Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Hãy cùng xem những ưu và nhược điểm ở từng độ tuổi mang thai khác nhau 20, 30, 40… để đi đến quyết định bạn sẽ có con khi nào. Tất cả các chuyên gia đều cho biết không có một đích thời gian cụ thể để xây dựng gia đình nhưng lại có những ưu nhược điểm khi bạn mang thai ở từng độ tuổi khác nhau. 

Dưới đây là những ưu nhược điểm của việc mang thai theo từng độ tuổi mà các chuyên gia đã thống kê được. Mời các bạn tham khảo trước khi quyết định bạn sẽ có con khi nào.

Đây là những năm tháng bạn dồi dào năng lượng nhất. Phụ nữ ở độ tuổi này có cơ hội thụ thai rất cao đến 20% số ngày trong tháng. Chính vì vậy, nếu bạn quyết định có thai ở độ tuổi này, vợ chồng bạn có thể hoàn toàn yên tâm vể khả năng thụ thai mà không mất nhiều thời gian trông ngóng ‘tin vui’. Sức khỏe của phụ nữ giai đoạn này cũng khá ổn định. Chỉ có một số ít nguy cơ bị tăng huyết áp trong thai kì.

Một số nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, độ tuổi mang thai của phụ nữ từ 20-24 cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến hơn một nửa so với phụ nữ tuổi 40. Đó là lý do vì sao mới đây Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đã đề nghị loại bỏ các thử nghiệm định kỳ về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ dưới 25 tuổi.

Bạn có cảm nhận thế nào về việc mang thai ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn? Một số phụ nữ ở độ tuổi này ban đầu đã rất mâu thuẫn trong tư tưởng khi phải bỏ cơ hội việc làm để có em bé. Theo tiến sĩ Diane Ross Glazer: “Mối quan tâm khác nữa ở phụ nữ độ tuổi này là vóc dáng cơ thể. Khi mang thai, hình ảnh của họ sẽ không còn được thon gọn như thời con gái.

Ngoài ra, phụ nữ ở lứa tuổi này mới chỉ quan tâm đến vấn đề hôn nhân và công việc chứ không để tâm lắm đến chuyện con cái”. Rủi ro cho bé tỷ lệ sảy thai với bà bầu độ tuổi 20-24 là khoảng 9,5% – thấp nhất trong mọi lứa tuổi mang thai. Thời điểm này, trứng của bạn rất dồi dào, vì vậy em bé sẽ ít có khả năng bị khuyết tật bẩm sinh như hội chứng down (tỷ lệ 1/1.667) và những bất thường ở các nhiễm sắc thể (tỷ lệ 1/526).

Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Độ tuổi mang thai và sinh con sớm thường gặp nhiều vấn đề về cuộc sống

Nếu bạn tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học thì khả năng thụ thai và sinh nở giai đoạn này là khá hoàn hảo. Ở độ tuổi mang thai này sau khi sinh con bạn cũng dễ dàng lấy lại vóc dáng như mong muốn. Tuy nhiên, xét về sức khỏe dài hạn, nếu bạn có thai ở độ tuổi 25-29, sau này rất dễ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự thay đổi nội tiết xảy ra trong thời gian rụng trứng (tăng estrogen và progesterone), sự kích thích buồng trứng và núi đôi hàng tháng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư này.

Ở độ tuổi này, bạn đã có những suy nghĩ khá chín chắn về một gia đình hạnh phúc với ngôi nhà và những đứa trẻ. Tình hình tài chính cũng khá ổn định và bạn có thể hoàn toàn yên tâm với vốn kiến thức trong tay để lên chức mẹ. Rủi ro cho bé Tỷ lệ sảy thai trong giai đoạn này chỉ là 10% (chỉ cao hơn một chút so với lứa tuổi 20-24). Khi bạn 25-29 tuổi, tỷ lệ thai nhi mắc hội chứ down là 1/1250 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/476.

Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 30, mức độ suy giảm càng tăng lên ở 5 năm tiếp theo. Tuy vậy, nếu bạn cần điều trị vô sinh cơ hội vẫn cao hơn những người phụ nữ ở những lứa tuổi sau.

Đối với phụ nữ ở độ tuổi mang thai dưới 35, tỉ lệ thành công từ thụ tinh trong ống nghiệm là 25-28%. Trong khi đối với những người trên 40 tuổi, tỷ lệ này giảm 6-8%.

Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng, việc mổ lấy thai thành công  ở phụ nữ độ tuổi này giảm 2 lần so với phụ nữ tuổi đầu 2. Dù vậy, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Những người phụ nữ ở độ tuổi 30-34 có ý thức đầy đủ về cuộc sống gia đình và thường rất dồi dào năng lượng để lo cho việc bầu bí và chăm sóc con. Tuy vậy, họ lại có nhược điểm là thường lo lắng thái quá dẫn đến hiện tượng stress trong cuộc sống. Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi này là 11,7%. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là 1/952 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/385.

Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Phụ nữ sinh con ở độ tuổi này có nhiều điều kiện và kinh nghiệm hơn các độ tuổi trước đó

Khả năng sinh sản của phụ nữ ngày càng giảm sau tuổi 35 và giảm mạnh nhất sau tuổi 38. Theo tiến sĩ Benjamin – giám đốc điều hành Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ: “sự suy giảm này xuất phát chủ yếu do trứng của phụ nữ đã bị lão hóa và họ thực sự khó khăn để thụ thai”.

Đối với độ tuổi 35, hầu hết các bác sĩ đều khuyên các cặp vợ chồng nên kiên trì chờ đợi tin vui trong khoảng 1 năm trước khi nghĩ đến các biện pháp điều trị vô sinh. Khoảng thời gian này giảm đi một nửa đối với phụ nữ trên 35 tuổi. “Vấn đề lớn nhất đối với các cặp vợ chồng vô sinh là trì hoãn điều trị bởi vì có tỷ lệ thành công khác biệt giữa phụ nữ tuổi 30 và tuổi 40. Trong thực tế, nhiều phòng khám vô sinh còn từ chối điều trị cho những người 39, 40 tuổi”, tiến sĩ Ruth Fretts cho biết. 

Độ tuổi mang thai từ 35-39 có nguy cơ mắc huyết áp cao trong thai kì cao hơn phụ nữ trẻ tuổi đến 2 lần. Đối với bệnh tiểu đường, họ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 2-3 lần so với phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt với những người đã béo từ trước đó.

Cơ hội thành công trong việc sinh nở của phụ nữ giai đoạn này cũng giảm 2 lần so với những người trẻ hơn. Khi bà bầu đau bụng đẻ quá hai giờ, các bác sĩ thường can thiệp bằng cách mổ lấy thai để không gây áp lực cho bà bầu và thai nhi, thông tin từ các bác sĩ khoa sản thuộc Đại học Y Dược New York.

Trong độ tuổi này, các thai phụ thường bị yêu cầu chọc ối hay các xét nghiệm tương tự để kiểm tra độ rủi ro nếu em bé mắc hội chứng Down hoặc chứng rối loại nhiễm sắc thể. Việc làm này thường gây tâm lý lo lắng và hoảng sợ cho bà bầu suốt thời kì mang thai. Bà bầu tuổi từ 35-39 thường xuyên đối mặt với tâm lý lo sợ này.

Khả năng sinh nhiều (chủ yếu là sinh đôi hoặc sinh ba) tăng đáng kể ở độ tuổi này. Nguyên nhân được cho là do những biến đổi nội tiết buồng trứng. Việc sinh đôi, sinh ba không thực sự tốt cho cả mẹ và bé trong tương lai. Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi trên 35 lên tới 18%. Tỷ lệ lưu thai, thai chết cũng tăng gấp đôi so với phụ nữ trẻ tuổi hơn mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ.

Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Trẻ em được sinh bởi bà mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn trẻ em khác

Một thông tin tốt lành cho bạn: nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những phụ nữ trên 40 tuổi sinh con mà không có sự can thiệp của các loại thuốc trợ sinh hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản sẽ sống lâu hơn những người bình thường.

Vì sao? Một giả thuyết giải thích rằng, estrogen vẫn còn sản xuất trong nhiều phụ nữ khỏe mạnh sẽ có tác dụng kích thích trái tim, xương và các cơ quan khác khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên chỉ có 1/100 phụ nữ ở độ tuổi 40-44 sinh con.

Cơ hội sinh con trong một tháng của phụ nữ trên 40 tuổi chỉ còn 5% (trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ 20-30 tuổi là 20%). Ngoài ra khi mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ thường đối mặt với triệu chứng mệt mỏi trầm trọng. Nếu bạn có thai trong độ tuổi này, bạn cũng rất dễ bị trĩ, áp lực lên bàng quang, sa mô trong tử cung và âm đạo, ngực chảy xệ hơn. Bạn có thể giảm thiểu những triệu chứng này bằng cách đảm bảo không tăng quá nhiều trọng lượng khi bầu bí và nên tập luyện những bài tập Kegel cho bà bầu.

Khi bạn đã 40 tuổi, chắc chắn bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc em bé nhưng ngược lại bạn rất dễ mắc chứng mệt mỏi đặc biệt sau khi sinh. Tâm lý của những người sinh con độ tuổi này thường lo lắng cho tương lai của con khi đã họ đã về già và cho đến khi bạn 60-70 tuổi, bạn vẫn phải lo lắng cho con cái. 

Khoảng 1/3 phụ nữ mang thai độ tuổi 40-44 đều bị sảy thai. Có rất nhiều lý do: Lúc này, trứng trong quá trình thụ tinh đã không còn chuẩn, nội mạc tử cung có thể không đủ dày, quá trình cung cấp máu cho tử cung không đủ để duy trì thai kì, những rủi ro của nhau thai… Em bé sinh ra bởi người mẹ hơn 40 tuổi cũng có nhiều khả năng trọng lượng thấp. Rủi ro do nhiễm sắc thể dị tật bẩm sinh cũng gia tăng mạnh đối với phụ nữ trên 40 tuổi. Tỷ lệ em bé mắc hội chứng down là 1/106, tỷ lệ bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/66.

Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Người mẹ lớn tuổi mang thai và sinh con có nhiều nguy cơ

Tỷ lệ phụ nữ có thai trong độ tuổi này là 0,03 và cơ hội điều trị vô sinh cũng giảm xuống đáng kể. Có thể thụ thai và nuôi dưỡng thai kì thành công trong độ tuổi này là một điều tuyệt vời. “Chúng ta đều biết, những câu chuyện thụ thai thành công ở phụ nữ độ tuổi này hầu hết là nhờ thụ tinh nhân tạo và đặc biệt trứng được cung cấp từ bên ngoài chứ không phải do cơ thể sản sinh ra”, tiến sĩ Younger cho hay. Một khi bạn đã thụ tinh nhân tạo, bạn sẽ phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và theo dõi sát sao của bác sĩ. Hầu hết những phụ nữ 44-49 tuổi mang thai đều phải trải qua các kì kiểm tra nghiêm ngặt với sức khỏe tim mạch và bệnh tiểu đường.

Hầu hết những phụ nữ trên 44 tuổi mang thai đều rất quan tâm đến sức khỏe của cả mẹ và bé với những rủi ro đã được cảnh báo. Đây cũng là những lo lắng chính đáng. Nếu bạn chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể yên tâm vào khả năng thành công đến khi em bé chào đời. 

Hơn một nửa số thai phụ 44-49 tuổi mang thai đều bị sảy (trước 20 tuần tuổi). Nguy cơ lưu thai cũng tăng gấp đôi so với phụ nữ độ tuổi 20-30. Những triệu chứng bất thường ở bộ nhiễm sắc thể cũng tăng đáng kể. Tỷ lệ em bé mắc hội chứng down là 1/30, tỷ lệ bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/21. Sự gia tăng rủi ro đến tuổi 49 có thể là 1/11 và 1/8.

Phụ nữ 50 tuổi có mang thai được không

Hơn một nửa số phụ nữ sảy thai khi mang thai ở độ tuổi này

Độ tuổi trung bình của phụ nữ mãn kinh là 51, nhưng thông thường xảy ra từ 45-55 tuổi. Phụ nữ độ tuổi này muốn có con hầu hết đều phải dựa vào thuốc hỗ trợ sinh sản, bổ sung nội tiết tố hoặc nhận trứng từ bên ngoài.

Phụ nữ trên 50 tuổi có thai thường có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh tăng huyết áp, bệnh thận, và các vấn đề nhau thai. Vì vậy cần phải được chăm sóc y tế vô cùng kỹ lưỡng.

Nếu bạn cần tư vấn các vấn đề liên quan đến độ tuổi mang thai, Bệnh viện Hồng Ngọc với 19 năm kinh nghiệm sản khoa sẽ giúp giải đáp những thắc mắc. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 024 7300 8866 ext 0 (Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) / 024 3927 5568 ext 0 (Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc đăng ký khám TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc