Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

Câu hỏi: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(etylen terephtalat)

B. Protein

C. Nilon-6,6

D. Poli(vinyl clorua)

Lời giải

Poli (etylen terephtalat), protein, nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

Poli (vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Đáp án D

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết kiến thức về Polime nhé!

I. Khái niệm, phân loại và danh pháp 

1. Khái niệm 

- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.

 - Công thức tổng quát: (A)n trong đó:

+ n: là hệ số trùng hợp, hệ số polime hóa, độ polime hóa.

+ A là mắt xích.

- Tên polime = Poli + tên monome.

2. Phân loại

a. Theo nguồn gốc

- Polime thiên nhiên (có sẵn trong thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột, protein, cao su thiên nhiên, xenlulozơ..):

- Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (nguyên liệu tổng hợp có sẵn trong tự nhiên: tơ visco, tơ axetat, tơ đồng - amoniac, xenlulozơ trinitrat điều chế từ xenlulozơ).

- Polime tổng hợp (nguyên liệu không có sẵn phải tổng hợp nên).

b. Theo cấu trúc 

- Mạch thẳng (hầu hết polime).

- Mạch nhánh (rezol, amilopectin, glicogen…).

- Mạng không gian (rezit hay bakelit, cao su lưu hóa).

Chú ý phân biệt mạch polime chứ không phải mạch cacbon. 

c. Theo phương pháp điều chế

* Polime trùng hợp 

- Trùng hợp là phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành polime.

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có chứa liên kết bội hoặc vòng không bền (caprolactam).

* Piolime trùng ngưng 

- Trùng ngưng là phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành polime đồng thời có giải phóng các phân tử chất vô cơ đơn giản như H2O.

- Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng ngưng: trong phân tử phải có 2 nhóm chức trở lên có khả năng tham gia phản ứng: -OH, -COOH, -NH2 (trừ HCHO và phenol).

II. Tính chất của Polime

1. Tính chất vật lý

Hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, đa số không tan trong dung môi thường.

2. Tính chất hóa học 

Tham gia các phản ứng cắt mạch (n giảm), khâu mạch (n tăng) hoặc giữ nguyên mạch.

III. Một số Polime quan trọng được dùng làm chất dẻo

1. Polietilen (PE)                             

nCH2=CH2 → (-CH2-CH­2-)n

2. Polipropilen (PP)                         

nCH2=CH-CH3 → (-CH2-CH(CH3)-)n

3. Polimetylmetacrylat (PMM) 

nCH2=C(CH3)-COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

4. Polivinyl clorua (PVC)                  

nCH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n

5. Polistiren (PS)                               

nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n

6. Nhựa phenolfomanđehit (nhựa bakelit) PPF

Gồm ba loại novolac, rezol và rezit. Chúng ta thường quan tâm đến novolac:

Nhựa rezol     

Phản ứng điều chế nhựa novolac và rezol

IV. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp 

1. Nilon-6,6

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-)n + 2nH2O

               hexametylenđiamin       axit ađipic

2. Tơ capron

     Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.

3. Tơ enang

nH2N-(CH2)6-COOH → (-NH-(CH2)6-CO-)n + nH2O

4. Tơ lapsan  

nHO-CH2-CH2-OH + nHOOC-C6H4-COOH → -(-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-)-n + 2nH2O

                      etilenglicol            axit terephtalic

5. Tơ nitron hay tơ olon  

nCH2=CH-CN → (-CH2-CH(CN)-)n

V. Một số loại cao su

1. Cao su BuNa

nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n (Na, t0, p)

2. Cao su isopren

nCH2=C(CH3)-CH=CH2 → (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n (xt, t0, p)

3. Cao su BuNa - N

nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-)n (xt, t0, p)

4. Cao su BuNa - S

nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n (xt, t0, p)

5. Cao su cloropren

nCH2=CCl-CH=CH2 → (-CH2-CCl=CH-CH2-)n (xt, t0, p)

6. Cao su thiên nhiên

VI. Một số loại keo dán 

1. Nhựa vá săm

2. Keo epoxi

3. Keo ure-fomandehit

nNH2-CO-NH2 + nCH2O → nNH2-CO-NH-CH2OH → -(-NH-CO-NH-CH2-)-n + nH2O

4. Hồ tinh bột

VI. Cách điều chế Polyme

Có thể điều chế polime bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Phản ứng trùng hợp Polyme

- Trùng hợp là quá trình kết  hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime)

- Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội (như CH2=CH2,CH2=CHC6H5,CH2=CH−CH=CH2) hoặc vòng kém bền như:

Phản ứng trùng ngưng Polyme

- Khi đun nóng, các phân tử axit ϵ–aminocaproic kết hợp với nhau tạo ra policaproamit và giải phóng những phân tử nước

- Khi đun nóng hỗn hợp axit terephtalic và etylen glicol, ta thu được một polieste gọi là poli (etylen-terephtalat) đồng thời giải phóng những phân tử nước:

Các phản ứng trên gọi là phản ứng trùng ngưng.

- Vậy trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O,…)

- Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng: Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.

Với giải bài 2 trang 64 sgk Hóa học lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Hóa 12 Bài 13: Đại cương về polime

Video Giải Bài 2 trang 64 Hóa học 12

Bài 2 trang 64 Hóa học 12: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(vinyl clorua).

B. Polisaccarit.

C. Protein.

D. Nilon- 6,6.

Lời giải:

Đáp án A

Poli(vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp vinyl clorua.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 64 Hóa 12: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột...

Bài 3 trang 64 Hóa 12: Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome...

Bài 4 trang 64 Hóa 12: Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome...

Bài 5 trang 64 Hóa 12: Từ các sản phẩm hóa dầu (C6H6 và CH2=CH2) có thể tổng hợp được polistiren...

Bài 6 trang 64 Hóa 12: Hệ số polime hóa là gì...

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây?

Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

Các chất đều không bị thuỷ phân trong dd H2SO4 loãng nóng là:

Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Polime được sử dụng để sản xuất