Phương pháp xác định mức phản ứng của kiểu gen

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở cơ thể thực vật, người ta phải thực hiện các bước sau theo trình tự:

[3]. Tạo ra được các cây có cùng một kiểu gen

[1]. Trồng các cây trong những điều kiện môi trường khác nhau

[2]. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện tính trạng của cây

[4]. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể 

Chọn B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Gen [ADN] → mARN → Prôtêin → Tính trạng

- Quá trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối.

II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Ví dụ

- Ở thỏ:

+ Tại vị trí đầu mút cơ thể [tai, bàn chân, đuôi, mõm] có lông màu đen.

+ Ở những vị trí khác lông trắng muốt.

2. Giải thích

- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen.

- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng.

→ Làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen.

3. Kết luận

- Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.

III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN

1. Khái niệm

- Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 kiểu gen.

Kiểu gen + Môi trường → Kiểu hình

- Không có một gen hoạt động riêng rẽ mà hoạt động trong tế bào và tác động qua lại với nhau, với môi trường.

Ví dụ: Con tắc kè hoa:

+ Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây

+ Trên đá: màu hoa rêu của đá

+ Trên thân cây: da màu hoa nâu

2. Đặc điểm

- Có 2 loại mức phản ứng:

+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lượng [tính trạng đa gen] như năng suất, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng và sữa…

+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.

- Sinh vật càng có mức phản ứng rộng càng thích nghi rộng với môi trường, khả năng phân bố rộng; ngược lại, sinh vật càng có mức phản ứng hẹp càng kém thích nghi.

3. Phương pháp xác định mức phản ứng

- Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 kiểu gen. Đưa vào các môi trường khác nhau để nghiên cứu đặc điểm biểu hiện [mức phản ứng gen với môi trường] của tính trạng trong các môi trường.

- Thường dễ áp dụng với thực vật, vi sinh vật. Ví dụ, với cây sinh sản sinh dưỡng, có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng.

- Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu mức phản ứng: Tìm được kiểu hình mong muốn từ kiểu gen, có biện pháp chăm sóc thích hợp.

- Kết luận:

+ Giống tốt và kĩ thuật tốt sẽ năng suất cao.

+ Tùy vào điều kiện giống và môi trường có thể tiến hành cải tiến giống hay môi trường để cho năng suất cao.

4. Sự mềm dẻo về kiểu hình

- Khái niệm: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình [thường biến].

- Đặc điểm:

+ Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.

+ Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.

- Ý nghĩa: Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường [do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với môi trường].


Page 2

SureLRN

Sinh Học Lớp 12 – Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối

Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Kiểu hình là kết quả tương tác của kiểu gen và môi trường.

Ví dụ:

Cáo bắc cực biến đổi màu lông theo mùa

mùa hè                                                  mùa đông

  • Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Hymalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm tú cầu phụ thuộc pH của đất. ⇒ Kiểu hình bị chi phối bởi môi trường
  • Ví dụ: Năng suất [kiểu hình] của một giống lúa bất kỳ bị chi phối bởi cả giống [kiểu gen] và kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc [môi trường]

Những biến đổi ở kiểu hình trong đời cá thể do ảnh hưởng của môi trường, không do biến đổi trong kiểu gen được gọi là thường biến. Tuy thường biến không được di truyền nhưng nhờ nó mà cơ thể có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường

  • Ví dụ: những cây môn, cây ráy nếu trồng ở nơi ít nước, khô hạn thì lá sẽ nhỏ còn nếu trồng nơi mát mẻ ẩm ướt thì lá và thân sẽ rất to → thường biến

Là Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của một KG

Ví dụ: Tập hợp những kiểu hình của một con tắc kè tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng

  • Do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng
  • Di truyền được vì do KG quy định
  • Thay đổi theo từng loại tính trạng

Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể SV có cùng 1 kiểu gen, theo dõi đặc điểm của chúng trong những điều kiện môi trường khác nhau

Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về kiểu hình [hay còn gọi là thường biến]

Ví dụ:

giống hoa trắng thuần chủng [aa]

giống hoa đỏ thuần chủng [AA]

  • Nguyên nhân: Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường
  • Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định
  • Đặc điểm: Có tính đồng loạt, theo hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường, không di truyền

Giống → kỹ thuật → năng suất

  • Đẩy mạnh việc thực hiện: chọn, cải tạo và lai giống
  • Tăng cường các biện pháp kỹ thuật xử lí, chăm sóc, phòng trừ bệnh,…
  • Xác định thời gian thu hoạch

Câu 1: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do

A. Sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định

B. Sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn

C. Sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn

D. Sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định

Câu 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?

A. Tác động của con người.

B. Điều kiện môi trường

C. Kiểu gen của cơ thể

D. Kiểu hình của cơ thể

Câu 3: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Kiểu gen và môi trường

B. Điều kiện môi trường sống

C. Quá trình phát triển của cơ thể

D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền

Câu 4: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?

A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thânB. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắngC. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đenD. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân

Câu 5: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào

A. Hàm lượng phêninalanin có trong máu

B. Hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn

C. Khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin

D. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não

Đáp án:

1. A

2. C

3. A

4. D

5. A

//local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=1090472975691668425

//hochay.com/sinh-hoc-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-sinh-hoc-lop-12-hochay-850.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :]

Video liên quan