những phút giây yếu lòng, Abagnale đã tiết lộ về đời tư và những vụ lừa đảo của mình cho Brenda. Mối quan hệ của họ kết thúc khi Brenda cố gắng bán đứng Abagnale cho chính quyền.

Phần tích phim Catch Me If You Can

Phụ nữ đẹp cũng là một trong những lý do chính khiến Abagnale quyết định đầu tư vào các phi vụ lừa đảo liên quan đến nghệ thuật. Những tấm séc giả và những căn phòng khách sạn hào nhoáng đã thu hút rất nhiều những cô nàng nóng bỏng. Nhưng chính các hành vi ồn ào gây chú ý này đã gây khó khăn cho Abagnale khi ông bị FBI truy đuổi. Trong phim, một điều tra viên đã phỏng vấn mẹ ông và biết được thị trấn Pháp, Montrichard, nơi bà lớn lên, tình tiết này dẫn thanh tra Hanratty đến nơi ẩn náu cuối cùng của Abagnale ta chứ không phải do cô tiếp viên nọ.

Frank Abagnale từng giả dạng một giáo sư

Phần tích phim Catch Me If You Can

Danh tính giả mạo thứ tư của Abagnale đã không được nhắc đến cặn kẽ trong phim mà chỉ được minh họa một chút khi ông đóng vai một giáo viên dạy lớp học tiếng Pháp. Trên thực tế, trong một lớp học phụ đạo hè, Abagnale đảm nhận vai trò “giáo sư xã hội học” tại Đại học Brigham Young ở Provo, Utah. Ông được các sinh viên quý mến, họ cho rằng ông vui vẻ và thông minh. Abagnale cũng đã thành công khi giả dạng giảng viên đại học, ông thực sự tỏ ra rằng mình có một chút nghiệp vụ sư phạm.

Pha trốn thoát khỏi máy bay khác với thực tế

Ở một trong những phân cảnh ly kỳ nhất phim, Abagnale ngồi cùng vị thanh tra FBI đến Hoa Kỳ để chịu án. Ông ấy biết rằng người cha thân yêu của mình đã chết và tỏ ra suy sụp rồi nói rằng muốn vào nhà vệ sinh. Thanh tra Hanratty (do Tom Hanks thủ vai) đợi ông ta ở bên ngoài, nhưng khi máy bay hạ cánh, rõ ràng là Abagnale đã không bước ra. Hanratty lao vào nhà vệ sinh nhưng chỉ thấy một căn phòng trống với một vài con ốc vít bị tháo ra đang lăn lóc trên sàn, Abagnale đã trốn thoát.

Phần tích phim Catch Me If You Can

Trên thực tế, không thể nào Abagnale trốn thoát được qua nhà vệ sinh, bởi khu vực này trên máy bay được bịt kín rất tốt, ông đã trốn thoát qua đường nhà bếp, nơi các xe thực phẩm đến và đi xuống máy bay, chính tác giả Redding đã phát minh ra chi tiết trốn thoát trong phòng vệ sinh cho quyển sách. Abagnale biết khá rõ đường đi nước bước trong máy bay do đã dành nhiều thời gian đóng giả phi công, vì vậy ông ta sẽ biết rằng việc trốn thoát qua nhà vệ sinh là bất khả thi trong một tình huống thực tế.

Năm 1971, Frank Abagnale trốn thoát khỏi tay cảnh sát một lần nữa, cố gắng tị nạn sang Brazil. Ba năm sau đó, Abagnale mới ký một thỏa thuận với FBI để được tự do và đổi lấy công việc tư vấn cho FBI về nghiệp vụ bảo vệ mọi người và các công ty khỏi gian lận tài chính, chi tiết này thì được miêu tả chính xác trong phim Catch Me If You Can. Dù sao thì một bộ phim điện ảnh cũng sẽ có những chi tiết cường điệu, tuy nhiên quan trọng là nó đã tạo hiệu ứng tốt, và cả những nhân vật trong cuộc cũng không ghét nó.

Các bạn có thể xem phim Catch Me If You Can trên Netflix.

https://gaumeothuckhuya.com/2021/03/17/the-serpent-ke-sat-nhan-goc-viet-netflix-charles-sobhraj/