Phù thịnh không phù suy nghĩa là gì

19 Jul

Đúng là con người phải thay đổi theo hoàn cảnh. Trước kia mình là người thắng thắn rõ ràng, mình cũng tôn thờ chữ TÌNH và NGHĨA trong cả 3 phương diện tình cảm, cuộc sống và kinh doanh. Đem 2 từ NHÂN HẬU để đối đãi với cuộc đời. NHƯNG muôn đời vẫn là chữ nhưng, thời gian sóng gió vừa qua đã dạy cho mình rất nhiều điều:

Câu châm ngôn bất hủ " PHÒ THỊNH KHÔNG PHÒ SUY" mình sẽ nhớ mãi mãi trong từng giây, từng phút suốt cuộc đời sau này của mình. Khi hưng thịnh dồi dào, sức khỏe, hạnh phúc và tiền bạc…. mọi người sẽ phục tùng khen ngợi thậm chí ca tụng bạn VÀ quan trọng nhất là dừ lúc hưng thịnh bạn có tốt với mọi người bao nhiêu, hy sinh thế nào thì…. đến lúc SUY bạn sẽ nhận được…. sự quay lưng dè bỉu, đơn giản họ còn phải lo nồi cơm của họ. Tốt hơn một chút họ cũng giúp bạn với thái độ cực kỳ dè dặt, đơn giản bởi nếu thấy bạn ko gượng nổi là họ phải co giò chạy sợ chết chìm theo bạn. Cộng thêm bạn sẽ thấy vô vàn con chim đại bàng lượn lờ trên đầu chực chờ ăn xác chết bạn để lại. Họ sẽ nhân danh tình bạn, tình nghĩa họ hàng, người thân. Họ khoác áo của lòng nghĩa hiệp, của sự giúp đỡ…. nhưng vẫn là chữ nhưng chốt lại là họ sẽ ăn xác chết bạn để lại.

Kinh nghiệm rút ra sau chuỗi ngày khốn khổ vất vả vừa qua: Dù làm gì cũng luôn nhớ chuẩn bị cho mình một hậu phương vững chắc, đặc biệt về tiền bạc, để khi SUY không phải nhận sự thương hại của người khác, để những con diều hâu không có cơ hội ăn xác chết.

Nhưng dẫu thế nào mình sẽ không mất lòng tin vào 2 chữ TÌNH NGƯỜI bởi mình đã nhận được sự giúp đỡ tận tình nhất của những người chẳng giàu có gì, nơi đó vô cũng ấm áp.

TIỀN quả tình là vô cùng BẠC

Ngẩng mặt lên trời không thể không tặng một lời nguyền độc địa nhất cho kẻ đã mang dã tâm đẩy mình vào tình trạng này, kẻ mà mình đã dâng tặng sự hiếu kính, tôn trọng và cả một phần tiền tài……

Mình vẫn phải là mình, chẳng thể để cho cuộc đời và đồng tiền làm bạc đi niềm tin vào lòng NHÂN HẬU 

  • #1

Thằng em kết nghĩa 9x đời đầu cưới vợ. Vợ là gái Tuyên Quang, xinh xắn, lại có học thức. Cùng mừng cho thằng em, hai đứa đẹp đôi lắm. Ông bà già thằng em làm bên Tổng cục Du lịch. Cơ nhà nó to lắm. Có mấy cái nhà Hà Nội. Vợ chồng thằng em đúng là may mắn và hạnh phúc. Con một mà, được ông bà già chiều chuộng đủ đường. Thấy hơi ghen tị một chút...

Bất ngờ, ông già thằng em dính phốt. Phải ra tòa, chưa biết sẽ thế nào. Tài sản niêm phong, tiền bạc đội nón ra đi sạch sẽ. Mẹ thằng em sốc, tai biến, rồi nằm liệt giường. Thằng em từ 1 công tử danh gia vọng tộc, bỗng trở thành tay trắng và làm lại từ đầu. Con vợ gái Tuyên giở chứng, cãi nhau mấy bữa. Rồi vợ chồng chia tay.

Hôm rồi, anh em ngồi thịt chó Chiếu hoa tâm sự.
- Đcm con ml đó anh ơi! Nó yêu gì em. Nó yêu tiền nhà em thì có! Nhà em lụi rồi thì nó cũng tếch đi thôi. Giờ nó cặp với thằng trưởng phòng chỗ ngân hàng nó làm đó anh. May mà em chưa có con!
Chưa có con à, chả biết buồn hay vui. Tự nhiên thấy đắng lòng. Nghĩ thầm: Đời phù thịnh chứ ai phù suy đâu em! Tình yêu cũng không nằm ngoài quy luật đó.
__________
Ảnh minh họa
Nguồn: Xích xe tăng cân vành tầu hỏa - Voz

Phù thịnh không phù suy

Kinh nghiệm đúc rút ra từ một vị sếp cao niên:
Khi trong công ty, nếu giám đốc sắp về hưu. Mọi người chuẩn bị quà cáp, hết gói nọ đến gói kia thì không có nghĩa họ sẽ đi thăm giám đốc mà họ chuẩn bị đến nhà phó giám đốc thường trực.

Nguồn: sưu tầm

Bình luận Facebook

Điều hướng bài viết

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 隐私权政策
  • 隐私中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

(TG) - Lẽ đời xưa nay “Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”. Một khi cán bộ lãnh đạo mà ưa thích “lễ vật” nhiều, ham mê đắm chìm trong những lời “nói ngọt” thì dần dần đạo đức, nhân cách cũng sẽ bị “chênh chao, liêu xiêu” rồi “sập bẫy”, sa ngã lúc nào không hay.

Đời người mỗi lần được thăng quan tiến chức thì hầu như ai nấy đều vui cả. Riêng anh, sau khi được bổ nhiệm chức vụ mới, bỗng dưng trở nên nghiêm khắc với chính mình, với vợ con và đôi khi với cả người thân, bạn bè. Mà chức vụ của anh - như có người vẫn nói vui, dù không “quá to” để có thể “hét ra lửa” khiến người khác phải “rát mặt” nể sợ, nhưng “cái ghế” hiện anh ngồi cũng khối kẻ khát khao, thèm muốn!

Tôi với anh là đồng niên, đồng khóa, luôn tôn trọng, quý mến nhau vì hai người từng là thành viên chủ chốt trong câu lạc bộ sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học cách đây gần ba mươi năm. Tuy mỗi năm chỉ đôi lần gặp nhau, nhưng vẫn không quên liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày anh nhận quyết định bổ nhiệm, tôi gọi điện anh không bắt máy, nhưng khi nhắn tin chúc mừng, thì anh nhắn lại một câu có vẻ đầy tâm trạng: “Vui đấy mà cũng lo đấy, sợ đấy!”.

Khoảng nửa tháng sau có dịp gặp nhau, tôi hỏi: “Người ta lên chức thì hớn hở ra mặt. Còn cậu sao có vẻ đăm chiêu nhiều thế? Tôi còn phong thanh rằng, từ khi cậu lên làm cán bộ lãnh đạo, cấp dưới và nhân viên thấy cậu khó gần hơn trước. Lẽ nào cậu lại thay đổi nhanh thế?”.

Như khơi đúng nỗi lòng, anh chia sẻ những lời gan ruột: - Đúng là từ ngày lên chức, tôi trở nên khó tính hơn. Tôi khó tính với chính mình vì những “nỗi sợ” không tên. Sợ mình ở vị trí “đứng mũi chịu sào” không biết có đủ sức để chắc tay “cầm lái” hay không? Sợ mình ở vị trí “cầm cân nảy mực” không biết có đủ sự tỉnh táo, công tâm trong ứng xử, giải quyết đúng mực các mối quan hệ với đồng nghiệp hay không? Sợ mình có đủ cương trực, dũng cảm để lắng nghe những điều hay lẽ phải và ý kiến phê bình thẳng thắn của cấp dưới hay không. Sợ mình có đủ lòng tự trọng, sự minh mẫn cần thiết để tránh xa những “mỹ từ ngọt ngào” mà không ít nhân viên rất ưu ái dành cho lãnh đạo hay không? Sợ mình có nắm vững kỷ cương, quy chế lãnh đạo để không bị người này “chi phối”, người kia “can thiệp” hay không? Sợ mình có hiểu biết nguyên tắc tài chính để không nhắm mắt làm ngơ “ký đại” các khoản thu - chi của cơ quan hay không?

Nghe anh nói vậy, tôi giả bộ khích bác: - Có cứng mới đứng được đầu gió. Lo lắng, e sợ như thế thì bản lĩnh người lãnh đạo cậu để ở chỗ nào?

- Vậy theo cậu, bản lĩnh nhất của người cán bộ bây giờ là ở đâu?

- Ở sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của tập thể!

- Cậu nói không sai, vì nó đúng như sách vở. Bản lĩnh nhất của cán bộ lãnh đạo thời nay - theo tôi - là không bao giờ được phép dễ dãi, thỏa hiệp với những ham muốn tầm thường của bản thân. Vì khi đã giữ chức vụ lãnh đạo một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó, nếu ít thì cũng đôi ba chục cán bộ, nhân viên cấp dưới; nhiều thì có cả hàng trăm, hàng nghìn con người thuộc quyền quản lý của mình. Mà như cậu biết đấy, thói đời vốn thực dụng, người ta chỉ “phù thịnh” chứ mấy ai “phù suy”. Người xưa có câu “Lúc khó chẳng ai thèm nhìn/Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em”. Phần vì cả nể, phần vì muốn lấy lòng với cấp trên, phần khác cũng muốn có chút công danh, lợi lộc vun vén về mình mà một bộ phận cán bộ, nhân viên cấp dưới không chỉ “cưng chiều” lãnh đạo bằng những “món quà nhỏ gọi là của ít lòng nhiều” để biếu, tặng cấp trên vào những dịp lễ tết, hiếu hỉ; mà còn luôn nhã nhặn, nhún nhường nói với thủ trưởng những “lời có cánh”. Mà lẽ đời xưa nay “Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”. Một khi cán bộ lãnh đạo mà ưa thích “lễ vật” nhiều, ham mê đắm chìm trong những lời “nói ngọt” thì dần dần đạo đức, nhân cách cũng sẽ bị “chênh chao, liêu xiêu” rồi “sập bẫy”, sa ngã lúc nào không hay.

Nói đến đây, anh bộc bạch chân thành: - Tôi nhớ một câu châm ngôn, đại ý, khi đứng trên đỉnh núi cao, con người dễ trở nên mong manh nhất. Mong manh thì dễ ngã đổ, thậm chí bị vùi xuống vực sâu. Thế nên, tôi tự nhắc nhở, nhắn nhủ lòng mình rằng, muốn không bị “dòng đời” xô đẩy, quật ngã vào “cạm bẫy” lễ ngon lời ngọt, thì mình phải luôn khắc kỷ, tức là phải luôn nghiêm khắc với chính mình, tự kiểm soát, kiềm chế những ham muốn tầm thường, tự giác đưa mình vào khuôn khổ đạo đức. Có đạo đức thì mới giữ được vị thế nhân cách của mình trong tập thể, cộng đồng, xã hội và không bị người khác khinh thường, coi rẻ. Thế nên, tôi có nghiêm khắc với bản thân như vậy, bạn cũng đừng giận tôi nhé!.

Làm sao tôi lại giận một người bạn có suy nghĩ thấu đáo như thế!./.

Thiện Văn

_____________________________

(Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo số 9/2019)