Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hiện nay, thuốc mê không còn xa lạ trong các ca phẫu thuật. Thời gian tác dụng của chúng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành ca phẫu thuật. 

Thuốc mê là loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có hồi phục khi sử dụng với một liều lượng nhất định. Nó khiến con người rơi vào trạng thái mất ý thức, mất cảm giác tạm thời. 

Vì vậy, thuốc mê được dùng trong quá trình phẫu thuật giúp bệnh nhân ngủ mê suốt thời gian đó. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc mê và liều dùng phù hợp. 

Những tác dụng phụ của gây mê khác nhau tùy thuộc vào phương pháp gây mê mà người bệnh được thực hiện, thời gian phẫu thuật và những vấn đề nền tảng của người bệnh.

Ví dụ: một thanh niên cần thực hiện phẫu thuật cắt ruột thừa và không có vấn đề sức khỏe gì khác, phẫu thuật trong 1 giờ, sẽ có ít biến chứng hơn một cụ già trên 80 tuổi, tiểu đường, hút thuốc lá và phải thực hiện nhiều giờ phẫu thuật mổ tim mở.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Ảnh: Bệnh nhân cần được gây mê trước các ca phẫu thuật.

Bởi nếu dùng liều cao sẽ gây ngộ độc nhưng liều quá thấp sẽ không đủ gây mê cho người bệnh. Các bác sĩ cần đảm bảo người bệnh không tỉnh dậy trong quá trình phẫu thuật. Đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của ca phẫu thuật.

Vậy thời gian mê sau phẫu thuật kéo dài bao lâu? 

Thuốc mê có tác dụng mấy tiếng phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng thuốc được sử dụng cùng với cơ địa, thể trạng riêng của người bệnh. Từ nhiều năm trở lại đây, các nghiên cứu mới đã tạo ra nhiều thuốc mê thế hệ mới. Các loại thuốc mê này được đào thải rất nhanh ngay sau khi ngừng thuốc và gây cảm giác dịu nhẹ khi tỉnh dậy.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Ảnh: Gây mê là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ca mổ.

Bên cạnh đó, thời gian mê của các bệnh nhân dài hay ngắn còn tùy vào cơ địa của bệnh nhân cho dù bác sĩ gây mê luôn tuân thủ đúng quy trình sử dụng thuốc mê trong việc gây mê. 

Trước ca phẫu thuật, bác sĩ gây mê là người khám và trực tiếp ấn định loại thuốc cũng như liều lượng thuốc mê cho người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ theo dõi để duy trì mê trong suốt ca phẫu thuật và khi phẫu thuật sắp kết thúc bác sĩ sẽ ngừng việc đưa thuốc mê vào cơ thể bệnh nhân. 

Thuốc mê có tác dụng gây mê ngay và kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Sau đó thuốc mê sẽ dần tan hết và người bệnh tỉnh lại. 

Sau khi phẫu thuật, tùy vào loại phẫu thuật bệnh nhân  được làm và cách họ thở mà cách bệnh nhân hồi phục khác nhau. Cùng với đó, tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà quá trình phục hồi tinh thần và vận động của họ cũng tương ứng. Mục tiêu sau khi gây mê toàn thân là có thể rút nội khí quản càng nhanh càng tốt sau khi phẫu thuật kết thúc. 

Đối với một số phẫu thuật rất lớn, chẳng hạn như phẫu thuật tim hở hoặc phẫu thuật não, bệnh nhân mất thời gian lâu hơn để tỉnh lại và có thể phải thở máy trong 6-8 giờ sau phẫu thuật. 

Hiện nay, nhờ các tiến bộ khoa học, nên việc gây mê đã được thực hiện rộng rãi, không những gây mê cho những ca mổ lớn như mổ tim, mổ phổi,… mà còn cho cả những bệnh nhân nhổ răng, cắt amidan, soi bao tử – ruột già,… rất an toàn cho bệnh nhân. Càng ngày tỷ lệ tai biến trong gây mê càng giảm nhiều với tỷ lệ chỉ khoảng 1/1.000.000 ca mổ. Vậy nên các bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm để gây mê và mổ, chú ý đảm bảo các hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục sức khỏe sau này.

.

Cập nhật lúc: 21:08, 17/07/2020 (GMT+7)

(ĐN)- Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Nguyễn Thị Kim Loan cho biết, dưới sự hỗ trợ của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã thực hiện thành công ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - kỹ thuật đỉnh cao trong điều trị bệnh tim. Đây là ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành đầu tiên tại bệnh viện, ca thứ 2 tại Đồng Nai, cũng đồng thời là ca phẫu thuật có thời gian dài nhất từ trước đến nay tại bệnh viện (gần 10 giờ đồng hồ).

Phẫu thuật tim mất bao lâu
BS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật. Ảnh: A.Yên

Bệnh nhân là ông B.V.T. (63 tuổi, ngụ xã Xuân Quế, H.Cẩm Mỹ) bị bệnh van tim đã lâu nhưng do gắng sức, không đi khám bệnh và chỉ mới phát hiện bị bệnh cách đây hơn 1 năm. Cách đây 2 tuần, bệnh nhân được xếp lịch mổ. Trong khi xét nghiệm thường quy để chuẩn bị mổ sửa van tim, tầm soát bệnh mạch vành, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hẹp động mạch vành. Do đó, ca phẫu thuật được tiến hành nhằm giải quyết cả bệnh mạch vành và bệnh van tim cho bệnh nhân.

Theo BS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, mổ bắc cầu động mạch vành là loại mổ vi phẫu, không được phép sơ hở, cần phải có những dụng cụ phẫu thuật vi phẫu mạch máu riêng, phải có đội ngũ bác sĩ vi phẫu mạch máu lành nghề. Do ca mổ thực hiện đồng thời 2 loại kỹ thuật (bắc cầu động mạch vành và sửa van tim) nên đòi hỏi ê-kíp phẫu thuật phải tính toán chiến lược thực hiện kỹ thuật nào trước, kỹ thuật nào sau cho phù hợp, tránh gây biến chứng cho bệnh nhân.

So với hơn 40 ca phẫu thuật tim trước đây đã thực hiện tại bệnh viện, ca phẫu thuật này khó hơn rất nhiều, đòi hỏi phải có 2 ê-kíp y, bác sĩ với khoảng 15 người trực tiếp tham gia. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào phòng hậu phẫu để tiếp tục được chăm sóc, theo dõi. Do bệnh nhân bị mất một chân phải vì tai nạn giao thông nên quá trình hồi phục lâu hơn những người bình thường. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và đã được xuất viện.

An Yên

Trung tâm Tim mạch Trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những Trung tâm lớn nhất về Tim mạch nhi trong cả nước. Phẫu thuật và Can thiệp Tim mạch là hai trong số các kỹ thuật cao thế mạnh của Trung tâm cũng như của bệnh viện Nhi Trung ương, được Bệnh viện và Trung tâm hết sức quan tâm để phát triển.

1. Can thiệp Tim mạch

Can thiệp tim mạch là gì?

Can thiệp tim mạch hay thông tim là một tên gọi chung của các phương pháp chẩn đoán và điều trị xâm lấn quan trọng trong tim mạch đã được sử dụng từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành làm can thiệp tim mạch từ năm 2004 cho đến nay. Hiện nay với các trang thiết bị hiện đại của đơn vị can thiệp tim mạch như máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) 2 bình diện với khả năng kết hợp dựng hình 3D tim và mạch máu và với thiết kế phòng can thiệp tim mạch, phòng hồi sức và phòng mổ tim nằm trong cùng một khu vực, chúng tôi có khả năng làm can thiệp cho những ca tim bẩm sinh rất nặng với sự phối hợp của đơn vị hồi sức và thậm chí có thể thực hiện các kỹ thuật lai (hybrid) để phối hợp cùng lúc vừa phẫu thuật vừa can thiệp tim mạch cho bệnh nhân. Hàng năm chúng tôi thực hiện 800 ca can thiệp tim mạch cho các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh từ đơn giản đến phức tạp.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Can thiệp tim mạch được thực hiện như thế nào?

Can thiệp tim mạch là phương pháp trong đó một ống thông nhỏ gọi là catheter cùng với các dây dẫn đi vào trong tim và các mạch máu với hai mục đích chính:

  • Thu thập các thông tin về cấu trúc trong tim (thông tim chẩn đoán) và để
  • Điều trị các dị tật trong tim (thông tim can thiệp)

Đường vào thường là các động mạch, tĩnh mạch từ đùi, cổ hoặc cánh tay, dưới sự hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng để đi vào trong tim và các mạch máu. Sau can thiệp, các đường vào này sẽ được băng ép lại để cầm máu. Mỗi ca can thiệp tim mạch sẽ được tiến hành trong một hoặc vài giờ tùy vào loại can thiệp. Sau can thiệp trẻ được theo dõi tại phòng hồi tỉnh cho đến khi ổn định và được chuyển về khoa điều trị.

Các lợi ích của can thiệp tim mạch?

Thông thường, với các phương pháp chẩn đoán như siêu âm tim, điện tim, X-quang ngực hay các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, phần lớn các bệnh lý tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán một cách chính xác, tuy nhiên một số bệnh lý tim bẩm sinh cần được làm thông tim để chẩn đoán cũng như để theo dõi điều trị và định hướng cho phẫu thuật tốt hơn như tứ chứng Fallot, teo phổi – thông liên thất với các tuần hoàn bàng hệ, sinh lý một thất, tăng áp phổi …

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Một số các bệnh lý tim mạch có thể được điều trị bằng thông tim can thiệp như đóng dù ống động mạch, đóng dù thông liên nhĩ, đóng dù thông liên thất, đặt stent động mạch phổi, nong hẹp van động mạch chủ – động mạch phổi bằng bóng qua da, phá vách liên nhĩ bằng bóng …với hiệu quả cao mà không cần phải phẫu thuật qua đường mở ngực. Các bé sau khi can thiệp tim mạch thường tỉnh sớm sau vài giờ và có thể được ghép với cha mẹ và ra viện sau khoảng một vài ngày khi tình trạng trẻ ổn định và được kiểm tra lại trước khi ra viện; Thời gian hồi phục của trẻ cũng sẽ ngắn hơn và không để lại sẹo trên thành ngực.

Các tai biến có thể xảy ra trong can thiệp tim mạch là gì?

Thông thường, can thiệp tim mạch là các thủ thuật có tỷ lệ xảy ra tai biến thấp, nhưng không phải là không có. Các tai biến có thể là rách các mạch máu trong quá trình làm can thiệp, loạn nhịp tim, chảy máu hoặc đông tắc các mạch máu. Để làm giảm các nguy cơ này, chúng tôi phải tiến hành can thiệp tim mạch một cách cẩn trọng, dưới sự hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng. Ngoài ra còn một số các tai biến đặc biệt khác tùy theo loại can thiệp tim mạch mà các bác sỹ can thiệp tim mạch sẽ giải thích cụ thể trước khi làm can thiệp.

Chăm sóc cho bé như thế nào sau can thiệp và tại nhà?

Trẻ có thể sẽ bị sưng nề, bầm tím hoặc đau tại chỗ chọc tiếp cận mạch máu (đùi, cổ…). Bố mẹ có thể theo dõi xem liệu bé còn bị chảy máu tại vị trí chọc hay không và báo bác sĩ ngay nếu có vấn đề; trẻ có thể sẽ còn đau một vài ngày sau khi làm can thiệp và có thể cần dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol.

Trẻ có thể vận động nhẹ nhàng chân khi hết chảy máu. Phải thay băng cho trẻ hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Không tắm cho trẻ ở trong chậu nước trong vòng 5 ngày sau làm can thiệp, chỉ lau người bằng khăn hoặc tắm dưới vòi nước để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Tùy vào loại can thiệp, bác sĩ sẽ cho biết khi nào trẻ có thể vận động được như bình thường.

Theo dõi định kỳ.

Trẻ cần được dùng thuốc đúng theo y lệnh của bác sỹ và tái khám định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị, thường là một vài tháng sau khi can thiệp tùy từng loại can thiệp tim mạch để theo dõi.

2. Phẫu thuật tim mạch

Phẫu thuật tim mạch điều trị các bệnh tim bẩm sinh hiện nay đã phổ quát trên toàn thế giới. Phẫu thuật tim được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ những năm 2003 đến ngày nay.

Để tiến hành phẫu thuật an toàn, hiệu quả cho các cháu bé mắc bệnh tim bẩm sinh, đòi hỏi cần có một hệ thống toàn diện với kỹ năng cao nhất có thể, bao gồm: Bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ chạy máy tim phổi nhân tạo, bác sĩ tim mạch nội khoa, bác sĩ hồi sức, cũng như các điều dưỡng của từng chuyên ngành.

Phẫu thuật tim có thể được coi là đỉnh cao của ngoại khoa, đòi hỏi cần có quan hệ làm việc nhóm và sự phối hợp vô cùng chặt chẽ giữa tất cả các thành viên trong nhóm trong từng chi tiết với đòi hỏi vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Đặc thù và sự khác biệt chủ yếu giữa phẫu thuật tim bẩm sinh (chủ yếu ở trẻ em) và phẫu thuật tim mắc phải (chủ yếu ở người lớn) đó là: Phẫu thuật tim bẩm sinh đòi hỏi kỹ năng sửa chữa và bảo tồn chức năng của tim ở mức độ tối đa, rất ít vật liệu thay thế có thể sử dụng được trong quá trình phẫu thuật, đòi hỏi phối hợp với kỹ năng vi phẫu nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hiện nay trên cả nước có khá nhiều các Bệnh viện hoặc Trung tâm tim mạch có thể tiến hành phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh. Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương có thế mạnh chỉ tập trung vào nhóm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, với nền tảng được xây dựng lâu đời và là cái nôi đào tạo cho nhiều thế hệ bác sĩ chuyên ngành tim mạch nhi cho cả nước. Đồng thời Trung tâm nằm trong một bệnh viện chuyên ngành nhi khoa với rất nhiều chuyên khoa đặc thù (sơ sinh, hồi sức, cấp cứu, chuyển hoá-di truyền…) có khả năng hỗ trợ tối đa cho quá trình chẩn đoán và điều trị toàn diện cho các em bé mắc bệnh tim bẩm sinh.

Với kinh nghiệm điều trị cho hàng nghìn ca phẫu thuật tim bẩm sinh, nhất là tim bẩm sinh phức tạp và sơ sinh, hệ thống máy móc trang bị hiện đại đồng bộ, cùng với sự hỗ trợ tuyệt vời từ hệ thống nội khoa và hồi sức, Trung tâm hiện nay là đơn vị phẫu thuật tim bẩm sinh hàng đầu của khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Phẫu thuật tim bẩm sinh bao gồm 2 phương pháp tiến hành:

  • Phẫu thuật tim kín (không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể)
  • Phẫu thuật tim hở (có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể hỗ trợ cho tim và phổi) để sửa chữa các tổn thương bên trong quả tim cũng như tổn thương trên các mạch máu lớn đi ra từ tim

Phẫu thuật tim kín được áp dụng phổ biến cho các bệnh lý như: Còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ, vòng thắt động mạch, cầu nối chủ-phổi…

Phẫu thuật tim hở được áp dụng cho các bệnh lý như: Chuyển gốc động mạch, tứ chứng Fallot, thất phải hai đường ra, teo phổi-thông liên thất, thiểu sản quai động mạch chủ hoặc gián đoạn quai động mạch chủ, bất thường trở về tĩnh mạch phổi, thông sàn nhĩ thất, thân chung động mạch, hẹp khí quản, thông liên thất, thông liên nhĩ, bệnh lý tim một thất …

Sau khi tiến hành phẫu thuật, các bé tiếp tục được hồi sức đặc biệt trong đơn vị hồi sức tích cực cách ly trong vài ngày, và sẽ được ghép mẹ khi tình trạng ổn định. Hiện nay, Trung tâm đang ứng dụng phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách bên phải điều trị cho các bệnh tim bẩm sinh đơn giản như thông liên nhĩ, thông liên thất và thông sàn nhĩ thất bán phần với kết quả rất khả quan và đạt được yếu tố thẩm mỹ cũng như rút ngắn thời gian thở máy và nằm hồi sức sau phẫu thuật cho các em bé.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hệ thống cơ sở dữ liệu các bệnh nhân phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật là một công cụ giúp đánh giá tương đối chính xác những thành quả đạt được khi điều trị phẫu thuật. Hệ thống cơ sở dữ liệu về bệnh nhân phẫu thuật của Trung tâm đã được kiểm chứng và chứng nhận hàng năm bởi 2 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế dành cho các bệnh nhân phẫu thuật tim bẩm sinh (hệ thống IQIC-Bệnh viện trẻ em Boston-Đại học Havard và hệ thống World Database for Pediatric and Congenital Heart Surgery). Kết quả điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân tim bẩm sinh tại Trung tâm nằm trong top đầu của các Trung tâm trên thế giới tham gia vào hai hệ thống này, với tỷ lệ tử vong (<3%) và biến chứng rất thấp, mặc dù số lượng các ca mổ phức tạp với độ tuổi nhỏ và cân nặng thấp chiếm tỷ trọng khá cao so với các đơn vị khác. Trung tâm cũng là đơn vị có số lượng phẫu thuật các ca bệnh tim bẩm sinh hàng năm lớn nhất cả nước hiện nay (>1000 ca phẫu thuật tim hở/năm).

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Việc theo dõi và kiểm tra định kỳ cho các em bé sau phẫu thuật là rất quan trọng nhằm phát hiện nhanh chóng các tình trạng bất thường và tư vấn tối ưu cho gia đình. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu chuyên ngành tim mạch trẻ em và phẫu thuật tim bẩm sinh, Trung tâm cung cấp sự bảm đảm vững chắc và lâu dài cho các em bé mắc bệnh tim bẩm sinh trong suốt cuộc đời của các em.

II. CHI TIẾT CÁC KỸ THUẬT

1. Các kỹ thuật can thiệp tim mạch tiêu biểu

Hiện nay, đơn vị Can thiệp Tim mạch – Trung tâm Tim mạch Trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện được hầu hết các loại can thiệp tim mạch hiện có trên thế giới với hiệu quả cao tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Chúng tôi thực hiện cả các phương pháp thông tim chẩn đoán cho các bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh từ đơn giản đến phức tạp và can thiệp điều trị cho các bệnh nhi với các bệnh lý tim bẩm sinh có chỉ định điều trị bằng can thiệp tim mạch, bao gồm:

Phá vách liên nhĩ bằng bóng

Đây là phương pháp mở rộng vách liên nhĩ bằng bóng trong các bệnh lý cần luồng thông ở vách liên nhĩ lớn giúp máu được lưu thông và trộn máu tốt hơn như chuyển gốc động mạch, teo van động mạch phổi, teo van ba lá… với lỗ thông liên nhĩ hạn chế. Trong thủ thuật này chúng tôi dùng một quả bóng đưa vào trong tim qua đường tĩnh mạch đùi, qua lỗ thông liên nhĩ và kéo về nhĩ phải để phá rộng vách liên nhĩ.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Nong các mạch máu bằng bóng trong các bệnh lý có mạch máu bị hẹp

Với những trẻ bị các bệnh lý như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi…, chúng tôi dùng một quả bóng đưa vào trong tim và các mạch máu bị hẹp qua đường động mạch hoặc tĩnh mạch đùi rồi bơm căng bóng để nong rộng các mạch máu.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Nong các van tim bị hẹp bằng bóng

Trong các bệnh lý hẹp các van tim như hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, hẹp van hai lá… chúng tôi dùng một quả bóng đưa vào trong tim, tới các van tim qua đường mở ở động mạch hoặc tĩnh mạch đùi, có sự hỗ trợ của máy tạo nhịp tần số cao, chúng tôi bơm bóng để nong rộng các van tim bị hẹp.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Đóng các lỗ thông bằng dụng cụ

Các trẻ có các dị tật tim bẩm sinh có luồng thông như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch… thường thở nhanh, bú kém, chậm tăng cân. Khi có chỉ định, chúng tôi sẽ tiến hành đóng các lỗ thông này bằng dù, đi qua đường động mạch và tĩnh mạch đùi vào trong tim và các mạch máu để thả dù. Với các loại dù ở trong tim, bé sẽ cần phải uống thuốc chống đông trong vòng 6 tháng để ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết khối trong tim.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Đặt stent để giữ các mạch máu được mở rộng

Trong cách bệnh lý như hẹp eo động mạch chủ, hẹp nhánh động mạch phổi, hẹp các động mạch, tĩnh mạch gan, thận; các dị tật tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch… sẽ có chỉ định đặt Stent. Về bản chất, Stent là một khung kim loại không gỉ, được đưa vào các mạch máu bị hẹp qua đường mở mạch máu ở động mạch, tĩnh mạch đùi, cổ hoặc cánh tay để giữ mạch máu được mở rộng. Sau khi đặt stent, trẻ lưu ý cần phải dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa hình thành huyết khối trong stent.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

2. Các phương pháp phẫu thuật tiêu biểu

Phẫu thuật chuyển gốc động mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đây là một trong những thương hiệu hàng đầu về phẫu thuật tim mạch của Trung tâm. Với số lượng ca phẫu thuật lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á (>700 ca), với tỷ lệ sống sót rất cao sau phẫu thuật hiện nay (>97%) và tỷ lệ biến chứng thấp, các em bé mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này đã trở về cuộc sống bình thường như các trẻ em khác.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Phẫu thuật điều trị tứ chứng Fallot

Với phương pháp bảo tồn tối ưu cho cấu trúc tim, phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot đã được tiến hành thường quy tại Trung tâm từ hơn 15 năm nay, với tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật hiện nay rất cao (>98%) với hàng trăm ca mổ mỗi năm, tỷ lệ biến chứng suy tim và mổ lại rất thấp.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Phẫu thuật bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn

Trung tâm đã tiến hành phẫu thuật trên 500 trường hợp (dẫn đầu trong các nước Đông Nam Á), vởi tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật cao (>95%) mặc dù nhiều bệnh nhân phẫu thuật trong thời kỳ sơ sinh và cân nặng thấp cũng như tổn thương nặng và phức tạp.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Phẫu thuật điều trị bệnh hẹp khí quản ở trẻ em

Đây là một thành tựu lớn của Trung tâm trong những năm gần đây, với gần 100 trường hợp được phẫu thuật và tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật rất cao (>94%) mặc dù rất nhiều em bé vào viện trong tình trạng nguy kịch do tắc nghẽn đường thở cấp tính.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Phẫu thuật điều trị các bệnh lý của quai động mạch chủ

Phẫu thuật sủa chữa hẹp eo-thiểu sản quai hoặc gián đoạn quai chủ đã được ghi nhận bởi các đồng nghiệp quốc tế qua các báo cáo về kết quả điều trị của nhóm bệnh lý tim phức tạp này tại hai Hội nghị phẫu thuật tim mạch lồng ngực Châu Âu (EACTS) trong năm 2019 và 2021.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Một số phẫu thuật tiêu biểu khác

Phẫu thuật điều trị bệnh lý thất phải hai đường ra, bệnh lý teo phổi-thông liên thất, bất thường xuất phát động mạch vành trái từ động mạch phổi, bệnh lý tim một thất, bệnh lý thông sàn nhĩ thất… cũng là những thế mạnh đặc biệt của Trung tâm với tỷ lệ trẻ sống sót sau phẫu thuật cao (>94%) và tỷ lệ biến chứng ít và thấp.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Đối với các bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp hiếm gặp, cần có phương pháp phẫu thuật chuyên sâu để có thể phục hồi cấu trúc tim của trẻ trở về bình thường (tim có hai tâm thất) từ những trường hợp trước đây điều trị theo hướng phẫu thuật Fontan (tim một thất), hầu hết các kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong phẫu thuật tim bẩm sinh đều đã được thực hiện thành công tại Trung tâm với số lượng bệnh nhân tương đối lớn (phẫu thuật Ross-Konno, phẫu thuật Nikaidoh, phẫu thuật Yasui, phẫu thuật tạo hình quai và eo động mạch chủ 1 thì kèm theo chuyển gốc động mạch, phẫu thuật sửa toàn bộ cho bệnh lý thông sàn nhĩ thất toàn bộ-thất phải hai đường ra thể Fallot, phẫu thuật hợp lưu các mạch máu bàng hệ kèm theo vá thông liên thất và gắn ống nối thất phải-động mạch phổi 1 thì …). Tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau phẫu thuật tại Trung tâm rất khả quan (>90%) với tiên lượng lâu dài cho bệnh nhân rất tốt.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa

Phẫu thuật ít xâm lấn

Năm 2019 Trung tâm đã triển khai ứng dụng phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn qua đường ngực bên phải cho rất nhiều các em bé mắc những bệnh như thông liên thất, thông liên nhĩ hoặc thông sàn nhĩ thất bán phần, với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối (không có tử vong) và biến chứng rất thấp. Tất cả các em bé cũng như gia đình đều hoàn toàn hài lòng về phương pháp điều trị này nhờ tính an toàn và đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như đảm bảo gần như tuyệt đối không ảnh hưởng tới sự phát triển của lồng ngực và đặc biệt là sự phát triển của tuyến vú đối với trẻ nữ.

Phẫu thuật tim mất bao lâu

Hình ảnh có tính chất minh họa