Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi vào đất mặn và bón vôi vào đất phèn có gì khác nhau

Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Trả lời:

Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất.

Phản ứng của dung dịch đất do nồng độ H+ và OH- quyết định. 

pH càng nhỏ, độ chua càng lớn.

Nếu nồng độ ion [H+] = [OH-] thì pH =7,   đất có phản ứng trung tính.

nếu [H+] > [OH-] thì pH < 7 thì  đất có phản ứng chua

nếu [H+] < [OH-] thì pH > 7 thì đất có phản ứng kiềm 

Ví dụ:

- Phản ứng dung dịch đất gúp cây có thể hút được dung dịch đất, và giúp đất giữ được chất dinh dưỡng trong đất. Ví dụ như khi bón phân thì ta phải bón lúc trời mưa ướt đất hoặc tưới nước để cây trồng dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

- Dựa vào phản ứng của đất, người ta xác định được trị số pH của đất, từ đó có cách trồng cây, cải tạo đất phù hợp. Ví dụ như nếu biết là đất bị nhiễm phèn thì người ta tiến hành bón vôi để cải tạo đất, giảm độ phèn cho đất.

* Câu 2 trang 24 SGK Công nghệ 10

* Câu 4 trang 24 SGK Công nghệ 10

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

(trang 32 sgk Công nghệ 10): Em hãy cho biết mục đích của biện pháp thủy lợi là gì?

Trả lời:

Mục đích của biện pháp thủy lợi là ngăn nước biển tràn vào (đắp đê ngăn nước biển), xây dựng hệ thống máng tưới, tiêu hợp lí để dẫn nước ngọt vào để rửa mặn.

(trang 33 sgk Công nghệ 10): Từ phương trình trao đổi cation, em hãy cho biết bón vôi vào đất có tác dụng gì.

Trả lời:

Bón vôi vào đất để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho việc rửa mặn dễ dàng hơn.

(trang 33 sgk Công nghệ 10): Theo em, bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào?

Trả lời:

Ta có thể bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách bón phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất như vậy vi sinh vật trong đất phát triển làm cho đất tơi xốp.

(trang 33 sgk Công nghệ 10): Trong các biện pháp trên, theo em biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Biện pháp làm thủy lợi là biện pháp quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập.

(trang 35 sgk Công nghệ 10): Em hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất phèn.

Trả lời:

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất phèn:

– Biện pháp thủy lợi:Rửa mặn, rửa phèn, hạ thấp mạch nước ngầm.

– Bón vôi: Khử chua, làm giảm độc hại của nhôm tự do.

– Bón phân hữu cơ: Tăng độ phì nhiêu của đất.

– Cày sâu, phơi ải thúc đẩy nhanh quá trình chua hóa, sau đó dùng nước để rửa phèn.

– Lên luống. Làm cho đất phèn bị hòa tan và trôi xuống rãnh.

Lời giải:

– Tính chất của đất mặn:

    + Khả năng thấm nước của đất kém (gây ra hiện tượng dính khi thấm nước, nứt nẻ, rắn khi bị khô).

    + Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn.

    + Vi sinh vật hoạt động yếu do bị các cation natri làm giảm khả năng hoạt động.

    + Tỉ lệ sét trong đất cao (khoảng từ 50 – 60%), đất thường có tính trung tính hoặc kiềm.

– Các biện pháp cải tạo:

    + Đắp đê ngăn nước biển tràn vào, xây dựng hệ thống máng tưới để rửa mặn.

    + Bón vôi để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho quá trình rửa mặn dễ dàng hơn.

    + Trồng những cây chịu mặn để làm giảm độ mặn của đất trước khi trồng những cây trồng khác.

Lời giải:

– Tính chất của đất phèn:

    + Đất có độ pH rất nhỏ.

    + Độ phì nhiêu của đất thấp.

    + Chứa nhiều cation Al3+, Fe3+,…

    + Trong điều kiện thoát nước sẽ hình thành axit sunfuaric làm giảm độ hoạt động của vi sinh vật.

    + Axit sunfuaric hấp thụ nước nhiều nên tầng đất mặt thiếu nước trầm trọng, trở nên khô cứng, có nhiều vết nứt nẻ.

– Biện pháp cải tạo:

    + Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

    + Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.

    + Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.

    + Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.

    + Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.

Lời giải:

– Biện pháp cải tạo đất mặn:

    + Đắp đê ngăn nước biển tràn vào, xây dựng hệ thống máng tưới để rửa mặn.

    + Bón vôi để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho quá trình rửa mặn dễ dàng hơn.

    + Trồng những cây chịu mặn để làm giảm độ mặn của đất trước khi trồng những cây trồng khác.

– Biện pháp cải tạo đất phèn:

    + Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

    + Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.

    + Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.

    + Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.

    + Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.

Cứ yên tâm còn nhiều câu lắm :))

Câu 4:Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc B. Đất chua

C. Đất phèn D. Đất mặn

I. Mục tiêu:             - Học xong bài này học sinh phải:             - Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành và tính chất của đất mặn, đất phèn. - Trình bày được các biện pháp cải tạo  và sử dụng đất mặn, đất phèn, giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp.

2. Kỹ năng:

            Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:

            Ý thức bảo vệ tài nguyên đất.

II. Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan, học nhóm.


III. Phương tiện:
1. Chuẩn bị của thầy: - Nghiên cứu sgk,  đọc phần thông tin bổ sung trong sgk. - Tranh ảnh về đất nặn, và đất phèn. - Tranh hình 10.3 tiếp.

2. Chuẩn bị của trò:

- Tìm hiểu nội dung có liên quan đến bài học và thông tin sgk. Sưu tầm tranh ảnh có liên quan IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định  - kiểm tra bài cũ:

- Nêu điều kiện và nguyên nhân hình thành đất xói mòn trơ sỏi đá và đất xám bạc màu và biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn.

2. Mở bài:

- trong 4 loại đất nghèo dinh dưỡng ở Việt nam. Chúng ta đã hiểu nguyên nhân và biện pháp cải tạo, hướng sử dụng  của 2 loại  đất là đất xám bạc màu & đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Hôm nay chúng ta tìm hiểu 2 loại đất còn lại là đất mặn và đất phèn.             3. Phát triển bài:

NỘI DUNG BÀI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn  

1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành

- Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation Na hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. - Đất mặn phổ biến ở vùng đồng bằng ven biển. - Ở Việt nam đất mặn được hình thành do 2 tác nhân: chủ yếu là nước biển và nước ngầm, mùa khô, muối hoà tan theo các mao quản dần lên, làm đất mặn.

2. Đặc điểm, tính chất của đất mặn:

- Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50, 60%.

- Có nhiều muối tan NaCL, Na2 SO4.

- Phản ứng: Trung tính hoặc kiềm yếu. - Nghèo mùn, nghèo đạm. - VSV hoạt động yếu      

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn:


a. Biện pháp cải tạo: - Biện pháp thủylợi. + Đắp đê biển: Ngăn không cho nước mặn tràn vào. + Xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí dẫn nước ngọt vào để rửa mặn.

- Bón vôi: Thúc đẩy phản ứng trao đổi cation  giữa Ca2+ và Na+, giải phóng Na+ khỏi keo đất tạo thuận lợi cho rửa mặn


 

Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi vào đất mặn và bón vôi vào đất phèn có gì khác nhau

- Tháo nước ngọt vào rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ.   - Sau khi rửa mặn, cần bón bổ sung chất hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.   - Trồng cây chịu mặn để giảm bớt lượng natri  trong đất, sau đó sẽ trồng các loại cây khác.      

c. Sử dụng đất mặn:

  • Nuôi trồng thuỷ hải  sản
  • Trồng cói, trồng rừng
  • Trồng lúa

     

II. Cải tạo và sử dụng đất phèn:


1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành. (sgk)  

Đất phèn ở vùng đồng bằng ven biển  có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Khi phân huỷ trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh kết hợp với sắt trong phù sa tạo thành hợp chất pirít  FeS2. Trong điều kiện thoát nước, thoáng khí FeS2  bị oxy hoá tạo thành H2SO4 làm cho đất chua.

   

2. Đặc điểm tính chất của đất phèn và biện pháp cải tạo.

Tính chất Biện pháp cải tạo tương ứng
Thành phần cơ giới: nặng - Tầng đất mặn: khô thì cứng, nứt nẻ. - Độ chua: cao, PH: <4

- Chất độc hại: Al3+, Fe3+, CH4,H2S

- Độ phì nhiêu: thấp, nghèo mùn, nghèo đạm.

- Hoạt động VSV: kém

Bón phân hữu cơ. Xd hệ thống tưới tiêu hợp lí. - Bón vôi - Cày sâu, phơi ải, lên liếp, xd hệ thống tưới tiêu, rửa phèn. - Bón phân hữu cơ, phân đạm, phân vi lượng.

- Bón phân hữu cơ

* Hoạt động 1:
Tìm hiểu các biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn: - Trước hết chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện hình thành.

Giáo viên hỏi:

+ Thế nào là đất mặn? + Đất mặn ở nước ta phổ biến ở vùng nào? + Tác nhân chủ yếu việc hình thành đất mặn ở Việt nam?

Giáo viên tóm tắt và ghi bảng:


Chuyển ý: Để cải tạo đất mặn phục vụ cho sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, chúng ta cần tìm hiểu tính chất của đất mặn.
Giáo viên yêu cầu: Em hãy tóm tắt những tính chất của đất mặn.
- Giáo viên giảng: Do tính chất của đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao nên đất nén chặt, khả năng thấm nước kém, không tơi xốp. Khi ướt thì dẻo dính, khi khô thì rắn chắc khó làm đất H.  lượng muối tan nhiều, chủ yếu là cation Na+ nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn  cản trở sự hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng của rễ cây. Các đặc điểm trên dẫn đến hệ quả là đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn do VSV hoạt động kém, không phát triển được.
- Chuyển ý: Vậy cần áp dụng các biện pháp nào  để mang lại hiệu quả chúng ta nghiên cứu tiếp nội 3 - Giáo viên hỏi: + Biện pháp thủy lợi được áp dụng để cải tạo đất mặn gồm những khâu nào? Nhằm mục đích gì?     + Tại sao đất mặn thuộc loại đất trung tính hoặc kiềm yếu mà người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tạo.       + Sau khi bón vôi cho đất một thời gian cần làm gì đất.   + Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách nào? Có tác dụng gì?

Giáo viên giảng: (sau khi) bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi rửa mặn chưa phải là hết mặn. Vì vậy chúng ta cần trồng các cây chịu mặn để giảm bớt lượng Na+ trong đất, sau đó mới trồng các loại cây trồng khác. Quá trình cải tạo phải cần một thời gian dài.

+ Theo em, các biện pháp nêu trên biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Giáo viên giảng: Ở vùng đất mặn có thể nuôi trồng thủy hải  sản đất mặn  thích hợp với việc trồng cói, trồng rừng giữa đất như trồng sú; vẹt. Một khi đất mặn được cải tạo sẽ trở nên phì nhiêu có thể trồng lúa đặc biệt là các giống lúa đặc sản.


- Chuyển ý: Vùng đồng bằng ven biển, ngoài đất mặn còn có loại đất nữa cũng cần được cải tạo là đất phèn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn
Giáo viên giảng: Đất phèn ở vùng đồng bằng ven biển  có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Khi phân hủy trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh kết hợp với sắt trong phù sa tạo thành hợp chất pirít  FeS2.. Trong điều kiện thoát nước, thoáng khí FeS2  bị oxy hoá tạo thành H2SO4 làm cho đất chua. Vì vậy, tầng chứa FeS2được gọi là tần sinh phèn: 2 FeS2 + 7O2 + H2O => 2FeSO4 + 2H2SO4  Đất phèn thoát nước, thoáng khí, rất chua là loại: “đất phèn hoạt động” Trong phẫu diện đất có vệt loang lổ vàng rơm ở vùng úng nước, pirít chưa bị oxy hoá nên phản ứng dung dịch trung tính. Đó là đất phèn tiềm tàng. Khi nước này thoát hết sẽ trở thành.”Đất phèn hoạt động”.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập sau: Tìm hiểu tính chất và biện pháp cải tạo.

Tính chất Biện pháp cải tạo tương ứng
Thành phần cơ giới. - Tầng đất mặn. - Độ chua - Chất độc hại - Độ phì nhiêu...

- Hoạt động VSV.

 
            - Học sinh nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi.               - Học sinh nghiên cứu sgk tóm tắt. - Học sinh lắng nghe.                         - Học sinh cùng bàn thảo luận.   - Đắp đê biển: Ngăn nước  biển tràn vào, xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí dẫn nước vào để rửa mặn.             - Tháo nước ngọt để rửa mặn => bổ sung hữu cơ - Bón phân xanh, phân hữu cơ làm tăng lượng mùn cho đất. Giúp SVS phát triển + Đất tơi xốp, giảm tỉ lệ sét, tăng tỉ lệ hạt limon, hạt keo.       - Làm thủy lợi, bón vôi và rửa mặn.            

- Học sinh làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập

  + Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi cải tạo đất mặn và đất phèn có gì khác nhau .         + Việc giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên có tác dụng gì ? - Bón vôi cải tạo đất mặn tạo ra phản ứng trao đổi , giải phóng Na2+ thuận lợi cho việc rửa mặn . còn bón vôi cải tạo đất phèn thì xảy ra phản ứng trao đổi làm cho hydroxít nhôm AL(OH)3. - Không để pirit bị oxy hoá làm đất chua . giữ nước còn làm cho tần đất mặt không bị khô cứng , nứt nẻ , thay nước thường xuyên làm giảm chất độc hại đối với cây .

- các chất độc hại như pirit lắng sâu , nếu cày sâu sẽ đẩy chất độc hại lên tầng đất mặt thúc đẩy quá trình oxy hoá làm đất chua . Bừa sục có tác dụng làm đất mặt thoáng , rễ cây hô hấp được .

           
4. Củng cố: Chọn câu trả lời đúng nhất:             Trong các biện pháp cải tạo đất mặn sau đây, biện pháp nào không phù hợp. a.       Đắp đê biển, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí. b.      Lên liếp hạ thấp mương tiêu mặn. c.       Bón vôi d.      Rửa mặn.

5. Dặn dò:

- Sưu tầm các tranh ảnh nói về phân bón.

- Đem mẫu phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh.